Những đối thủ mới trong lĩnh vực công nghệ
Trung Quốc và Ấn Độ đang chuyển sang phát triển các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sinh học và điện tử, thách thức các nước châu Á khác
Trung Quốc và Ấn Độ đang chuyển đổi nền kinh tế từ chỗ tập trung vào những ngành sử dụng nhiều lao động giá rẻ sang phát triển các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực sinh học và điện tử, tạo ra những thách thức mới cho các nước châu Á khác.
Một trong những yếu tố quan trọng tạo ra bộ mặt mới cho Trung Quốc và Ấn Độ trong lĩnh vực công nghệ là những con người có tầm nhìn xa và tham vọng lớn.
Nhờ những con người đầy tham vọng mà Trung Quốc nổi lên như một công xưởng của thế giới còn Ấn Độ được xem là một trung tâm làm dịch vụ hỗ trợ với chi phí thấp thu hút được nhiều công ty đa quốc gia. Các ngành này đều sử dụng nhiều lao động giá rẻ.
Nhưng hiện nay, bất cứ một kỹ sư, học giả hay nhà hoạch định chính sách nào ở hai nước này cũng đều thừa nhận đã đến lúc phải giảm sự lệ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ và cần phải phát triển các công nghệ tiên tiến, tạo ra những ưu thế riêng.
Ở Bangalore (Ấn Độ), các công ty thiết kế vi mạch điện tử (chip) đang phát triển rất nhanh. Họ thiết kế ra các loại chip sử dụng năng lượng hiệu quả hơn dùng trong lĩnh vực video, thiết bị định hướng, điện thoại di động.
Các công ty này thường có quy mô nhỏ và không có nhà máy sản xuất vi mạch; nhưng ưu thế của họ là có đội ngũ kỹ sư tài năng, những người sẽ tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong công nghệ vi mạch tương lai. Sản phẩm trí tuệ của họ được bán lại cho các công ty sản xuất điện tử lớn trên thế giới.
Ittiam là một điển hình trong số những công ty nói trên. Công ty này đã đăng ký 35 bằng phát minh ở Mỹ và đã bán công nghệ cho các công ty sản xuất hàng điện tử lớn như Sony và Toshiba. Srini Rajam, Tổng giám đốc điều hành của Ittiam, từng làm việc cho tập đoàn điện tử Texas Instruments (Mỹ) trước năm 2000, nói: “Thử thách lớn nhất là làm cho cỗ máy phát triển công nghệ chạy liên tục. Nếu nó dừng lại thì xem như mọi chuyện kết thúc”.
Nếu như thung lũng Silicon (Mỹ) là nơi khai sinh ra máy tính cá nhân và Internet thì Ấn Độ hy vọng sẽ tạo ra một bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Các trường đại học hàng đầu của Ấn Độ đang đào tạo một đội ngũ nhân lực cần thiết để biến điều này thành hiện thực.
Chẳng hạn, tại Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) nằm ở Madras, khoa công nghệ sinh học hiện đang tuyển dụng những người giỏi nhất để bổ sung vào đội ngũ cán bộ gồm 23 thành viên. Công việc của các cán bộ khoa học này bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu đang “nóng” hiện nay như dầu diesel sinh học và bào chế dược phẩm. IIT cũng đang dần dần khẳng định được uy tín trong việc đào tạo những nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu như Padmasree Warrior, Giám đốc công nghệ của Motorola.
Theo Giáo sư V. G. Idichandy, người phụ trách sinh viên của IIT Madras, trường đại học này chỉ tuyển khoảng 5.000 sinh viên trong số 250.000 hồ sơ dự thi mỗi năm.
Ở Trung Quốc, để thu hút đầu tư từ các nhà sản xuất điện tử hàng đầu thế giới, chính phủ nước này đang đẩy mạnh chủ trương “tự chủ sáng tạo”, tức là tự phát triển công nghệ từ trong nước. Trung Quốc đã tiến xa hơn việc xây dựng các công viên khoa học bằng việc đặt ra các tiêu chuẩn công nghệ cho các hệ thống điện thoại di động thuộc thế hệ thứ ba (3G) và máy thu hình kỹ thuật số.
Điều này có nghĩa là bất cứ một nhà sản xuất nào muốn chế tạo máy thu hình và điện thoại di động 3G cho thị trường rộng lớn của Trung Quốc thì phải tuân thủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật và công nghệ do nước này đặt ra. Chính phủ Trung Quốc hy vọng sẽ tạo điều kiện cho các công ty trong nước, vốn đang thiết kế vi mạch và các phần mềm dựa trên các tiêu chuẩn của Trung Quốc có thể cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài trong cuộc đua về phát triển công nghệ.
