Nhật vẫn “quay cuồng” với phóng xạ và dư chấn
Công ty điện lực Tokyo vừa cho biết, cuộc chiến làm mát các lò phản ứng hạt nhân có khả năng kéo dài tới tận tháng 6 tới
Công ty điện lực Tokyo (Tepco) vừa cho biết, cuộc chiến làm ổn định các lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima số 1, vốn bị hư hại sau trận siêu động đất hôm 11/3, có khả năng sẽ phải kéo dài tới tận tháng 6 tới.
Hãng tin Bloomberg dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết, các kỹ sư Tepco trước đó đã từ chối một đề nghị làm ngập các lò phản ứng để hạ nhiệt trong thời gian vài ngày, thay vì vài tháng.
Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), thảm họa phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản rất khác với vụ nổ Chernobyl năm 1986, mặc dù cả hai đều bị xếp vào mức cảnh báo cao nhất.
Hôm qua (13/4), Tepco đã xác nhận một số thanh nhiên liệu ở lò phản ứng hạt nhân số 4 bị hư hại, nhưng khẳng định đa số các thanh nhiên liệu tại lò này vẫn ở trong tình trạng tốt.
Tepco cho biết, kết quả phân tích mẫu nước có nồng độ phóng xạ 400-milliliter lấy ngày 12/4 tại bể nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng ở lò phản ứng số 4 là căn cứ kết luận một số thanh nhiên liệu ở lò phản ứng hạt nhân số 4 đã bị hư hại.
Đây là lần đầu tiên phát hiện nồng độ nhiễm xạ cao hơn bình thường tại bể chứa nhiên liệu của lò phản ứng số 4. Lò phản ứng này đã ngừng hoạt động để kiểm tra định kỳ trước khi xảy ra thảm họa kép 11/3.
Lò số 4 có 1.331 thanh nhiên liệu đã qua sử dụng và 204 thanh chưa qua sử dụng giữ trong bể chứa để bảo dưỡng, nhưng bị nghi ngờ đã hư hại do nhiệt độ bể chứa quá nóng.
Cũng trong ngày hôm qua, Bộ Y tế Trung Quốc thông báo đã phát hiện thấy phóng xạ nồng độ thấp ở nhiều loại rau được trồng ở 12 tỉnh thành của nước này. Tuy nhiên, “lượng phóng xạ trong các loại rau này không đủ để gây hại tới sức khỏe".
Theo cơ quan này, phóng xạ được phát hiện trong các loại rau bina, măng tây, rau diếp, cải bắp... tại Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang, Sơn Đông, Hà Nam, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam.
Trong khi đó, theo Chính phủ Nhật Bản, tính đến ngày 13/4, toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân trên cả nước, trừ nhà máy Fukushima số 1, đã hoàn thành xong công tác kiểm tra các nguồn điện dự phòng mới cho nhà máy.
Các nguồn điện dự phòng mới này bao gồm các máy phát điện được đặt gần nhà máy tại những vị trí cao mà sóng thần không thể lên tới được. Trường hợp điện kéo từ bên ngoài cũng như máy phát điện diesel trong nhà máy gặp sự cố, điện dự phòng sẽ cấp tới các nhà máy chậm nhất sau một tiếng đồng hồ.
Chính phủ Nhật Bản cũng ra chỉ thị cho các nhà máy điện hạt nhân phải có ít nhất 2 đường điện kéo từ bên ngoài vào nhà máy, đồng thời tăng thêm số máy phát điện diesel dự phòng trong nhà máy.
Công tác luyện tập khôi phục hệ thống điện trong trường hợp xảy ra sự cố cũng đang được các nhà máy điện hạt nhân thực hiện triệt để. Ngoài ra, việc tăng cường biện pháp bảo vệ hệ thống máy bơm nước làm mát lò phản ứng cũng được đặt ra.
Bên cạnh việc đảm bảo nguồn điện, Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản sẽ xúc tiến kiểm tra các biện pháp đối phó với động đất lớn của các nhà máy điện hạt nhân.
Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản nhận định, trận động đất hôm 11/3 cho thấy các nhà máy điện hạt nhân ở nước này đều xây dựng kế hoạch phòng chống động đất thấp hơn so với mức độ động đất trên thực tế.
Trong một diễn biến khác, vào lúc 7h35 sáng nay (5h35 theo giờ Việt Nam), Nhật Bản lại hứng chịu thêm một đợt dư chấn mới có cường độ 5,2 độ richter. Tâm chấn ở độ sâu 25,6km, gần phía đông bờ biển đảo Honshu, cách Tokyo 139km về phía Bắc.
Kể từ sau trận siêu động đất hôm 11/3 tới nay, Nhật Bản đã hứng chịu vô số dư chấn. Sáng hôm 13/4 cũng đã xảy ra một trận động đất mạnh 5,8 độ richter làm rung chuyển tỉnh Ibaraki và các khu vực đông bắc của thủ đô Tokyo.
