Nhật ký nghị trường: Tôi, và chúng ta
Hai ngày rưỡi dành cho chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội thứ 5 đã kết thúc vào chiều 14/6
Hai ngày rưỡi dành cho chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội thứ 5 đã kết thúc vào lúc 17h kém 10 phút chiều 14/6, khi nắng nóng vẫn hầm hập.
Đăng đàn với trọng trách thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Chủ tịch Quốc hội nhận xét là đã trả lời rất cặn kẽ và rất thẳng thắn.
Còn với các vị đại biểu, ý kiến cũng nhiều chiều.
Nhấn nút đăng ký chất vấn khá sớm, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng, đại biểu Lê Như Tiến đặt vấn đề: là người được giao chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực nóng và Phó thủ tướng đang ngồi trên ghế nóng, với trách nhiệm cá nhân Phó thủ tướng đã đề ra những ý tưởng đột phá gì để xử lý các vụ tham nhũng, các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân đang tồn đọng từ nhiều năm nay mà như nhiều cử tri và đại biểu Quốc hội cho rằng không chỉ tồn đọng các vụ việc mà chính là tồn kho giải pháp đang nợ đọng trách nhiệm và vơi hụt lòng tin của một số cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương?
Trong câu trả lời, Phó thủ tướng sử dụng nhiều cụm từ “chúng tôi”, “chúng ta”.
Lần thứ hai đứng dậy, đại biểu Lê Như Tiến nói, "bản chất của chất vấn là xác định trách nhiệm cá nhân, và tôi xin Phó thủ tướng sử dụng từ "tôi" thay cho từ "chúng ta" để không làm mờ nhòe trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm của tập thể thường trực Chính phủ".
"Từ khi nhận trọng trách này Phó thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo, xử lý đưa ra ánh sáng bao nhiêu vụ tham nhũng điển hình? Giải quyết dứt điểm bao nhiêu vụ khiếu nại, tố cáo của công dân tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đông người, vượt cấp và bài học nào là tâm đắc sâu sắc đắt giá nhất cả thành công và chưa thành công mà Phó thủ tướng rút ra từ quá trình chỉ đạo các vụ việc nóng, nhạy cảm và phức tạp?", ông Tiến tiếp tục chất vấn.
Ở phần trả lời với khá nhiều thông tin cụ thể, Phó thủ tướng cho hay, “khi Thủ tướng là Trưởng ban, tôi là Phó ban thì đã tiến hành chỉ đạo rất quyết liệt công tác phòng, chống tham nhũng , chủ yếu là xây dựng thể chế, đôn đốc kiểm tra và cũng đã xử lý được một số vụ việc nổi cộm một cách cương quyết, đúng pháp luật”.
Dẫn nhiều con số cho thấy chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực được giao phụ trách, ông Phúc trả lời đại biểu Tiến rằng, "bài học sâu sắc là tâm huyết, chịu trách nhiệm trước những vấn đề mình quyết định, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng những vấn đề mình được phân công".
Nhận xét Phó thủ tướng trả lời thẳng vào vấn đề, không quanh co, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Hồ Trọng Ngũ bình luận, “anh Tiến đặt câu hỏi không chính xác, vì Phó thủ tướng thay mặt Chính phủ trả lời chất vấn”.
Góc hành lang khác, trao đổi với báo chí, đại biểu Tiến vẫn nhấn lại chữ đột phá trong chất vấn và nói rằng ông chờ một câu trả lời cụ thể hơn. Bởi, "những vấn đề chung thì Phó thủ tướng thay mặt Chính phủ trả lời nhưng có chất vấn đại biểu Phó thủ tướng với tư cách người được giao phụ trách lĩnh vực này thì phải trả lời với trách nhiệm cá nhân chứ không phải là thay mặt", ông Tiến tiếp tục giữ quan điểm.
Có thể còn khác nhau về cách thể hiện, song quan điểm chất vấn xác định trách nhiệm cá nhân cũng được nhiều đại biểu đồng tình.
Nhấn nút trao đổi thêm sau khi nghe trả lời về xử lý hiện tượng bảo kê vi phạm pháp luật và tội phạm và trách nhiệm trong quản lý kinh doanh xăng dầu, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga kiến nghị, xác định trách nhiệm cá nhân là phải có địa chỉ và có con số rõ ràng.
Đề nghị được bà Nga đưa ra là Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an vào kỳ họp cuối năm báo cáo Quốc hội rõ đã xử lý được những ai trong lãnh đạo chính quyền và trưởng công an, xử lý bằng những hình thức gì về việc để tội phạm tệ nạn xã hội lộng hành ở một số địa phương.
