Nhật ký nghị trường: Tiến thoái lưỡng nan
Liệu có khả năng phần biểu quyết thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ diễn ra vào phiên bế mạc của kỳ họp sau?
Sớm 19/6, Quốc hội chuẩn bị thảo luận về dự án Luật Việc làm, câu chuyện bên tách trà, ly cà phê đã chứa đựng cả buồn lẫn vui khi nhìn lại một kỳ họp kéo dài 5 tuần đằng đẵng.
Hỏi đại biểu về thông tin liên quan tới quyết định có trình thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào phiên bế mạc như đã định hay không, nhà sử học Dương Trung Quốc nói “tôi rất ủng hộ việc chưa thông qua tại kỳ họp này”.
“Sáng nay, dân khiếu kiện về đất đai vẫn tìm đến nhà tôi”, ông Quốc rầu giọng.
Mà cũng không phải đến hôm nay, ngay từ đầu kỳ họp, đã hơn một lần, trong câu chuyện với báo chí bên hành lang Quốc hội, “ông nghị” đã có ba nhiệm kỳ làm đại biểu của dân ở cơ quan quyền lực cao nhất này tỏ rõ sự lo lắng về việc sửa Luật Đất đai.
“Cách đây 10 năm tôi cũng được tham gia sửa luật này, và những vấn đề ngày nay trở thành vấn nạn được các đại biểu mổ xẻ cả ngày 17/6 vừa qua thì đã được nói từ ngày đó rồi. 4 năm liên tục gần đây, Quốc hội luôn đặt vấn đề sửa Luật Đất đai, đủ thấy vấn đề rất bức xúc, nhưng đến bây giờ khi thời hạn giao đất nông nghiệp sẽ hết hạn vào ngày 15/10/2013 mới sửa, chứng tỏ là sự chuẩn bị thiếu chu đáo”, ông Quốc nói.
Một vị đại biểu khác, trong câu chuyện sáng 19/6 cho rằng, sẽ chưa thể giải quyết được vấn đề khi chưa nhìn thẳng vào sự thật, là nhiều người dân bức xúc do chênh lệch địa tô không được xử lý và nhiều cán bộ giàu lên từ đất.
Vị khác cho rằng, khi chưa có cơ chế để trưng cầu dân ý về những vấn đề cốt lõi, quan trọng thì chưa nên vội thông qua dự án luật như đã trình Quốc hội.
Ngày 17/6 vừa qua, phát biểu sau cùng sau khi đã nghe 44 ý kiến thảo luận tại hội trường, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, ông Lê Đình Khanh nhấn mạnh rằng, Luật Đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, liên quan đến mọi cơ quan, tổ chức và trực tiếp đến đời sống của mọi người dân, nếu dự thảo sửa đổi không cân nhắc kỹ thì hậu quả sẽ khó lường.
“Vì vậy trong khi còn một số nội dung quan trọng có ý kiến trái chiều và chưa thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 thì cần tiếp tục lấy ý kiến nhân dân để xem xét thông qua sau khi đã thông qua Hiến pháp sửa đổi”, ông Khanh đề nghị.
Xem ra, việc sửa Luật Đất đai đúng là vẫn còn ở thế tiến thoái lưỡng nan.
Trong phát biểu kết thúc, điểm danh những vấn đề còn tranh cãi nhiều chiều, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chốt lại là, “đối với những vấn đề quan trọng còn có ý kiến khác nhau, sẽ gửi phiếu xin ý kiến của các đại biểu Quốc hội, để làm cơ sở cho việc chỉnh lý dự thảo luật và sẽ báo cáo lại Quốc hội xem xét quyết định”.
Vào sáng hôm sau, giải trình, tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh , Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định, việc đưa dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào chương trình thông qua tại kỳ họp này là thực hiện đúng nghị quyết của Quốc hội.
Còn về mặt nội dung, dự án luật đã được hoàn thiện trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 và ý kiến nhân dân, đồng thời bám sát với những tư tưởng, quan điểm lớn của Đảng được thể hiện trong các nghị quyết và dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã tính đến phương án “trong trường hợp sau khi thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) mà Quốc hội quyết định chưa thông qua tại kỳ họp này thì đề nghị Quốc hội cho đưa dự án vào chương trình xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6”.
Ngày 19/6, trong 13 vấn đề được thể hiện tại phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án luật có quy định về sở hữu và có cả phương án về thời điểm thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2013. Một số vị đại biểu cho biết đã đồng ý với phương án này.
Theo nghị trình thì việc biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ diễn ra ngay mở đầu phiên bế mạc kỳ họp thứ 5 của Quốc hội vào chiều 21/6 tới đây. Điều này cũng nói lên tầm quan trọng và sự quan tâm của cử tri với nội dung này, bởi không mấy khi việc thông qua một dự án luật lại diễn ra tại phiên bế mạc.
