“Không mua nợ xấu bằng nợ công”
Thấy gì từ báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội 2014?
“Mua nợ xấu phải bằng tiền thật, chứ không phải bằng nợ công” là quan điểm của đại biểu Quốc hội được phản ánh tại báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận ở tổ về tình hình kinh tế - xã hội 2014.
Không hoàn toàn chỉ là lo lắng, theo đánh giá của một số vị đại biểu thì công tác xử lý nợ xấu có tiến bộ, ngành ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong điều hành giải quyết nợ xấu.
Cụ thể là đến cuối tháng 8/2014 Công ty Mua bán nợ quốc gia (VAMC) đã mua được 3.281 khoản nợ với tổng dư nợ gốc là 56.000 tỷ đồng, thu hồi được 1.462 tỷ đồng nợ xấu của 31 tổ chức tín dụng.
Trong điều kiện khó khăn hiện nay, doanh nghiệp thua lỗ nhiều nên tình trạng nợ xấu tăng cũng là bình thường, cần phải nhìn nhận khách quan, đúng bản chất sự vận hành của nền kinh tế, một số vị bày tỏ quan điểm.
Cũng có một số ý kiến khác cho rằng số liệu về nợ xấu không thống nhất khi Ngân hàng Nhà nước báo cáo đã xử lý được 53,6% tổng số nợ xấu, khoảng 160 ngàn tỷ từ năm 2012 đến nay, có báo cáo khác nêu xử lý được 183 ngàn tỷ đồng. Hoặc báo cáo thẩm tra cho rằng nợ xấu tăng nhưng Chính phủ lại báo cáo là nợ xấu giảm.
Theo đại biểu Quốc hội, số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố nợ xấu toàn hệ thống của ngân hàng khoảng 3,7% là chưa chính xác.
Bởi vậy, không chỉ đề nghị thông tin chính xác để đại biểu Quốc hội cùng tham gia tìm giải pháp với Chính phủ mà các vị đại biểu còn yêu cầu làm rõ xử lý được bao nhiêu nợ xấu trong tổng số nợ xấu thực tế, chứ không so sánh với tổng nợ xấu xác định trong đề án. Đồng thời làm rõ việc tài sản hình thành từ nợ xấu được sử dụng phát huy hiệu quả như thế nào.
Nhiều ý kiến phản ánh tình hình nợ xấu đang tăng nhanh, việc xử lý còn chậm so với yêu cầu, gây tắc nghẽn tài chính, tỷ lệ mất vốn trên tỉ lệ thu hồi vốn tại các ngân hàng thương mại rất cao, đoàn thư ký kỳ họp cho biết.
Bản tổng hợp cũng phản ánh quan điểm cho rằng việc tính nợ xấu không thể loại trừ số nợ bán cho VAMC (khoảng 70.000-80.000 tỷ đồng) và các khoản nợ xấu của các công ty tài chính, quỹ đầu tư, các công ty thuộc ngân hàng thương mại.
Tập hợp từ các tổ thảo luận cho thấy, nhiều ý kiến đề nghị làm rõ, phân tích việc xử lý nợ xấu và xem xét lại cơ chế hoạt động của VAMC, vì hoạt động của VAMC chính xác là quản lý nợ, không phải là mua bán đứt đoạn, trả tiền, thực chất nợ vẫn là của ngân hàng thương mại, về sau vẫn do ngân hàng quản lý, không nên biến VAMC thành kho nợ xấu, rất nguy hiểm.
Hơn nữa, VAMC mua nhiều nợ mà không giải phóng được nợ, không giải phóng được nguồn vốn từ các khoản nợ để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các vị đại diện cho dân cũng đề nghị nghiên cứu xây dựng và ban hành luật xử lý nợ xấu để làm cơ sở pháp luật, cơ sở pháp lý cho VAMC hoạt động, tăng thẩm quyền cơ chế để VAMC xử lý nợ được hiệu quả.
Biện pháp giải quyết nợ xấu chưa triệt để, mua nợ xấu phải bằng tiền thật chứ không phải bằng nợ công, báo cáo nêu quan điểm của đại biểu Quốc hội.
Bàn kế hoạch 2015, đại biểu đề nghị Chính phủ cần phải có phương án hữu hiệu, căn cơ để giải quyết nợ xấu, tập trung xử lý bằng nhiều biện pháp trong thời gian ngắn nhất, không để kéo dài và tạo điểm nghẽn trong tín dụng.
Phương án trình Quốc hội xem xét, ban hành một nghị quyết về tháo gỡ vấn đề thủ tục mua bán tài sản, thế chấp nhà cửa, đồng bộ thủ tục hành chính và tư pháp, theo đại biểu, Chính phủ cũng cần tính đến.