Một số công ty trong nước ở Trung Quốc đang được hưởng lợi từ chính sách nói trên. Legend Silicon, công ty thiết kế vi mạch hàng đầu ở Bắc Kinh, là một ví dụ. Công ty này đang thiết kế mạch giải mã ti vi có thể sử dụng để nhận tín hiệu truyền hình ở Trung Quốc trong những năm tới. Công nghệ này ra đời ở Đại học Thanh Hoa, một trong những trường đại học uy tín nhất Trung Quốc.
RDA Electronics, một công ty khác ở Bắc Kinh, cũng đang thiết kế vi mạch cho các loại điện thoại di động được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn 3G của Trung Quốc. Các nhà sản xuất điện thoại di động như Nokia có thể sẽ mua lại các thiết kế của RDA trong tương lai nếu họ muốn sản xuất điện thoại di động cho thị trường khổng lồ này.
Dĩ nhiên, không phải Ấn Độ và Trung Quốc không có những trở ngại trong việc thực hiện tham vọng to lớn của mình. Ở Ấn Độ, một trong những mối quan ngại hàng đầu là đa số các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học thuộc loại “sao” vẫn chưa đủ năng lực tham gia phát triển công nghệ.
Theo một nghiên của McKinsey, chỉ có 25% số người tốt nghiệp đại học ở Ấn Độ có đủ năng lực để làm việc cho các công ty đa quốc gia và các đối tác của các công ty này ở Ấn Độ. Theo tổ chức tư vấn này, thiếu kỹ năng về tiếng Anh và các tiêu chuẩn đào tạo giữa các trường còn chưa nhất quán là những nguyên nhân chính.
Ở Trung Quốc, việc bảo vệ các quyền liên quan đến tài sản trí tuệ chưa được thực hiện nghiêm túc lại là một trở ngại lớn đối với các công ty địa phương trong việc tự phát triển công nghệ. Thêm vào đó, đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) ở nước này vẫn còn thấp.
Năm 2005, 100 công ty sản xuất hàng điện tử hàng đầu của Trung Quốc chỉ đầu tư 4,48 tỉ đô la cho R&D; trong khi cùng thời gian này, năm công ty lớn trên thế giới là IBM, Intel, Samsung, Microsoft và Nokia gộp lại đã chi ra đến 5 tỉ đô la cho R&D.
Một trong những yếu tố quan trọng tạo ra bộ mặt mới cho Trung Quốc và Ấn Độ trong lĩnh vực công nghệ là những con người có tầm nhìn xa và tham vọng lớn.
Nhờ những con người đầy tham vọng mà Trung Quốc nổi lên như một công xưởng của thế giới còn Ấn Độ được xem là một trung tâm làm dịch vụ hỗ trợ với chi phí thấp thu hút được nhiều công ty đa quốc gia. Các ngành này đều sử dụng nhiều lao động giá rẻ.
Nhưng hiện nay, bất cứ một kỹ sư, học giả hay nhà hoạch định chính sách nào ở hai nước này cũng đều thừa nhận đã đến lúc phải giảm sự lệ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ và cần phải phát triển các công nghệ tiên tiến, tạo ra những ưu thế riêng.
Ở Bangalore (Ấn Độ), các công ty thiết kế vi mạch điện tử (chip) đang phát triển rất nhanh. Họ thiết kế ra các loại chip sử dụng năng lượng hiệu quả hơn dùng trong lĩnh vực video, thiết bị định hướng, điện thoại di động.
Các công ty này thường có quy mô nhỏ và không có nhà máy sản xuất vi mạch; nhưng ưu thế của họ là có đội ngũ kỹ sư tài năng, những người sẽ tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong công nghệ vi mạch tương lai. Sản phẩm trí tuệ của họ được bán lại cho các công ty sản xuất điện tử lớn trên thế giới.
Ittiam là một điển hình trong số những công ty nói trên. Công ty này đã đăng ký 35 bằng phát minh ở Mỹ và đã bán công nghệ cho các công ty sản xuất hàng điện tử lớn như Sony và Toshiba. Srini Rajam, Tổng giám đốc điều hành của Ittiam, từng làm việc cho tập đoàn điện tử Texas Instruments (Mỹ) trước năm 2000, nói: “Thử thách lớn nhất là làm cho cỗ máy phát triển công nghệ chạy liên tục. Nếu nó dừng lại thì xem như mọi chuyện kết thúc”.
