“Nợ công của Việt Nam đã vượt trần”
Đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét vai trò, trách nhiệm điều hành của Chính phủ trong chi tiêu
Nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ trái phiếu Chính phủ, nợ đọng xây dựng cơ bản thì nợ công của Việt Nam đã vượt trần.
Đây là một nội dung được phản ánh tại báo cáo tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và kế hoạch 2015. Báo cáo này vừa được hoàn thành ngày 28/10 để phục vụ phiên thảo luận toàn thể bắt đầu từ sáng mai (30/10).
Theo đó, một số vị đại biểu cho rằng báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Tài chính Ngân sách cần đánh giá lại chính xác hơn nhận định cho là nợ công vẫn ở mức an toàn (64%), vì nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ trái phiếu Chính phủ, nợ đọng xây dựng cơ bản thì đã vượt trần.
Theo ý kiến đại biểu, cần đánh giá một cách thực tế, thẳng thắn để có thể tìm ra các phương án tháo gỡ nợ công. Nhiều tấm gương xấu về nợ công của các nước Đông Âu trong thời gian gần đây đang là điều cảnh báo lớn đối với chúng ta, báo cáo phản ánh.
Không chỉ một số mà nhiều vị đại biểu bày tỏ sự lo lắng trước tình hình quy mô nợ công lớn, xu hướng tăng nhanh, rủi ro lớn, đang ở mức báo động, các khoản nợ trái phiếu Chính phủ, nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ ngân hàng chính sách, nợ bảo hiểm xã hội cũng rất đáng lo ngại, áp lực trả nợ rất lớn trong khi năng lực trả nợ của Chính phủ không cao.
Đề nghị được nhiều đại biểu đưa ra là phải đánh giá một cách thẳng thắn hơn về tình hình nợ công. Chính phủ cần có báo cáo bổ sung gửi Quốc hội và báo cáo hàng năm về nợ công, trong đó cụ thể hoá về cơ cấu nợ, chủ thể nợ, mức nợ hàng năm, tỷ trọng nợ công/GDP, phương án trả nợ, vấn đề sử dụng đồng vốn vay, báo cáo nêu rõ.
Tập hợp từ các tổ thảo luận cũng cho biết nhiều đại biểu lo ngại về việc cạn kiệt ngân sách, an ninh tài chính, tình trạng vay để đảo nợ khi mà năm 2015 ngân sách dự kiến dành 150.000 tỷ đồng để trả nợ, trong khi chỉ dành 195.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển.
Nhiều ý kiến “đề nghị xem xét vai trò, trách nhiệm điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành trong việc quản lý, sử dụng chi chưa chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả trong điều kiện nợ lớn”, báo cáo nêu.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng Quốc hội chưa sử dụng hết quyền giám sát và quyền quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến vấn đề nợ công. Quốc hội chỉ quy định trần nợ công, mà chưa có chỉ tiêu về tỷ lệ trả nợ, chủ yếu do Chính phủ đặt ra trong chiến lược, đại biểu phân tích.
Bản tập hợp ý kiến thảo luận tại tổ cũng nhấn mạnh: “Nhiều đại biểu cho rằng nợ công đang trở thành vấn đề nguy hiểm, nếu không giải quyết tốt có thể đe dọa đến tài chính quốc gia và ổn định vĩ mô, chính trị”.
Đây là một nội dung được phản ánh tại báo cáo tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và kế hoạch 2015. Báo cáo này vừa được hoàn thành ngày 28/10 để phục vụ phiên thảo luận toàn thể bắt đầu từ sáng mai (30/10).
Theo đó, một số vị đại biểu cho rằng báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Tài chính Ngân sách cần đánh giá lại chính xác hơn nhận định cho là nợ công vẫn ở mức an toàn (64%), vì nếu tính cả số nợ của doanh nghiệp nhà nước, nợ trái phiếu Chính phủ, nợ đọng xây dựng cơ bản thì đã vượt trần.
Theo ý kiến đại biểu, cần đánh giá một cách thực tế, thẳng thắn để có thể tìm ra các phương án tháo gỡ nợ công. Nhiều tấm gương xấu về nợ công của các nước Đông Âu trong thời gian gần đây đang là điều cảnh báo lớn đối với chúng ta, báo cáo phản ánh.
Không chỉ một số mà nhiều vị đại biểu bày tỏ sự lo lắng trước tình hình quy mô nợ công lớn, xu hướng tăng nhanh, rủi ro lớn, đang ở mức báo động, các khoản nợ trái phiếu Chính phủ, nợ đọng xây dựng cơ bản, nợ ngân hàng chính sách, nợ bảo hiểm xã hội cũng rất đáng lo ngại, áp lực trả nợ rất lớn trong khi năng lực trả nợ của Chính phủ không cao.
Đề nghị được nhiều đại biểu đưa ra là phải đánh giá một cách thẳng thắn hơn về tình hình nợ công. Chính phủ cần có báo cáo bổ sung gửi Quốc hội và báo cáo hàng năm về nợ công, trong đó cụ thể hoá về cơ cấu nợ, chủ thể nợ, mức nợ hàng năm, tỷ trọng nợ công/GDP, phương án trả nợ, vấn đề sử dụng đồng vốn vay, báo cáo nêu rõ.
Tập hợp từ các tổ thảo luận cũng cho biết nhiều đại biểu lo ngại về việc cạn kiệt ngân sách, an ninh tài chính, tình trạng vay để đảo nợ khi mà năm 2015 ngân sách dự kiến dành 150.000 tỷ đồng để trả nợ, trong khi chỉ dành 195.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển.
Nhiều ý kiến “đề nghị xem xét vai trò, trách nhiệm điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành trong việc quản lý, sử dụng chi chưa chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả trong điều kiện nợ lớn”, báo cáo nêu.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng Quốc hội chưa sử dụng hết quyền giám sát và quyền quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến vấn đề nợ công. Quốc hội chỉ quy định trần nợ công, mà chưa có chỉ tiêu về tỷ lệ trả nợ, chủ yếu do Chính phủ đặt ra trong chiến lược, đại biểu phân tích.
Bản tập hợp ý kiến thảo luận tại tổ cũng nhấn mạnh: “Nhiều đại biểu cho rằng nợ công đang trở thành vấn đề nguy hiểm, nếu không giải quyết tốt có thể đe dọa đến tài chính quốc gia và ổn định vĩ mô, chính trị”.