Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc lại gần đảo tranh chấp
Đây là lần đầu tiên một tàu hải quân Trung Quốc lại gần khu vực mà Tokyo cho là lãnh hải của Nhật Bản
Nhật Bản ngày 9/6 đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Tokyo đến để bày tỏ quan ngại về việc lần đầu tiên một tàu hải quân Trung Quốc lại gần khu vực mà Nhật cho là lãnh hải của mình trên biển Hoa Đông.
Hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nhật cho biết tàu hải quân Trung Quốc đã đi vào khu vực nói trên sau nửa đêm ngày 8/6. Đây là khu vực gần kề với khu vực mà Nhật Bản xem là lãnh hải của mình xung quanh quần đảo tranh chấp được Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Vụ việc này có thể sẽ gây trở ngại cho quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hai cường quốc kinh tế lớn nhất châu Á, sau những tín hiệu cải thiện của mối quan hệ này trong thời gian gần đây. Mấy năm qua, quan hệ Bắc Kinh-Tokyo đã xấu đi do những bất đồng về lịch sử thời chiến tranh và tranh chấp lãnh thổ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Akitaka Saiki đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Tokyo vào lúc khoảng 2 giờ sáng ngày 9/6 theo giờ Tokyo để “bày tỏ quan ngại sâu sắc” và hối thúc tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực nói trên - Bộ Ngoại giao Nhật cho biết.
Khoảng một giờ đồng hồ sau đó, con tàu khu trục cỡ nhỏ của Trung Quốc đã rời đi và di chuyển về phía Bắc.
Tàu tuần tra của Trung Quốc thi thoảng vẫn lại gần hoặc đi vào khu vực mà Tokyo cho là lãnh hải Nhật. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một tàu hải quân Trung Quốc lại gần khu vực này.
Vào cùng thời điểm xảy ra vụ việc trên, 3 chiến hạm Nga đã lại gần vùng biển mà Nhật Bản coi là lãnh hải của nước này - Bộ Quốc phòng Nhật cho hay. Hiện cơ quan này đang điều tra xem liệu hành động của tàu Nga và tàu Trung Quốc có liên quan gì đến nhau không.
Tuy nhiên, không có con tàu nào trong số các tàu nước ngoài nói trên xâm phạm lãnh hải Nhật, Tokyo cho biết.
Hiện Bắc Kinh chưa lên tiếng về vụ việc này. Tuy nhiên, trước đây, Trung Quốc từng cảnh báo Nhật không nên có bất kỳ hành động “gây hấn” nào về vấn đề quần đảo tranh chấp. Năm ngoái, tàu Trung Quốc từng di chuyển gần quần đảo này.
Nhật Bản trước đây cũng từng nói với Trung Quốc rằng bất kỳ tàu hải quân nước ngoài nào xâm nhập vào lãnh hải Nhật không phải vì “vô tình đi lạc” sẽ bị tàu hải quân Nhật buộc phải rời đi.
Hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nhật cho biết tàu hải quân Trung Quốc đã đi vào khu vực nói trên sau nửa đêm ngày 8/6. Đây là khu vực gần kề với khu vực mà Nhật Bản xem là lãnh hải của mình xung quanh quần đảo tranh chấp được Tokyo gọi là Senkaku còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
Vụ việc này có thể sẽ gây trở ngại cho quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, hai cường quốc kinh tế lớn nhất châu Á, sau những tín hiệu cải thiện của mối quan hệ này trong thời gian gần đây. Mấy năm qua, quan hệ Bắc Kinh-Tokyo đã xấu đi do những bất đồng về lịch sử thời chiến tranh và tranh chấp lãnh thổ.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Akitaka Saiki đã triệu đại sứ Trung Quốc tại Tokyo vào lúc khoảng 2 giờ sáng ngày 9/6 theo giờ Tokyo để “bày tỏ quan ngại sâu sắc” và hối thúc tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực nói trên - Bộ Ngoại giao Nhật cho biết.
Khoảng một giờ đồng hồ sau đó, con tàu khu trục cỡ nhỏ của Trung Quốc đã rời đi và di chuyển về phía Bắc.
Tàu tuần tra của Trung Quốc thi thoảng vẫn lại gần hoặc đi vào khu vực mà Tokyo cho là lãnh hải Nhật. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một tàu hải quân Trung Quốc lại gần khu vực này.
Vào cùng thời điểm xảy ra vụ việc trên, 3 chiến hạm Nga đã lại gần vùng biển mà Nhật Bản coi là lãnh hải của nước này - Bộ Quốc phòng Nhật cho hay. Hiện cơ quan này đang điều tra xem liệu hành động của tàu Nga và tàu Trung Quốc có liên quan gì đến nhau không.
Tuy nhiên, không có con tàu nào trong số các tàu nước ngoài nói trên xâm phạm lãnh hải Nhật, Tokyo cho biết.
Hiện Bắc Kinh chưa lên tiếng về vụ việc này. Tuy nhiên, trước đây, Trung Quốc từng cảnh báo Nhật không nên có bất kỳ hành động “gây hấn” nào về vấn đề quần đảo tranh chấp. Năm ngoái, tàu Trung Quốc từng di chuyển gần quần đảo này.
Nhật Bản trước đây cũng từng nói với Trung Quốc rằng bất kỳ tàu hải quân nước ngoài nào xâm nhập vào lãnh hải Nhật không phải vì “vô tình đi lạc” sẽ bị tàu hải quân Nhật buộc phải rời đi.