Nỗi lo dệt may Việt Nam trước cửa TPP
TPP đưa ra các quy định để bảo vệ các nhà sản xuất dệt may của Mỹ bằng cách áp thêm quy định về nguồn gốc
Chỉ tính nửa đầu năm 2015, xuất khẩu dệt may sang thị trường các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã chiếm gần 70% trong tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành, khi gia nhập TPP, thị phần này còn tăng gấp đôi.
Nhưng có lẽ, nỗi lo canh cánh về quy tắc xuất xứ luôn thường trực với ngành này cũng gia tăng, khi có tới 60-90% sản phẩm dệt ở Việt Nam nhập từ các nước ngoài TPP.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong số các thị trường TPP, xuất khẩu sang Hoa Kỳ luôn đạt giá trị lớn nhất, chiếm 42% so với tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may, ước đạt 5,18 tỷ USD (tăng 11,01% so với cùng kỳ năm 2014), chiếm gần 50% trong khối thị trường TPP; tiếp đến là Nhật Bản với 1,3 tỷ USD...
Trong số 11 thị trường trong TPP, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta từ đầu năm 2015 đến nay đều đạt mức tăng trưởng dương tại 10 thị trường.
Áp lực quy tắc xuất xứ
Tuy nhiên, TPP có những yêu cầu rất chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm - điều mà các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn chưa dành sự quan tâm thích đáng. TPP đưa ra các quy định để bảo vệ các nhà sản xuất dệt may của Mỹ bằng cách áp thêm quy định về nguồn gốc.
Trong khi đó, theo bà Đặng Phương Dung, Phó chủ tịch Vitas, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 50%. Đây là thị trường mà hầu hết các nước xuất khẩu đều luôn mong muốn thâm nhập.
Hiệp định TPP không chỉ tăng cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam tiếp cận ưu đãi vào thị trường Mỹ, mà còn nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng.
Còn đại diện Trung tâm Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho rằng, Mỹ là nước nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới, có ngành sản xuất nội địa tương đối nhỏ nhưng lại có tiếng nói vận động rất lớn, đã đưa ra đề xuất áp dụng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” đối với hàng dệt may trong TPP.
Theo đó, một sản phẩm dệt may muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP thì tất cả các nguyên liệu, bắt đầu từ sợi trở đi phải được sản xuất tại các nước TPP.
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) lo ngại, Việt Nam là nhà xuất khẩu lớn thứ 3 vào thị trường Mỹ nhưng hiện đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Có tới 60-90% sản phẩm dệt ở Việt Nam đến từ các thị trường khác, chủ yếu từ Trung Quốc và Đài Loan.
Khi tham gia TPP, Việt Nam bắt buộc phải chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào ở trong nước để tăng giá trị gia tăng. Về mặt kỹ thuật, các nhà sản xuất dệt may Việt Nam cũng không thể nhập nguyên liệu từ Trung Quốc mãi nếu muốn hưởng lợi từ mức thuế ưu đãi theo quy định của TPP.
Phân tích những thách thức của dệt may, đại diện Ngân hàng Thế giới nói, cấu trúc ngành dệt may Việt Nam có vấn đề khiếm khuyết chuỗi cung ứng dẫn đến quá phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Hiện nay, giá trị gia tăng của ngành thấp (25% doanh thu xuất khẩu, tỷ suất lợi nhuận 5-10%, 70% đơn thuần là cắt may), nhưng để chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị, đòi hỏi phải có đầu tư lớn cả về nguồn công nghệ và nhân lực.
Năng suất lao động thấp, đẩy giá thành lên cao, như cùng sản phẩm áo Polo 1 lao động Việt Nam may được 12 chiếc/ngày, còn lao động Trung Quốc là 25 chiếc.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Tổng công ty May Hưng Yên cũng thừa nhận, hiện nay năng suất lao động của Việt Nam đang bị xem là thấp, chỉ bằng 30% của Malaysia, 40% của Thái Lan.
Tái cấu trúc để hoàn thiện
Bà Dung cho rằng, TPP yêu cầu cao về xuất xứ - đây là thách thức đối với doanh nghiệp dệt may bởi xuất phát điểm của ngành dệt may đang yếu trong khâu nguồn, tức là nguồn cung cấp nguyên phụ liệu cho dệt may như vải, nhuộm... đang lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Chính vì vậy, theo đại diện Vitas, cần sự nỗ lực của toàn ngành, xã hội và Chính phủ để thu hút được doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào điểm yếu nhất này.
Mặt khác, tăng cường liên kết trong ngành, giữa các nhà sản xuất trong nước với những nhà sản xuất nguyên phụ liệu, tận dụng thành phẩm của nhau để làm nguyên liệu dệt may.
“Có như vậy chúng ta mới đáp ứng xuất xứ để hưởng lợi từ các hiệp định”, bà Dung nhận định.
Đại diện Ngân hàng Thế giới đưa gợi ý, Việt Nam cần có cách tiếp cận mở cửa rộng hơn nữa, trái ngược với cách tiếp cận phòng thủ trong đàm phán TPP.
Đồng thời, tái cấu trúc ngành để hoàn thiện chuỗi cung ứng, như tăng cường đầu tư vào các công đoạn dệt, nhuộm và hoàn tất dệt - đây là điều kiện sống còn không chỉ để thực hiện TPP mà còn để phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này đòi hỏi đầu tư vốn lớn và tính chất môi trường cao.