Nếu như thung lũng Silicon (Mỹ) là nơi khai sinh ra máy tính cá nhân và Internet thì Ấn Độ hy vọng sẽ tạo ra một bước đột phá trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Các trường đại học hàng đầu của Ấn Độ đang đào tạo một đội ngũ nhân lực cần thiết để biến điều này thành hiện thực.
Chẳng hạn, tại Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) nằm ở Madras, khoa công nghệ sinh học hiện đang tuyển dụng những người giỏi nhất để bổ sung vào đội ngũ cán bộ gồm 23 thành viên. Công việc của các cán bộ khoa học này bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu đang “nóng” hiện nay như dầu diesel sinh học và bào chế dược phẩm. IIT cũng đang dần dần khẳng định được uy tín trong việc đào tạo những nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu như Padmasree Warrior, Giám đốc công nghệ của Motorola.
Theo Giáo sư V. G. Idichandy, người phụ trách sinh viên của IIT Madras, trường đại học này chỉ tuyển khoảng 5.000 sinh viên trong số 250.000 hồ sơ dự thi mỗi năm.
Ở Trung Quốc, để thu hút đầu tư từ các nhà sản xuất điện tử hàng đầu thế giới, chính phủ nước này đang đẩy mạnh chủ trương “tự chủ sáng tạo”, tức là tự phát triển công nghệ từ trong nước. Trung Quốc đã tiến xa hơn việc xây dựng các công viên khoa học bằng việc đặt ra các tiêu chuẩn công nghệ cho các hệ thống điện thoại di động thuộc thế hệ thứ ba (3G) và máy thu hình kỹ thuật số.
Điều này có nghĩa là bất cứ một nhà sản xuất nào muốn chế tạo máy thu hình và điện thoại di động 3G cho thị trường rộng lớn của Trung Quốc thì phải tuân thủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật và công nghệ do nước này đặt ra. Chính phủ Trung Quốc hy vọng sẽ tạo điều kiện cho các công ty trong nước, vốn đang thiết kế vi mạch và các phần mềm dựa trên các tiêu chuẩn của Trung Quốc có thể cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài trong cuộc đua về phát triển công nghệ.
Một số công ty trong nước ở Trung Quốc đang được hưởng lợi từ chính sách nói trên. Legend Silicon, công ty thiết kế vi mạch hàng đầu ở Bắc Kinh, là một ví dụ. Công ty này đang thiết kế mạch giải mã ti vi có thể sử dụng để nhận tín hiệu truyền hình ở Trung Quốc trong những năm tới. Công nghệ này ra đời ở Đại học Thanh Hoa, một trong những trường đại học uy tín nhất Trung Quốc.
RDA Electronics, một công ty khác ở Bắc Kinh, cũng đang thiết kế vi mạch cho các loại điện thoại di động được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn 3G của Trung Quốc. Các nhà sản xuất điện thoại di động như Nokia có thể sẽ mua lại các thiết kế của RDA trong tương lai nếu họ muốn sản xuất điện thoại di động cho thị trường khổng lồ này.
Dĩ nhiên, không phải Ấn Độ và Trung Quốc không có những trở ngại trong việc thực hiện tham vọng to lớn của mình. Ở Ấn Độ, một trong những mối quan ngại hàng đầu là đa số các sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học thuộc loại “sao” vẫn chưa đủ năng lực tham gia phát triển công nghệ.
Theo một nghiên của McKinsey, chỉ có 25% số người tốt nghiệp đại học ở Ấn Độ có đủ năng lực để làm việc cho các công ty đa quốc gia và các đối tác của các công ty này ở Ấn Độ. Theo tổ chức tư vấn này, thiếu kỹ năng về tiếng Anh và các tiêu chuẩn đào tạo giữa các trường còn chưa nhất quán là những nguyên nhân chính.
Ở Trung Quốc, việc bảo vệ các quyền liên quan đến tài sản trí tuệ chưa được thực hiện nghiêm túc lại là một trở ngại lớn đối với các công ty địa phương trong việc tự phát triển công nghệ. Thêm vào đó, đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) ở nước này vẫn còn thấp.
Năm 2005, 100 công ty sản xuất hàng điện tử hàng đầu của Trung Quốc chỉ đầu tư 4,48 tỉ đô la cho R&D; trong khi cùng thời gian này, năm công ty lớn trên thế giới là IBM, Intel, Samsung, Microsoft và Nokia gộp lại đã chi ra đến 5 tỉ đô la cho R&D.