Trong lĩnh vực xăng dầu, đại biểu Nga cũng đề nghị Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương xác định trách nhiệm của những cá nhân trong việc để hàng ngàn cây xăng đặt giữa các khu dân cư trong cả nước, trong đó có nhiều cây xăng không có giấy phép kinh doanh.
Vẫn mạch chất vấn, một vị đại biểu khác kể, ông hết sức ngỡ ngàng khi gửi văn bản chất vấn một vị trưởng ngành và nhận được văn bản trả lời do cấp phó của vị này ký.
Ngay lập tức ông đã yêu cầu khắc phục, vì “tôi chất vấn người đứng đầu, chứ không chất vấn tập thể lãnh đạo”.
Ông cũng cho rằng, nhiều đại biểu chưa dùng hết quyền của mình, nhất là trong chất vấn để làm rõ trách nhiệm cá nhân. Ngược lại, một số vị có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu cũng chưa hiểu hết trách nhiệm. Nên không chỉ để cấp phó ký văn bản trả lời mà còn “ngâm” văn bản chất vấn hàng năm không có hồi âm, dù đã được đôn đốc nhiều lần.
Nhưng, cũng vẫn là câu chuyện “tôi và chúng ta”, ở kỳ họp trước, một vị đại biểu chất vấn Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã khá hài lòng khi văn bản trả lời viết rất rõ “tôi đã chỉ đạo xử lý”. Trong khi đại từ nhân xưng “tôi” mà ông sử dụng rất hiếm khi xuất hiện ở các văn bản khác, dù câu hỏi của đại biểu luôn có địa chỉ là người đứng đầu. Và sau khi chuyển câu trả lời cho người chất vấn, Phó thủ tướng còn hỏi lại xem nội dung như vậy đã rõ, đã trúng hay chưa.
Dù sao, chất vấn luôn là đề tài dăm người mười ý. Ví như hôm 13/6, khá nhiều vị đại biểu “tín nhiệm cao” người điều hành. Thì sang đến hôm sau, lại có ý kiến cho rằng ông kết luận vẫn hơi dài và đôi chỗ còn cảm tính.
Nhưng, chiều 14/6 thì Chủ tịch đã thêm một lần “ghi điểm” khi mời Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trả lời đại biểu về hiệu quả của các dự án bauxite thay cho chủ đầu tư dự án - người được Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất, bởi “chủ đầu tư nói thì không khách quan”.
Trách nhiệm, đặc biệt là giải trình trách nhiệm trước Quốc hội, cũng phải đúng người đúng việc.
Đăng đàn với trọng trách thay mặt Chính phủ phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Chủ tịch Quốc hội nhận xét là đã trả lời rất cặn kẽ và rất thẳng thắn.
Còn với các vị đại biểu, ý kiến cũng nhiều chiều.
Nhấn nút đăng ký chất vấn khá sớm, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng, đại biểu Lê Như Tiến đặt vấn đề: là người được giao chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực nóng và Phó thủ tướng đang ngồi trên ghế nóng, với trách nhiệm cá nhân Phó thủ tướng đã đề ra những ý tưởng đột phá gì để xử lý các vụ tham nhũng, các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân đang tồn đọng từ nhiều năm nay mà như nhiều cử tri và đại biểu Quốc hội cho rằng không chỉ tồn đọng các vụ việc mà chính là tồn kho giải pháp đang nợ đọng trách nhiệm và vơi hụt lòng tin của một số cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương?
Trong câu trả lời, Phó thủ tướng sử dụng nhiều cụm từ “chúng tôi”, “chúng ta”.
Lần thứ hai đứng dậy, đại biểu Lê Như Tiến nói, "bản chất của chất vấn là xác định trách nhiệm cá nhân, và tôi xin Phó thủ tướng sử dụng từ "tôi" thay cho từ "chúng ta" để không làm mờ nhòe trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm của tập thể thường trực Chính phủ".
"Từ khi nhận trọng trách này Phó thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo, xử lý đưa ra ánh sáng bao nhiêu vụ tham nhũng điển hình? Giải quyết dứt điểm bao nhiêu vụ khiếu nại, tố cáo của công dân tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đông người, vượt cấp và bài học nào là tâm đắc sâu sắc đắt giá nhất cả thành công và chưa thành công mà Phó thủ tướng rút ra từ quá trình chỉ đạo các vụ việc nóng, nhạy cảm và phức tạp?", ông Tiến tiếp tục chất vấn.
Ở phần trả lời với khá nhiều thông tin cụ thể, Phó thủ tướng cho hay, “khi Thủ tướng là Trưởng ban, tôi là Phó ban thì đã tiến hành chỉ đạo rất quyết liệt công tác phòng, chống tham nhũng , chủ yếu là xây dựng thể chế, đôn đốc kiểm tra và cũng đã xử lý được một số vụ việc nổi cộm một cách cương quyết, đúng pháp luật”.
