Nobel Vật lý 2010 thuộc về hai nhà khoa học Nga
Giải Nobel Vật lý năm 2010 vừa xướng danh hai nhà khoa học Andre Geim và Konstantin Novoselov
Vào lúc 16h45 chiều nay (5/10, theo giờ Việt Nam), Hội đồng giám khảo giải thưởng Nobel đã quyết định trao giải Nobel Vật lý năm 2010 cho hai nhà khoa học Andre Geim và Konstantin Novoselov vì “những phát hiện đột phá chất graphene hai chiều”.
Trong đó, nhà khoa học Andre Geim, sinh năm 1958 tại Sochi, Nga. Còn nhà khoa học Konstantin Novoselov, sinh năm 1974 tại Nizhny Tagil, Nga. Cả hai ông hiện đều công tác tại trường Đại học Manchester, Manchester, Vương quốc Anh.
Graphene là một mảng cacbon có độ dày một nguyên tử - loại vật liệu mỏng nhất được biết và chắc chắn nhất từng tồn tại trong vũ trụ. Nó bền hơn thép 200 lần và có thể truyền tải điện năng tốt hơn đồng gấp 1 triệu lần.
Những đặc tính này tạo cho graphene một số ứng dụng tiềm năng như chế tạo vi mạch cho máy tính, điện thoại di động siêu tốc. Tuy nhiên sản xuất những mảng graphene rất khó khăn và đắt đỏ.
Graphene đã cho thấy những tiềm năng ứng dụng rất lớn với cấu trúc phân tử phẳng– chỉ dày bằng một nguyên tử và rất bền vững. Các nhà nghiên cứu đồng thời hướng đến ứng dụng của graphene vào công nghệ hiển thị bởi tính trong suốt của nó.
Hai nhà khoa học ở Đại học Manchester đã chứng minh rằng có thể ứng dụng graphene vào trong các mạch điện tử để tạo ra những transistor kích thước phân tử.
Trong tương lai, vật liệu này có thể được dùng để chế tạo các vi mạch điện tử thế hệ mới, khiến máy tính hoặc điện thoại di động truyền dữ liệu với tốc độ cao hơn rất nhiều.
Nobel Vật lý là giải thưởng thường niên của Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển. Năm 2009, giải thưởng này được trao cho ba nhà khoa học Mỹ vì đã có những cống hiến to lớn vào công nghệ truyền dẫn thông tin và hình ảnh kỹ thuật số qua hệ thống dây cáp sợi quang.
Theo công bố của Hội đồng bình chọn, một nửa giải thưởng Nobel Vật lý 2009 thuộc về giáo sư Charles K. Kao vì ông là người đầu tiên đạt được các thành tựu truyền dẫn các tín hiệu dưới dạng ánh sáng qua cáp sợi quang.
Nửa còn lại chia đều cho Giáo sư Willard S. Boyle và Giáo sư George E. Smith vì đã sáng chế ra công nghệ bán dẫn số hóa các hình ảnh và đọc được các tín hiệu số thường được gọi là công nghệ CCD sensor.
Phát minh của hai ông dựa trên hiệu ứng từ phát minh về quang điện của nhà Vật lý thiên tài Albert Eistein - người đoạt giải Nobel vật lý năm 1921. Công nghệ CCD được ứng dụng trong ảnh kỹ thuật số, ghi hình và truyền hình qua và từ vệ tinh...
Giải Nobel Vật lý đầu tiên đã được trao cho Wilhelm Conrad Röntgen, người Đức. Nobel Vật lý được xem là giải thưởng mang lại uy tín lớn nhất đối với những nhà Vật lý. Nó được trao như một nghi lễ hằng năm ngày 10 tháng 12 ở Stockholm, cũng là kỉ niệm ngày mất của Nobel.
