Nhật, Trung giành giật ngôi vị lãnh đạo AMRO
Nhật Bản, Trung Quốc đều muốn người của mình nắm giữ cương vị lãnh đạo Văn phòng Kinh tế vĩ mô và nghiên cứu ASEAN+3
Văn phòng Kinh tế vĩ mô và nghiên cứu ASEAN+3 (AMRO) dự kiến sẽ ra mắt vào mùa xuân này. Tuy nhiên, đến giờ vị trí lãnh đạo AMRO vẫn khuyết là bởi cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong việc giành vai trò thống trị trong khu vực.
Tờ Yomiuri Shimbun cho biết, cả Nhật Bản và Trung Quốc đều muốn người của mình nắm giữ cương vị lãnh đạo AMRO, bởi lẽ Nhật Bản đang cố gắng duy trì vai trò lãnh đạo nền kinh tế châu Á, trong khi Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng trên thị trường quốc tế.
Cuộc chiến giữa hai bên xem ra sẽ trở nên gay gắt hơn vào cuối năm nay, khi nhiệm kỳ của đương kim Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á – một người Nhật Bản – sẽ kết thúc vào tháng 11 tới.
AMRO là cơ quan có nhiệm vụ giám sát và phân tích các nền kinh tế thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo kế hoạch hiện tại, AMRO có 10 nhân viên. Tuy nhiên, khả năng nâng cấp AMRO thành một tổ chức có khả năng ứng phó với một cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á đang được cân nhắc.
Ban đầu, người ta tưởng rằng vị trí này sẽ được xác định tại cuộc họp cấp thứ trưởng ở Tây An, Trung Quốc, vào tháng 11/2011. Tuy nhiên, do các mâu thuẫn về lợi ích giữa các nước liên quan, vị trí này vẫn còn để trống.
Hiện tại, có 6 ứng viên cho vị trí lãnh đạo AMRO, từ Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan. Trong đó, Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan đang dẫn đầu cuộc đua, với các ứng viên rất ấn tượng.
Ứng viên của Nhật Bản là một quan chức thuộc Bộ Tài chính nước này, người đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm về các vấn đề quốc tế. Trong khi, ứng viên của Trung Quốc lại là một cựu quan chức điều hành Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) và ứng viên của Thái Lan là cựu Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan.
Các quan chức Chính phủ Nhật Bản đang vận động hành lang cho ứng cử viên của mình. Họ khẳng định, người đứng đầu AMRO cần đưa ra được các đề xuất trung lập về các chính sách vĩ mô của Trung Quốc. Do vậy, một công dân Trung Quốc không phù hợp với cương vị này.
Trong khi, các quan chức Trung Quốc lại muốn ngăn ứng cử viên của Nhật Bản giành vị trí này, một phần do quan hệ song phương đang xấu đi trong thời gian gần đây
Các nước khác có liên quan dự định đưa vấn đề này ra hội nghị các bộ trưởng tài chính ASEAN+3 dự kiến diễn ra trong tháng 5/2011. Nếu cuộc cạnh tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc nóng lên, một nước khác có thể giành ngôi vị này.
Chủ tịch ADB, Haruhiko Kuroda dự định sẽ nghỉ hưu khi nhiệm kỳ hiện tại của ông kết thúc vào tháng 11/2011. Do ông Kuroda đã nắm vị trí này trong sáu năm, các nguồn tin cho biết cuộc họp toàn thể thường niên của ADB vào tháng 5/2011 tại Hà Nội có thể là sự kiện quan trọng cuối cùng của nhà kinh tế này.
Vị trí Chủ tịch ADB vẫn do một công dân Nhật nắm giữ kể từ khi tổ chức này được thành lập vào năm 1966. Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ duy trì truyền thống này khi tiếp tục giới thiệu một ứng cử viên cho vị trí đó.
Nếu ông Kuroda nghỉ hưu, Nhật Bản sẽ tìm một ứng cử viên trong số các cựu thứ trưởng tài chính phụ trách vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sẽ cố gắng cản trở nỗ lực này của Nhật Bản.
