Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động trả giấy phép
Gặp khó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động chuyển hướng sang lĩnh vực khác
Gặp khó trong việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đã trả giấy phép và có kế hoạch chuyển hướng sang lĩnh vực khác.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, năm 2009 Cục đã thu hồi giấy phép của gần 10 doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Lý do chủ yếu là các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế, buộc phải thu hẹp ngành nghề hoạt động, thay đổi ngành nghề kinh doanh, không hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nữa.
Theo một cán bộ của cơ quan này, việc thu hồi giấy phép nói trên là hiếm có từ trước tới nay bởi việc thu hồi phần nào cũng được dựa trên “nguyện vọng” của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, doanh nghiệp đã trả lại giấy phép vì không hoạt động được.
Trao đổi với VnEconomy, đại diện của Công ty cổ phần xây lắp điện 2, một trong những doanh nghiệp trả giấy phép hồi cuối tháng 12/2009 cho biết, để có được giấy phép xuất khẩu lao động không hề đơn giản nên doanh nghiệp cũng không nghĩ đến việc trả lại. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu lao động thời gian này rất khó khăn, với nhiều doanh nghiệp, gần như “án binh bất động”.
“Nếu không trả, trong một thời gian nhất định, doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả trong lĩnh vực được cấp phép, cụ thể là trong nhiều tháng liền không “xuất” được lao động nào thì cũng sẽ bị thu hồi”, vị này nói.
Thực tế cũng cho thấy, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đã thật sự gặp khó khăn từ cuối năm 2008, một mặt không đưa được lao động đi làm việc ở nước ngoài, mặt khác phải giải quyết tình trạng lao động phải về nước trước hạn.
Thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho thấy, đã có hơn 10.000 lao động phải về nước trước hạn trong năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, khiến không ít doanh nghiệp lao đao.
Ông Đặng Văn Việt, giám đốc Trung tâm Hợp tác lao động với nước ngoài của Tổng công ty Thép cho biết, năm 2009, doanh nghiệp phải tiếp nhận gần 40 lao động về nước trước hạn từ thị trường Nga và số tiền phải thanh lý hợp đồng cho lao động cũng lên đến gần chục tỷ đồng.
Tuy nhiên, trường hợp này vẫn được đánh giá là "khá nhẹ". Thực tế, có những doanh nghiệp phải bán cả trụ sở, tài sản để lấy tiền thanh lý hợp đồng cho người lao động. Vì thế, có doanh nghiệp còn giấy phép nhưng không còn tiềm lực để hoạt động.
Nhiều doanh nghiệp lớn, không bị ảnh hưởng trước thực trạng lao động về nước trước hạn thì cũng mệt mỏi trong việc tìm kiếm hợp đồng hấp dẫn và gặp nhiều khó khăn trong việc tạo nguồn nên chủ động chuyển hướng, "kiêm nhiệm" thêm một số lĩnh vực khác.
Một số doanh nghiệp tên tuổi trong “làng” xuất khẩu lao động như Công ty Cổ phần Hợp tác lao động nước ngoài (Lod) đẩy mạnh mảng đào tạo lái xe; Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) “lấn sân” sang bất động sản; Công ty Simco Sông Đà tập trung vào lĩnh vực xây dựng; một số doanh nghiệp chuyển hướng sang du lịch, đào tạo, xuất khẩu đá xây dựng....
Năm 2010 được nhiều chuyên gia nhận định là khá lạc quan đối với xuất khẩu lao động, các nước có nhu cần về lao động nước ngoài cũng đã tiếp nhận trở lại. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước cho biết, vẫn còn rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực này, họ vẫn chưa thấy có dấu hiệu khởi sắc nào bởi các thị trường gần như không còn đủ sức hấp dẫn người lao động.