Nhưng với tình thế hiện nay, liệu có khả năng phần biểu quyết thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ diễn ra vào phiên bế mạc của kỳ họp sau?
Hỏi đại biểu về thông tin liên quan tới quyết định có trình thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào phiên bế mạc như đã định hay không, nhà sử học Dương Trung Quốc nói “tôi rất ủng hộ việc chưa thông qua tại kỳ họp này”.
“Sáng nay, dân khiếu kiện về đất đai vẫn tìm đến nhà tôi”, ông Quốc rầu giọng.
Mà cũng không phải đến hôm nay, ngay từ đầu kỳ họp, đã hơn một lần, trong câu chuyện với báo chí bên hành lang Quốc hội, “ông nghị” đã có ba nhiệm kỳ làm đại biểu của dân ở cơ quan quyền lực cao nhất này tỏ rõ sự lo lắng về việc sửa Luật Đất đai.
“Cách đây 10 năm tôi cũng được tham gia sửa luật này, và những vấn đề ngày nay trở thành vấn nạn được các đại biểu mổ xẻ cả ngày 17/6 vừa qua thì đã được nói từ ngày đó rồi. 4 năm liên tục gần đây, Quốc hội luôn đặt vấn đề sửa Luật Đất đai, đủ thấy vấn đề rất bức xúc, nhưng đến bây giờ khi thời hạn giao đất nông nghiệp sẽ hết hạn vào ngày 15/10/2013 mới sửa, chứng tỏ là sự chuẩn bị thiếu chu đáo”, ông Quốc nói.
Một vị đại biểu khác, trong câu chuyện sáng 19/6 cho rằng, sẽ chưa thể giải quyết được vấn đề khi chưa nhìn thẳng vào sự thật, là nhiều người dân bức xúc do chênh lệch địa tô không được xử lý và nhiều cán bộ giàu lên từ đất.
Vị khác cho rằng, khi chưa có cơ chế để trưng cầu dân ý về những vấn đề cốt lõi, quan trọng thì chưa nên vội thông qua dự án luật như đã trình Quốc hội.
Ngày 17/6 vừa qua, phát biểu sau cùng sau khi đã nghe 44 ý kiến thảo luận tại hội trường, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, ông Lê Đình Khanh nhấn mạnh rằng, Luật Đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, liên quan đến mọi cơ quan, tổ chức và trực tiếp đến đời sống của mọi người dân, nếu dự thảo sửa đổi không cân nhắc kỹ thì hậu quả sẽ khó lường.
“Vì vậy trong khi còn một số nội dung quan trọng có ý kiến trái chiều và chưa thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 thì cần tiếp tục lấy ý kiến nhân dân để xem xét thông qua sau khi đã thông qua Hiến pháp sửa đổi”, ông Khanh đề nghị.
Xem ra, việc sửa Luật Đất đai đúng là vẫn còn ở thế tiến thoái lưỡng nan.
Trong phát biểu kết thúc, điểm danh những vấn đề còn tranh cãi nhiều chiều, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chốt lại là, “đối với những vấn đề quan trọng còn có ý kiến khác nhau, sẽ gửi phiếu xin ý kiến của các đại biểu Quốc hội, để làm cơ sở cho việc chỉnh lý dự thảo luật và sẽ báo cáo lại Quốc hội xem xét quyết định”.
Vào sáng hôm sau, giải trình, tiếp thu ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh , Ủy ban Thường vụ Quốc hội khẳng định, việc đưa dự án Luật Đất đai (sửa đổi) vào chương trình thông qua tại kỳ họp này là thực hiện đúng nghị quyết của Quốc hội.
Còn về mặt nội dung, dự án luật đã được hoàn thiện trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 và ý kiến nhân dân, đồng thời bám sát với những tư tưởng, quan điểm lớn của Đảng được thể hiện trong các nghị quyết và dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã tính đến phương án “trong trường hợp sau khi thảo luận về dự án Luật Đất đai (sửa đổi) mà Quốc hội quyết định chưa thông qua tại kỳ họp này thì đề nghị Quốc hội cho đưa dự án vào chương trình xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6”.
Ngày 19/6, trong 13 vấn đề được thể hiện tại phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau của dự án luật có quy định về sở hữu và có cả phương án về thời điểm thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm 2013. Một số vị đại biểu cho biết đã đồng ý với phương án này.
Theo nghị trình thì việc biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ diễn ra ngay mở đầu phiên bế mạc kỳ họp thứ 5 của Quốc hội vào chiều 21/6 tới đây. Điều này cũng nói lên tầm quan trọng và sự quan tâm của cử tri với nội dung này, bởi không mấy khi việc thông qua một dự án luật lại diễn ra tại phiên bế mạc.
Nhưng với tình thế hiện nay, liệu có khả năng phần biểu quyết thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ diễn ra vào phiên bế mạc của kỳ họp sau?