Nếu Chính phủ Nhật Bản không tìm ra được các ứng cử viên đầy triển vọng trong số các cựu quan chức tài chính, có khả năng ông Kuroda sẽ không thể nghỉ hưu và tiếp tục nắm giữ chức vụ này.
Tờ Yomiuri Shimbun cho biết, cả Nhật Bản và Trung Quốc đều muốn người của mình nắm giữ cương vị lãnh đạo AMRO, bởi lẽ Nhật Bản đang cố gắng duy trì vai trò lãnh đạo nền kinh tế châu Á, trong khi Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng trên thị trường quốc tế.
Cuộc chiến giữa hai bên xem ra sẽ trở nên gay gắt hơn vào cuối năm nay, khi nhiệm kỳ của đương kim Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á – một người Nhật Bản – sẽ kết thúc vào tháng 11 tới.
AMRO là cơ quan có nhiệm vụ giám sát và phân tích các nền kinh tế thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo kế hoạch hiện tại, AMRO có 10 nhân viên. Tuy nhiên, khả năng nâng cấp AMRO thành một tổ chức có khả năng ứng phó với một cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á đang được cân nhắc.
Ban đầu, người ta tưởng rằng vị trí này sẽ được xác định tại cuộc họp cấp thứ trưởng ở Tây An, Trung Quốc, vào tháng 11/2011. Tuy nhiên, do các mâu thuẫn về lợi ích giữa các nước liên quan, vị trí này vẫn còn để trống.
Hiện tại, có 6 ứng viên cho vị trí lãnh đạo AMRO, từ Nhật Bản, Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan. Trong đó, Nhật Bản, Trung Quốc và Thái Lan đang dẫn đầu cuộc đua, với các ứng viên rất ấn tượng.
Ứng viên của Nhật Bản là một quan chức thuộc Bộ Tài chính nước này, người đã có kinh nghiệm làm việc nhiều năm về các vấn đề quốc tế. Trong khi, ứng viên của Trung Quốc lại là một cựu quan chức điều hành Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) và ứng viên của Thái Lan là cựu Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan.
Các quan chức Chính phủ Nhật Bản đang vận động hành lang cho ứng cử viên của mình. Họ khẳng định, người đứng đầu AMRO cần đưa ra được các đề xuất trung lập về các chính sách vĩ mô của Trung Quốc. Do vậy, một công dân Trung Quốc không phù hợp với cương vị này.
Trong khi, các quan chức Trung Quốc lại muốn ngăn ứng cử viên của Nhật Bản giành vị trí này, một phần do quan hệ song phương đang xấu đi trong thời gian gần đây
Các nước khác có liên quan dự định đưa vấn đề này ra hội nghị các bộ trưởng tài chính ASEAN+3 dự kiến diễn ra trong tháng 5/2011. Nếu cuộc cạnh tranh giữa Nhật Bản và Trung Quốc nóng lên, một nước khác có thể giành ngôi vị này.
Chủ tịch ADB, Haruhiko Kuroda dự định sẽ nghỉ hưu khi nhiệm kỳ hiện tại của ông kết thúc vào tháng 11/2011. Do ông Kuroda đã nắm vị trí này trong sáu năm, các nguồn tin cho biết cuộc họp toàn thể thường niên của ADB vào tháng 5/2011 tại Hà Nội có thể là sự kiện quan trọng cuối cùng của nhà kinh tế này.
Vị trí Chủ tịch ADB vẫn do một công dân Nhật nắm giữ kể từ khi tổ chức này được thành lập vào năm 1966. Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ duy trì truyền thống này khi tiếp tục giới thiệu một ứng cử viên cho vị trí đó.
Nếu ông Kuroda nghỉ hưu, Nhật Bản sẽ tìm một ứng cử viên trong số các cựu thứ trưởng tài chính phụ trách vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể sẽ cố gắng cản trở nỗ lực này của Nhật Bản.
Nếu Chính phủ Nhật Bản không tìm ra được các ứng cử viên đầy triển vọng trong số các cựu quan chức tài chính, có khả năng ông Kuroda sẽ không thể nghỉ hưu và tiếp tục nắm giữ chức vụ này.