Dẫn nhiều con số cho thấy chuyển biến tích cực trong các lĩnh vực được giao phụ trách, ông Phúc trả lời đại biểu Tiến rằng, "bài học sâu sắc là tâm huyết, chịu trách nhiệm trước những vấn đề mình quyết định, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng những vấn đề mình được phân công".
Nhận xét Phó thủ tướng trả lời thẳng vào vấn đề, không quanh co, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Hồ Trọng Ngũ bình luận, “anh Tiến đặt câu hỏi không chính xác, vì Phó thủ tướng thay mặt Chính phủ trả lời chất vấn”.
Góc hành lang khác, trao đổi với báo chí, đại biểu Tiến vẫn nhấn lại chữ đột phá trong chất vấn và nói rằng ông chờ một câu trả lời cụ thể hơn. Bởi, "những vấn đề chung thì Phó thủ tướng thay mặt Chính phủ trả lời nhưng có chất vấn đại biểu Phó thủ tướng với tư cách người được giao phụ trách lĩnh vực này thì phải trả lời với trách nhiệm cá nhân chứ không phải là thay mặt", ông Tiến tiếp tục giữ quan điểm.
Có thể còn khác nhau về cách thể hiện, song quan điểm chất vấn xác định trách nhiệm cá nhân cũng được nhiều đại biểu đồng tình.
Nhấn nút trao đổi thêm sau khi nghe trả lời về xử lý hiện tượng bảo kê vi phạm pháp luật và tội phạm và trách nhiệm trong quản lý kinh doanh xăng dầu, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga kiến nghị, xác định trách nhiệm cá nhân là phải có địa chỉ và có con số rõ ràng.
Đề nghị được bà Nga đưa ra là Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an vào kỳ họp cuối năm báo cáo Quốc hội rõ đã xử lý được những ai trong lãnh đạo chính quyền và trưởng công an, xử lý bằng những hình thức gì về việc để tội phạm tệ nạn xã hội lộng hành ở một số địa phương.
Trong lĩnh vực xăng dầu, đại biểu Nga cũng đề nghị Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương xác định trách nhiệm của những cá nhân trong việc để hàng ngàn cây xăng đặt giữa các khu dân cư trong cả nước, trong đó có nhiều cây xăng không có giấy phép kinh doanh.
Vẫn mạch chất vấn, một vị đại biểu khác kể, ông hết sức ngỡ ngàng khi gửi văn bản chất vấn một vị trưởng ngành và nhận được văn bản trả lời do cấp phó của vị này ký.
Ngay lập tức ông đã yêu cầu khắc phục, vì “tôi chất vấn người đứng đầu, chứ không chất vấn tập thể lãnh đạo”.
Ông cũng cho rằng, nhiều đại biểu chưa dùng hết quyền của mình, nhất là trong chất vấn để làm rõ trách nhiệm cá nhân. Ngược lại, một số vị có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu cũng chưa hiểu hết trách nhiệm. Nên không chỉ để cấp phó ký văn bản trả lời mà còn “ngâm” văn bản chất vấn hàng năm không có hồi âm, dù đã được đôn đốc nhiều lần.
Nhưng, cũng vẫn là câu chuyện “tôi và chúng ta”, ở kỳ họp trước, một vị đại biểu chất vấn Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã khá hài lòng khi văn bản trả lời viết rất rõ “tôi đã chỉ đạo xử lý”. Trong khi đại từ nhân xưng “tôi” mà ông sử dụng rất hiếm khi xuất hiện ở các văn bản khác, dù câu hỏi của đại biểu luôn có địa chỉ là người đứng đầu. Và sau khi chuyển câu trả lời cho người chất vấn, Phó thủ tướng còn hỏi lại xem nội dung như vậy đã rõ, đã trúng hay chưa.
Dù sao, chất vấn luôn là đề tài dăm người mười ý. Ví như hôm 13/6, khá nhiều vị đại biểu “tín nhiệm cao” người điều hành. Thì sang đến hôm sau, lại có ý kiến cho rằng ông kết luận vẫn hơi dài và đôi chỗ còn cảm tính.
Nhưng, chiều 14/6 thì Chủ tịch đã thêm một lần “ghi điểm” khi mời Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trả lời đại biểu về hiệu quả của các dự án bauxite thay cho chủ đầu tư dự án - người được Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất, bởi “chủ đầu tư nói thì không khách quan”.
Trách nhiệm, đặc biệt là giải trình trách nhiệm trước Quốc hội, cũng phải đúng người đúng việc.