Không ít lao động được hỏi cũng tâm sự, họ có thể kiếm được thu nhập 2 triệu đồng/tháng trong nước khá dễ dàng với nhiều nghề như thợ xây, thợ mộc, bốc vác... Trong khi đó, sang tận Malaysia hay Trung Đông họ cũng chỉ được 3 đến 4 triệu đồng/ tháng mà lại phải sống cảnh xa nhà.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, năm 2009 Cục đã thu hồi giấy phép của gần 10 doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Lý do chủ yếu là các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế, buộc phải thu hẹp ngành nghề hoạt động, thay đổi ngành nghề kinh doanh, không hoạt động trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nữa.
Theo một cán bộ của cơ quan này, việc thu hồi giấy phép nói trên là hiếm có từ trước tới nay bởi việc thu hồi phần nào cũng được dựa trên “nguyện vọng” của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, doanh nghiệp đã trả lại giấy phép vì không hoạt động được.
Trao đổi với VnEconomy, đại diện của Công ty cổ phần xây lắp điện 2, một trong những doanh nghiệp trả giấy phép hồi cuối tháng 12/2009 cho biết, để có được giấy phép xuất khẩu lao động không hề đơn giản nên doanh nghiệp cũng không nghĩ đến việc trả lại. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu lao động thời gian này rất khó khăn, với nhiều doanh nghiệp, gần như “án binh bất động”.
“Nếu không trả, trong một thời gian nhất định, doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả trong lĩnh vực được cấp phép, cụ thể là trong nhiều tháng liền không “xuất” được lao động nào thì cũng sẽ bị thu hồi”, vị này nói.
Thực tế cũng cho thấy, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động đã thật sự gặp khó khăn từ cuối năm 2008, một mặt không đưa được lao động đi làm việc ở nước ngoài, mặt khác phải giải quyết tình trạng lao động phải về nước trước hạn.
Thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước cho thấy, đã có hơn 10.000 lao động phải về nước trước hạn trong năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, khiến không ít doanh nghiệp lao đao.
Ông Đặng Văn Việt, giám đốc Trung tâm Hợp tác lao động với nước ngoài của Tổng công ty Thép cho biết, năm 2009, doanh nghiệp phải tiếp nhận gần 40 lao động về nước trước hạn từ thị trường Nga và số tiền phải thanh lý hợp đồng cho lao động cũng lên đến gần chục tỷ đồng.
Tuy nhiên, trường hợp này vẫn được đánh giá là "khá nhẹ". Thực tế, có những doanh nghiệp phải bán cả trụ sở, tài sản để lấy tiền thanh lý hợp đồng cho người lao động. Vì thế, có doanh nghiệp còn giấy phép nhưng không còn tiềm lực để hoạt động.
Nhiều doanh nghiệp lớn, không bị ảnh hưởng trước thực trạng lao động về nước trước hạn thì cũng mệt mỏi trong việc tìm kiếm hợp đồng hấp dẫn và gặp nhiều khó khăn trong việc tạo nguồn nên chủ động chuyển hướng, "kiêm nhiệm" thêm một số lĩnh vực khác.
Một số doanh nghiệp tên tuổi trong “làng” xuất khẩu lao động như Công ty Cổ phần Hợp tác lao động nước ngoài (Lod) đẩy mạnh mảng đào tạo lái xe; Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) “lấn sân” sang bất động sản; Công ty Simco Sông Đà tập trung vào lĩnh vực xây dựng; một số doanh nghiệp chuyển hướng sang du lịch, đào tạo, xuất khẩu đá xây dựng....
Năm 2010 được nhiều chuyên gia nhận định là khá lạc quan đối với xuất khẩu lao động, các nước có nhu cần về lao động nước ngoài cũng đã tiếp nhận trở lại. Tuy nhiên, bản thân doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong nước cho biết, vẫn còn rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực này, họ vẫn chưa thấy có dấu hiệu khởi sắc nào bởi các thị trường gần như không còn đủ sức hấp dẫn người lao động.
Không ít lao động được hỏi cũng tâm sự, họ có thể kiếm được thu nhập 2 triệu đồng/tháng trong nước khá dễ dàng với nhiều nghề như thợ xây, thợ mộc, bốc vác... Trong khi đó, sang tận Malaysia hay Trung Đông họ cũng chỉ được 3 đến 4 triệu đồng/ tháng mà lại phải sống cảnh xa nhà.