Giải Nobel Vật lý có lẽ là hạng mục giải về học thuật gây nhiều tranh cãi nhất trong hệ thống Giải Nobel. Hội đồng xét thưởng Nobel Thụy Điển và Viện hàn lâm khoa học nước này đã nhiều lần bị chỉ trích vì cả quá trình xét giải, việc chọn người trao giải và bỏ qua ứng cử viên.
Thomas Edison và Nikola Tesla, hai nhà phát minh nổi tiếng thế giới cuối thế kỉ 19 và 20 được coi là những ứng cử viên nặng ký cho Giải Nobel Vật lý năm 1915, nhưng không ai trong số họ giành được giải thưởng này cho dù cả hai đều đóng góp rất lớn cho sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật.
Giải Nobel Vật lý năm 1956 được trao cho William Shockley, John Bardeen và Walter Brattain "vì phát minh transistor" trong khi thực tế đã có nhiều phát minh trước đó liên quan đến việc hình thành transistor như các mẫu transistor hiện đại do Julius Edgar Lilienfeld đăng ký bằng sáng chế từ năm 1928[8].
Giải thưởng Nobel được mang tên người sáng lập là nhà khoa học người Thụy Điển Alfred Nobel. Đây là giải thưởng khoa học quốc tế danh giá nhất được trao hàng năm kể từ năm 1901, cho những cá nhân, tổ chức “có cống hiến lớn nhất cho lợi ích của loài người” (theo chúc thư của Alfred Nobel) trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học, văn học và hòa bình.
Năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển bổ sung giải thưởng cho lĩnh vực kinh tế, có tên gọi đầy đủ là “Giải thưởng Riksbank trong Khoa học Kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel”. Hôm qua (4/10), giải Nobel Y học đã được trao cho nhà khoa học người Anh Robert Edward. Ông là “cha đẻ” của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), mang lại niềm vui cho hàng triệu cặp vợ chồng hiếm muộn.
Dự kiến, Viện hàn lâm khoa học Thụy Điển tiếp tục công bố giải Nobel Hóa học vào ngày 6/10, Nobel Văn học ngày 7/10 và Nobel Kinh tế ngày 11/10. Trong khi đó, Ủy ban Nobel thuộc Quốc hội Na Uy sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề liên quan tới giải Nobel Hòa bình. Giải Nobel Hòa bình sẽ được công bố vào ngày 8/10.
Trong đó, nhà khoa học Andre Geim, sinh năm 1958 tại Sochi, Nga. Còn nhà khoa học Konstantin Novoselov, sinh năm 1974 tại Nizhny Tagil, Nga. Cả hai ông hiện đều công tác tại trường Đại học Manchester, Manchester, Vương quốc Anh.
Graphene là một mảng cacbon có độ dày một nguyên tử - loại vật liệu mỏng nhất được biết và chắc chắn nhất từng tồn tại trong vũ trụ. Nó bền hơn thép 200 lần và có thể truyền tải điện năng tốt hơn đồng gấp 1 triệu lần.
Những đặc tính này tạo cho graphene một số ứng dụng tiềm năng như chế tạo vi mạch cho máy tính, điện thoại di động siêu tốc. Tuy nhiên sản xuất những mảng graphene rất khó khăn và đắt đỏ.
Graphene đã cho thấy những tiềm năng ứng dụng rất lớn với cấu trúc phân tử phẳng– chỉ dày bằng một nguyên tử và rất bền vững. Các nhà nghiên cứu đồng thời hướng đến ứng dụng của graphene vào công nghệ hiển thị bởi tính trong suốt của nó.
Hai nhà khoa học ở Đại học Manchester đã chứng minh rằng có thể ứng dụng graphene vào trong các mạch điện tử để tạo ra những transistor kích thước phân tử.
Trong tương lai, vật liệu này có thể được dùng để chế tạo các vi mạch điện tử thế hệ mới, khiến máy tính hoặc điện thoại di động truyền dữ liệu với tốc độ cao hơn rất nhiều.
