Nợ công của Nhật cao ngất ngưởng
Tính tới cuối tháng 6, nợ công của Nhật Bản đã lên hơn 10.000 tỷ USD, tương đương 2 lần GDP năm tài khóa 2009
Tính tới cuối tháng 6/2010, nợ công của Nhật Bản đã tăng cao kỷ lục lên hơn 10.000 tỷ USD, tương đương 2 lần GDP của cả năm tài khóa 2009, Bộ Tài chính nước này cho biết. Đây là tỷ lệ nợ công cao nhất trong nhóm các quốc gia phát triển.
Theo hãng tin AFP, tổng mức nợ công của Nhật Bản là 904.080 tỷ Yen (tương đương 10.550 tỷ USD). Trong đó, chiếm 81,2%, tương đương 733.810 tỷ Yen là trái phiếu chính phủ.
So với con số được công bố cuối tháng 3, nợ công của Nhật Bản đã tăng 21.150 tỷ Yen. Dự kiến, đến hết năm tài khóa 2010 hiện nay, nợ công của Nhật Bản có thể lên đến 973.000 tỷ Yên (khoảng hơn 11.000 tỷ USD).
Khoản nợ này là kết quả từ việc Nhật Bản đã chi một số lượng tiền khổng lồ để kích thích kinh tế trong suốt “thập kỷ mất mát” những năm 1990, cũng như hàng loạt gói tài chính đã được bơm vào nền kinh tế này để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Nhờ có những gói chi tiêu này, Nhật Bản đã thoát được khỏi cuộc suy thoái tồi tệ trong năm 2009, nhưng tình hình nợ công ở mức cao cùng với nạn giảm phát và nhu cầu tiêu thụ nội địa yếu ớt đang cản trở đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Vài tháng gần đây, Nhật Bản đã phải đối mặt với áp lực từ cộng đồng quốc tế về việc phải đẩy nhanh cắt giảm nợ công, bất kể 95% trái phiếu chính phủ nằm trong tay các nhà đầu tư trong nước và nguy cơ vỡ nợ của nước này thấp hơn nhiều so với các nước khu vực đồng Euro.
Trong tháng 7 vừa qua, tổ chức Standard & Poors đã cảnh báo sẽ hạ xếp hạng tín nhiệm nợ của Nhật Bản nếu nước này tiến hành cải cách tài chính thất bại. Trước đó, hôm 19/5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cảnh báo, Nhật Bản cần phải nỗ lực giảm bớt khoản nợ công khổng lồ. Một chuyên gia IMF, việc này nên thực hiện từ tháng 4/2011.
Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản Fujio Mitarai cho rằng, tỷ lệ nợ công trên GDP của Nhật Bản đã lên tới 190%, vượt xa so với các nước khác mà theo ông là ngưỡng "rất nguy hiểm". Ông Mitarai kêu gọi, Nhật Bản cần coi cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp là một bài học và tăng cường các nỗ lực để lành mạnh hóa tình hình tài chính của nước này.
Sau khi trở thành Thủ tướng Nhật Bản hồi tháng 6 năm nay, ông Naoto Kan đã công khai một kế hoạch cải tổ tài chính, hạn chế chi tiêu chính phủ và phát hành trái phiếu nhằm kiềm chế núi nợ công. Ông cũng nêu ra khả năng tăng gấp đôi thuế tiêu thụ 5% của Nhật Bản để hỗ trợ cho các nỗ lực cắt giảm nợ công.
Trong bài diễn văn đầu tiên về chính sách chung đọc tại Quốc hội hôm 12/6, Thủ tướng Nhật Naoto Kan cho rằng nước này sẽ theo chân Hy Lạp, nếu không kiểm soát được nợ công đã lên đến cao độ và có nguy cơ vượt mức 200% GDP trong vài năm nữa.
“Nợ công còn tồn đọng của nước ta là khổng lồ… Lĩnh vực tài chính của chúng ta đã thành tồi tệ nhất trong số các nước phát triển. Sau nhiều năm vay mượn, nợ của Nhật Bản hiện đang gấp đôi GDP”, Thủ tướng Nhật phát biểu.