Bên cạnh đó, có ý kiến khác cho rằng việc xử lý nợ xấu phải thuộc trách nhiệm của ngành ngân hàng, Nhà nước không dùng ngân sách để hỗ trợ ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước trả nợ xấu.
Không hoàn toàn chỉ là lo lắng, theo đánh giá của một số vị đại biểu thì công tác xử lý nợ xấu có tiến bộ, ngành ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong điều hành giải quyết nợ xấu.
Cụ thể là đến cuối tháng 8/2014 Công ty Mua bán nợ quốc gia (VAMC) đã mua được 3.281 khoản nợ với tổng dư nợ gốc là 56.000 tỷ đồng, thu hồi được 1.462 tỷ đồng nợ xấu của 31 tổ chức tín dụng.
Trong điều kiện khó khăn hiện nay, doanh nghiệp thua lỗ nhiều nên tình trạng nợ xấu tăng cũng là bình thường, cần phải nhìn nhận khách quan, đúng bản chất sự vận hành của nền kinh tế, một số vị bày tỏ quan điểm.
Cũng có một số ý kiến khác cho rằng số liệu về nợ xấu không thống nhất khi Ngân hàng Nhà nước báo cáo đã xử lý được 53,6% tổng số nợ xấu, khoảng 160 ngàn tỷ từ năm 2012 đến nay, có báo cáo khác nêu xử lý được 183 ngàn tỷ đồng. Hoặc báo cáo thẩm tra cho rằng nợ xấu tăng nhưng Chính phủ lại báo cáo là nợ xấu giảm.
Theo đại biểu Quốc hội, số liệu Ngân hàng Nhà nước công bố nợ xấu toàn hệ thống của ngân hàng khoảng 3,7% là chưa chính xác.
Bởi vậy, không chỉ đề nghị thông tin chính xác để đại biểu Quốc hội cùng tham gia tìm giải pháp với Chính phủ mà các vị đại biểu còn yêu cầu làm rõ xử lý được bao nhiêu nợ xấu trong tổng số nợ xấu thực tế, chứ không so sánh với tổng nợ xấu xác định trong đề án. Đồng thời làm rõ việc tài sản hình thành từ nợ xấu được sử dụng phát huy hiệu quả như thế nào.
Nhiều ý kiến phản ánh tình hình nợ xấu đang tăng nhanh, việc xử lý còn chậm so với yêu cầu, gây tắc nghẽn tài chính, tỷ lệ mất vốn trên tỉ lệ thu hồi vốn tại các ngân hàng thương mại rất cao, đoàn thư ký kỳ họp cho biết.
Bản tổng hợp cũng phản ánh quan điểm cho rằng việc tính nợ xấu không thể loại trừ số nợ bán cho VAMC (khoảng 70.000-80.000 tỷ đồng) và các khoản nợ xấu của các công ty tài chính, quỹ đầu tư, các công ty thuộc ngân hàng thương mại.
Tập hợp từ các tổ thảo luận cho thấy, nhiều ý kiến đề nghị làm rõ, phân tích việc xử lý nợ xấu và xem xét lại cơ chế hoạt động của VAMC, vì hoạt động của VAMC chính xác là quản lý nợ, không phải là mua bán đứt đoạn, trả tiền, thực chất nợ vẫn là của ngân hàng thương mại, về sau vẫn do ngân hàng quản lý, không nên biến VAMC thành kho nợ xấu, rất nguy hiểm.
Hơn nữa, VAMC mua nhiều nợ mà không giải phóng được nợ, không giải phóng được nguồn vốn từ các khoản nợ để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các vị đại diện cho dân cũng đề nghị nghiên cứu xây dựng và ban hành luật xử lý nợ xấu để làm cơ sở pháp luật, cơ sở pháp lý cho VAMC hoạt động, tăng thẩm quyền cơ chế để VAMC xử lý nợ được hiệu quả.
Biện pháp giải quyết nợ xấu chưa triệt để, mua nợ xấu phải bằng tiền thật chứ không phải bằng nợ công, báo cáo nêu quan điểm của đại biểu Quốc hội.
Bàn kế hoạch 2015, đại biểu đề nghị Chính phủ cần phải có phương án hữu hiệu, căn cơ để giải quyết nợ xấu, tập trung xử lý bằng nhiều biện pháp trong thời gian ngắn nhất, không để kéo dài và tạo điểm nghẽn trong tín dụng.
Phương án trình Quốc hội xem xét, ban hành một nghị quyết về tháo gỡ vấn đề thủ tục mua bán tài sản, thế chấp nhà cửa, đồng bộ thủ tục hành chính và tư pháp, theo đại biểu, Chính phủ cũng cần tính đến.
Bên cạnh đó, có ý kiến khác cho rằng việc xử lý nợ xấu phải thuộc trách nhiệm của ngành ngân hàng, Nhà nước không dùng ngân sách để hỗ trợ ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước trả nợ xấu.