Nobel Vật lý là giải thưởng thường niên của Viện hàn lâm khoa học hoàng gia Thụy Điển. Năm 2009, giải thưởng này được trao cho ba nhà khoa học Mỹ vì đã có những cống hiến to lớn vào công nghệ truyền dẫn thông tin và hình ảnh kỹ thuật số qua hệ thống dây cáp sợi quang.
Theo công bố của Hội đồng bình chọn, một nửa giải thưởng Nobel Vật lý 2009 thuộc về giáo sư Charles K. Kao vì ông là người đầu tiên đạt được các thành tựu truyền dẫn các tín hiệu dưới dạng ánh sáng qua cáp sợi quang.
Nửa còn lại chia đều cho Giáo sư Willard S. Boyle và Giáo sư George E. Smith vì đã sáng chế ra công nghệ bán dẫn số hóa các hình ảnh và đọc được các tín hiệu số thường được gọi là công nghệ CCD sensor.
Phát minh của hai ông dựa trên hiệu ứng từ phát minh về quang điện của nhà Vật lý thiên tài Albert Eistein - người đoạt giải Nobel vật lý năm 1921. Công nghệ CCD được ứng dụng trong ảnh kỹ thuật số, ghi hình và truyền hình qua và từ vệ tinh...
Giải Nobel Vật lý đầu tiên đã được trao cho Wilhelm Conrad Röntgen, người Đức. Nobel Vật lý được xem là giải thưởng mang lại uy tín lớn nhất đối với những nhà Vật lý. Nó được trao như một nghi lễ hằng năm ngày 10 tháng 12 ở Stockholm, cũng là kỉ niệm ngày mất của Nobel.
Giải Nobel Vật lý có lẽ là hạng mục giải về học thuật gây nhiều tranh cãi nhất trong hệ thống Giải Nobel. Hội đồng xét thưởng Nobel Thụy Điển và Viện hàn lâm khoa học nước này đã nhiều lần bị chỉ trích vì cả quá trình xét giải, việc chọn người trao giải và bỏ qua ứng cử viên.
Thomas Edison và Nikola Tesla, hai nhà phát minh nổi tiếng thế giới cuối thế kỉ 19 và 20 được coi là những ứng cử viên nặng ký cho Giải Nobel Vật lý năm 1915, nhưng không ai trong số họ giành được giải thưởng này cho dù cả hai đều đóng góp rất lớn cho sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật.
Giải Nobel Vật lý năm 1956 được trao cho William Shockley, John Bardeen và Walter Brattain "vì phát minh transistor" trong khi thực tế đã có nhiều phát minh trước đó liên quan đến việc hình thành transistor như các mẫu transistor hiện đại do Julius Edgar Lilienfeld đăng ký bằng sáng chế từ năm 1928[8].
Giải thưởng Nobel được mang tên người sáng lập là nhà khoa học người Thụy Điển Alfred Nobel. Đây là giải thưởng khoa học quốc tế danh giá nhất được trao hàng năm kể từ năm 1901, cho những cá nhân, tổ chức “có cống hiến lớn nhất cho lợi ích của loài người” (theo chúc thư của Alfred Nobel) trong các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học, văn học và hòa bình.
Năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển bổ sung giải thưởng cho lĩnh vực kinh tế, có tên gọi đầy đủ là “Giải thưởng Riksbank trong Khoa học Kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel”. Hôm qua (4/10), giải Nobel Y học đã được trao cho nhà khoa học người Anh Robert Edward. Ông là “cha đẻ” của kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), mang lại niềm vui cho hàng triệu cặp vợ chồng hiếm muộn.
Dự kiến, Viện hàn lâm khoa học Thụy Điển tiếp tục công bố giải Nobel Hóa học vào ngày 6/10, Nobel Văn học ngày 7/10 và Nobel Kinh tế ngày 11/10. Trong khi đó, Ủy ban Nobel thuộc Quốc hội Na Uy sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề liên quan tới giải Nobel Hòa bình. Giải Nobel Hòa bình sẽ được công bố vào ngày 8/10.