Trước đó, hôm 12/4, báo Washington Post dẫn nguồn tin từ Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ cho biết, dư chấn sau cơn địa chấn tháng trước ở Nhật Bản sẽ không ngừng tác động lên các vết đứt gãy và có thể kéo dài trong 10 năm nữa.
Hãng tin Bloomberg dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết, các kỹ sư Tepco trước đó đã từ chối một đề nghị làm ngập các lò phản ứng để hạ nhiệt trong thời gian vài ngày, thay vì vài tháng.
Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), thảm họa phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản rất khác với vụ nổ Chernobyl năm 1986, mặc dù cả hai đều bị xếp vào mức cảnh báo cao nhất.
Hôm qua (13/4), Tepco đã xác nhận một số thanh nhiên liệu ở lò phản ứng hạt nhân số 4 bị hư hại, nhưng khẳng định đa số các thanh nhiên liệu tại lò này vẫn ở trong tình trạng tốt.
Tepco cho biết, kết quả phân tích mẫu nước có nồng độ phóng xạ 400-milliliter lấy ngày 12/4 tại bể nhiên liệu hạt nhân đã sử dụng ở lò phản ứng số 4 là căn cứ kết luận một số thanh nhiên liệu ở lò phản ứng hạt nhân số 4 đã bị hư hại.
Đây là lần đầu tiên phát hiện nồng độ nhiễm xạ cao hơn bình thường tại bể chứa nhiên liệu của lò phản ứng số 4. Lò phản ứng này đã ngừng hoạt động để kiểm tra định kỳ trước khi xảy ra thảm họa kép 11/3.
Lò số 4 có 1.331 thanh nhiên liệu đã qua sử dụng và 204 thanh chưa qua sử dụng giữ trong bể chứa để bảo dưỡng, nhưng bị nghi ngờ đã hư hại do nhiệt độ bể chứa quá nóng.
Cũng trong ngày hôm qua, Bộ Y tế Trung Quốc thông báo đã phát hiện thấy phóng xạ nồng độ thấp ở nhiều loại rau được trồng ở 12 tỉnh thành của nước này. Tuy nhiên, “lượng phóng xạ trong các loại rau này không đủ để gây hại tới sức khỏe".
Theo cơ quan này, phóng xạ được phát hiện trong các loại rau bina, măng tây, rau diếp, cải bắp... tại Bắc Kinh, Thiên Tân, Hà Bắc, Thượng Hải, Giang Tô, Chiết Giang, Sơn Đông, Hà Nam, Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam.
Trong khi đó, theo Chính phủ Nhật Bản, tính đến ngày 13/4, toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân trên cả nước, trừ nhà máy Fukushima số 1, đã hoàn thành xong công tác kiểm tra các nguồn điện dự phòng mới cho nhà máy.
Các nguồn điện dự phòng mới này bao gồm các máy phát điện được đặt gần nhà máy tại những vị trí cao mà sóng thần không thể lên tới được. Trường hợp điện kéo từ bên ngoài cũng như máy phát điện diesel trong nhà máy gặp sự cố, điện dự phòng sẽ cấp tới các nhà máy chậm nhất sau một tiếng đồng hồ.
Chính phủ Nhật Bản cũng ra chỉ thị cho các nhà máy điện hạt nhân phải có ít nhất 2 đường điện kéo từ bên ngoài vào nhà máy, đồng thời tăng thêm số máy phát điện diesel dự phòng trong nhà máy.
Công tác luyện tập khôi phục hệ thống điện trong trường hợp xảy ra sự cố cũng đang được các nhà máy điện hạt nhân thực hiện triệt để. Ngoài ra, việc tăng cường biện pháp bảo vệ hệ thống máy bơm nước làm mát lò phản ứng cũng được đặt ra.
Bên cạnh việc đảm bảo nguồn điện, Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản sẽ xúc tiến kiểm tra các biện pháp đối phó với động đất lớn của các nhà máy điện hạt nhân.
Cơ quan An toàn hạt nhân Nhật Bản nhận định, trận động đất hôm 11/3 cho thấy các nhà máy điện hạt nhân ở nước này đều xây dựng kế hoạch phòng chống động đất thấp hơn so với mức độ động đất trên thực tế.
Trong một diễn biến khác, vào lúc 7h35 sáng nay (5h35 theo giờ Việt Nam), Nhật Bản lại hứng chịu thêm một đợt dư chấn mới có cường độ 5,2 độ richter. Tâm chấn ở độ sâu 25,6km, gần phía đông bờ biển đảo Honshu, cách Tokyo 139km về phía Bắc.
Kể từ sau trận siêu động đất hôm 11/3 tới nay, Nhật Bản đã hứng chịu vô số dư chấn. Sáng hôm 13/4 cũng đã xảy ra một trận động đất mạnh 5,8 độ richter làm rung chuyển tỉnh Ibaraki và các khu vực đông bắc của thủ đô Tokyo.
Trước đó, hôm 12/4, báo Washington Post dẫn nguồn tin từ Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ cho biết, dư chấn sau cơn địa chấn tháng trước ở Nhật Bản sẽ không ngừng tác động lên các vết đứt gãy và có thể kéo dài trong 10 năm nữa.