Ông khẳng định: “Hiện rất khó tiếp tục chính sách tài chính bằng cách phụ thuộc mạnh vào việc cấp trái phiếu. Giống như những xáo trộn mà Hy Lạp gây ra cho khu vực đồng Euro, hiện chúng ta đang có rủi ro bị suy sụp, nếu để nợ công tiếp tục gia tăng mà không có biện pháp gì và rồi đánh mất lòng tin vào thị trường trái phiếu”.
Theo hãng tin AFP, tổng mức nợ công của Nhật Bản là 904.080 tỷ Yen (tương đương 10.550 tỷ USD). Trong đó, chiếm 81,2%, tương đương 733.810 tỷ Yen là trái phiếu chính phủ.
So với con số được công bố cuối tháng 3, nợ công của Nhật Bản đã tăng 21.150 tỷ Yen. Dự kiến, đến hết năm tài khóa 2010 hiện nay, nợ công của Nhật Bản có thể lên đến 973.000 tỷ Yên (khoảng hơn 11.000 tỷ USD).
Khoản nợ này là kết quả từ việc Nhật Bản đã chi một số lượng tiền khổng lồ để kích thích kinh tế trong suốt “thập kỷ mất mát” những năm 1990, cũng như hàng loạt gói tài chính đã được bơm vào nền kinh tế này để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính 2008.
Nhờ có những gói chi tiêu này, Nhật Bản đã thoát được khỏi cuộc suy thoái tồi tệ trong năm 2009, nhưng tình hình nợ công ở mức cao cùng với nạn giảm phát và nhu cầu tiêu thụ nội địa yếu ớt đang cản trở đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Vài tháng gần đây, Nhật Bản đã phải đối mặt với áp lực từ cộng đồng quốc tế về việc phải đẩy nhanh cắt giảm nợ công, bất kể 95% trái phiếu chính phủ nằm trong tay các nhà đầu tư trong nước và nguy cơ vỡ nợ của nước này thấp hơn nhiều so với các nước khu vực đồng Euro.
Trong tháng 7 vừa qua, tổ chức Standard & Poors đã cảnh báo sẽ hạ xếp hạng tín nhiệm nợ của Nhật Bản nếu nước này tiến hành cải cách tài chính thất bại. Trước đó, hôm 19/5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cảnh báo, Nhật Bản cần phải nỗ lực giảm bớt khoản nợ công khổng lồ. Một chuyên gia IMF, việc này nên thực hiện từ tháng 4/2011.
Chủ tịch Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản Fujio Mitarai cho rằng, tỷ lệ nợ công trên GDP của Nhật Bản đã lên tới 190%, vượt xa so với các nước khác mà theo ông là ngưỡng "rất nguy hiểm". Ông Mitarai kêu gọi, Nhật Bản cần coi cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp là một bài học và tăng cường các nỗ lực để lành mạnh hóa tình hình tài chính của nước này.
Sau khi trở thành Thủ tướng Nhật Bản hồi tháng 6 năm nay, ông Naoto Kan đã công khai một kế hoạch cải tổ tài chính, hạn chế chi tiêu chính phủ và phát hành trái phiếu nhằm kiềm chế núi nợ công. Ông cũng nêu ra khả năng tăng gấp đôi thuế tiêu thụ 5% của Nhật Bản để hỗ trợ cho các nỗ lực cắt giảm nợ công.
Trong bài diễn văn đầu tiên về chính sách chung đọc tại Quốc hội hôm 12/6, Thủ tướng Nhật Naoto Kan cho rằng nước này sẽ theo chân Hy Lạp, nếu không kiểm soát được nợ công đã lên đến cao độ và có nguy cơ vượt mức 200% GDP trong vài năm nữa.
“Nợ công còn tồn đọng của nước ta là khổng lồ… Lĩnh vực tài chính của chúng ta đã thành tồi tệ nhất trong số các nước phát triển. Sau nhiều năm vay mượn, nợ của Nhật Bản hiện đang gấp đôi GDP”, Thủ tướng Nhật phát biểu.
Ông khẳng định: “Hiện rất khó tiếp tục chính sách tài chính bằng cách phụ thuộc mạnh vào việc cấp trái phiếu. Giống như những xáo trộn mà Hy Lạp gây ra cho khu vực đồng Euro, hiện chúng ta đang có rủi ro bị suy sụp, nếu để nợ công tiếp tục gia tăng mà không có biện pháp gì và rồi đánh mất lòng tin vào thị trường trái phiếu”.