Nhiều hàng hóa, dịch vụ rục rịch tăng giá
Điều chỉnh tỷ giá, tăng giá xăng dầu… khiến nhiều hàng hoá, dịch vụ bước vào đợt điều chỉnh giá mới
Điều chỉnh tỷ giá, tăng giá xăng dầu… khiến nhiều hàng hoá, dịch vụ bước vào đợt điều chỉnh giá mới.
Mới đây, trước sức ép từ việc Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD và VND lên 9,3%, cùng với đó là thu hẹp biên độ áp dụng cho tỷ giá của các ngân hàng thương mại từ +/-3% xuống còn +/-1%, giá bán của không ít hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu khẩu hoặc nguyên liệu nhập khẩu như gas, thép xây dựng, sữa… đã chính thức tăng.
Đến hôm qua (24/2), lại thêm giá xăng dầu tăng từ 2.100 - 3.500 đồng/lít (kg).
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết: để luyện được một tấn thép thành phẩm từ phôi mất khoảng 40 kg dầu FO (dầu mazut). Theo mức điều chỉnh tăng giá vừa rồi của Bộ Tài chính, mặt hàng này tăng 2.110 đồng/kg, từ 12.690 đồng lên 14.800 đồng/kg, tương đương giá thành mỗi tấn thép thành phẩm tăng lên là khoảng 80.000 đồng.
Như vậy, theo ông Nghi, chỉ riêng yếu tố tăng giá nhiên liệu đã khiến giá bán của mỗi tấn thép phải tăng thêm từ 80.000 - 100.000 đồng/tấn mới có thể bù đắp các chi phí.
Không chỉ có vậy, giá phôi thép cũng đang có xu hướng tăng. Hiện trên thế giới giá chào bán của mặt hàng này đã tăng lên mức 670 - 690 USD/tấn, tăng khá mạnh so với mức 600 USD/tấn hồi cuối tháng 12 năm trước. Thép phế cũng từ mức 400 USD/tấn vọt lên 530 - 540 USD/tấn.
“Tại thị trường nội địa, phôi thép đang được bán ở mức 15 triệu đồng/tấn, cộng thêm với chi phí gia công vào khoảng 1,5 triệu đồng/tấn thì giá bán sản phẩm phải ở mức 16,5 triệu đồng/tấn doanh nghiệp mới không lỗ. Trong khi đó, hiện các nhà sản xuất đang bán ra phổ biến ở mức 15,5-16,5 triệu đồng/tấn”, ông Nghi nói. Khi giá điện tiếp tục tăng, các doanh nghiệp sản xuất thép càng khó giữ giá bán như thời điểm này.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam, nói sau khi điều chỉnh, giá xăng dầu đã tăng thêm khoảng 20%. Như vậy, chi phí đầu vào trực tiếp của các doanh nghiệp vận tải sẽ tăng thêm khoảng 10%. Bên cạnh đó là các yếu tố tác động khác như tỷ giá… cũng có tác động không nhỏ. Những điều này khiến giá vé có thể phải tăng trung bình là 15% để bù đắp các chi phí.
Về thời điểm giá cước mới được ngành vận tải áp dụng, ông Hùng dự báo vào đầu tháng 3/2011, vì theo quy trình để tăng giá cước, các doanh nghiệp mất từ 7-10 ngày để được các cơ quan chức năng thông qua.
Về phía các nhà bán lẻ, bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc siêu thị Fivimart, nói rằng đầu vào của sản xuất tăng thì đầu ra cũng buộc phải có sự điều chỉnh, là điều không tránh khỏi.
“Ngay thời điểm này, Fivimart đã nhận được đề nghị tăng giá bán của không ít nhà phân phối. Trong đó hàng hoá đang được đề nghị tăng giá tập trung chủ yếu vào hàng nhập khẩu và được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu là sữa, bánh kẹo, đồ gia dụng…”, bà Hậu cho biết.
Mới đây, trước sức ép từ việc Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD và VND lên 9,3%, cùng với đó là thu hẹp biên độ áp dụng cho tỷ giá của các ngân hàng thương mại từ +/-3% xuống còn +/-1%, giá bán của không ít hàng hoá có nguồn gốc nhập khẩu khẩu hoặc nguyên liệu nhập khẩu như gas, thép xây dựng, sữa… đã chính thức tăng.
Đến hôm qua (24/2), lại thêm giá xăng dầu tăng từ 2.100 - 3.500 đồng/lít (kg).
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết: để luyện được một tấn thép thành phẩm từ phôi mất khoảng 40 kg dầu FO (dầu mazut). Theo mức điều chỉnh tăng giá vừa rồi của Bộ Tài chính, mặt hàng này tăng 2.110 đồng/kg, từ 12.690 đồng lên 14.800 đồng/kg, tương đương giá thành mỗi tấn thép thành phẩm tăng lên là khoảng 80.000 đồng.
Như vậy, theo ông Nghi, chỉ riêng yếu tố tăng giá nhiên liệu đã khiến giá bán của mỗi tấn thép phải tăng thêm từ 80.000 - 100.000 đồng/tấn mới có thể bù đắp các chi phí.
Không chỉ có vậy, giá phôi thép cũng đang có xu hướng tăng. Hiện trên thế giới giá chào bán của mặt hàng này đã tăng lên mức 670 - 690 USD/tấn, tăng khá mạnh so với mức 600 USD/tấn hồi cuối tháng 12 năm trước. Thép phế cũng từ mức 400 USD/tấn vọt lên 530 - 540 USD/tấn.
“Tại thị trường nội địa, phôi thép đang được bán ở mức 15 triệu đồng/tấn, cộng thêm với chi phí gia công vào khoảng 1,5 triệu đồng/tấn thì giá bán sản phẩm phải ở mức 16,5 triệu đồng/tấn doanh nghiệp mới không lỗ. Trong khi đó, hiện các nhà sản xuất đang bán ra phổ biến ở mức 15,5-16,5 triệu đồng/tấn”, ông Nghi nói. Khi giá điện tiếp tục tăng, các doanh nghiệp sản xuất thép càng khó giữ giá bán như thời điểm này.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam, nói sau khi điều chỉnh, giá xăng dầu đã tăng thêm khoảng 20%. Như vậy, chi phí đầu vào trực tiếp của các doanh nghiệp vận tải sẽ tăng thêm khoảng 10%. Bên cạnh đó là các yếu tố tác động khác như tỷ giá… cũng có tác động không nhỏ. Những điều này khiến giá vé có thể phải tăng trung bình là 15% để bù đắp các chi phí.
Về thời điểm giá cước mới được ngành vận tải áp dụng, ông Hùng dự báo vào đầu tháng 3/2011, vì theo quy trình để tăng giá cước, các doanh nghiệp mất từ 7-10 ngày để được các cơ quan chức năng thông qua.
Về phía các nhà bán lẻ, bà Vũ Thị Hậu, Phó tổng giám đốc siêu thị Fivimart, nói rằng đầu vào của sản xuất tăng thì đầu ra cũng buộc phải có sự điều chỉnh, là điều không tránh khỏi.
“Ngay thời điểm này, Fivimart đã nhận được đề nghị tăng giá bán của không ít nhà phân phối. Trong đó hàng hoá đang được đề nghị tăng giá tập trung chủ yếu vào hàng nhập khẩu và được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu là sữa, bánh kẹo, đồ gia dụng…”, bà Hậu cho biết.