Như vậy, khi thu hút các dự án FDI phải vừa có các chính sách khuyến khích phù hợp, vừa cần khắt khe trong lựa chọn các dự án theo hướng chuẩn công nghệ.
Việt Nam không hạ thấp chỉ tiêu môi trường nhưng Chính phủ cần hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý nước thải trong ngành nhuộm. Đặc biệt, thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị thông qua phát triển các cụm dệt may.
Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng CIEM, lại lạc quan cho rằng, việc tuân thủ quy định về nguyên tắc xuất xứ, kỹ thuật, tiêu chuẩn về lao động, môi trường hay thủ tục pháp lý... trước mắt sẽ là khó khăn nhưng lại là động lực thúc đẩy, tạo đà cho doanh nghiệp trong cuộc chơi dài hạn.
TPP liên quan đến những cam kết, những chỉnh sửa về pháp lý, về chính sách trong nước. Doanh nghiệp cần hiểu nguyên tắc cam kết hội nhập nhưng cũng phải hiểu sự chuyển động về chính sách trong nước.
Bởi theo ông, khi gia nhập TPP, dệt may là ngành có thị trường rộng hơn, mức độ giảm thuế nhanh hơn sẽ dễ có cơ hội phát triển. Hiện mức thuế quan trung bình của dệt may nếu không có TPP là 16 - 17%, nếu có TPP giảm về 0% thì rõ ràng khả năng cạnh tranh, lợi ích đem lại cho ngành dệt may sẽ rất lớn.
Nhưng có lẽ, nỗi lo canh cánh về quy tắc xuất xứ luôn thường trực với ngành này cũng gia tăng, khi có tới 60-90% sản phẩm dệt ở Việt Nam nhập từ các nước ngoài TPP.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong số các thị trường TPP, xuất khẩu sang Hoa Kỳ luôn đạt giá trị lớn nhất, chiếm 42% so với tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may, ước đạt 5,18 tỷ USD (tăng 11,01% so với cùng kỳ năm 2014), chiếm gần 50% trong khối thị trường TPP; tiếp đến là Nhật Bản với 1,3 tỷ USD...
Trong số 11 thị trường trong TPP, xuất khẩu hàng dệt may của nước ta từ đầu năm 2015 đến nay đều đạt mức tăng trưởng dương tại 10 thị trường.
Áp lực quy tắc xuất xứ
Tuy nhiên, TPP có những yêu cầu rất chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm - điều mà các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn chưa dành sự quan tâm thích đáng. TPP đưa ra các quy định để bảo vệ các nhà sản xuất dệt may của Mỹ bằng cách áp thêm quy định về nguồn gốc.
Trong khi đó, theo bà Đặng Phương Dung, Phó chủ tịch Vitas, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng 50%. Đây là thị trường mà hầu hết các nước xuất khẩu đều luôn mong muốn thâm nhập.
Hiệp định TPP không chỉ tăng cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam tiếp cận ưu đãi vào thị trường Mỹ, mà còn nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng.
Còn đại diện Trung tâm Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho rằng, Mỹ là nước nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới, có ngành sản xuất nội địa tương đối nhỏ nhưng lại có tiếng nói vận động rất lớn, đã đưa ra đề xuất áp dụng quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” đối với hàng dệt may trong TPP.
Theo đó, một sản phẩm dệt may muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo TPP thì tất cả các nguyên liệu, bắt đầu từ sợi trở đi phải được sản xuất tại các nước TPP.
Đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) lo ngại, Việt Nam là nhà xuất khẩu lớn thứ 3 vào thị trường Mỹ nhưng hiện đang phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu. Có tới 60-90% sản phẩm dệt ở Việt Nam đến từ các thị trường khác, chủ yếu từ Trung Quốc và Đài Loan.
Khi tham gia TPP, Việt Nam bắt buộc phải chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào ở trong nước để tăng giá trị gia tăng. Về mặt kỹ thuật, các nhà sản xuất dệt may Việt Nam cũng không thể nhập nguyên liệu từ Trung Quốc mãi nếu muốn hưởng lợi từ mức thuế ưu đãi theo quy định của TPP.
Phân tích những thách thức của dệt may, đại diện Ngân hàng Thế giới nói, cấu trúc ngành dệt may Việt Nam có vấn đề khiếm khuyết chuỗi cung ứng dẫn đến quá phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.
Hiện nay, giá trị gia tăng của ngành thấp (25% doanh thu xuất khẩu, tỷ suất lợi nhuận 5-10%, 70% đơn thuần là cắt may), nhưng để chuyển lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị, đòi hỏi phải có đầu tư lớn cả về nguồn công nghệ và nhân lực.
Năng suất lao động thấp, đẩy giá thành lên cao, như cùng sản phẩm áo Polo 1 lao động Việt Nam may được 12 chiếc/ngày, còn lao động Trung Quốc là 25 chiếc.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Tổng công ty May Hưng Yên cũng thừa nhận, hiện nay năng suất lao động của Việt Nam đang bị xem là thấp, chỉ bằng 30% của Malaysia, 40% của Thái Lan.
Tái cấu trúc để hoàn thiện
Bà Dung cho rằng, TPP yêu cầu cao về xuất xứ - đây là thách thức đối với doanh nghiệp dệt may bởi xuất phát điểm của ngành dệt may đang yếu trong khâu nguồn, tức là nguồn cung cấp nguyên phụ liệu cho dệt may như vải, nhuộm... đang lệ thuộc nhiều vào nhập khẩu.
Chính vì vậy, theo đại diện Vitas, cần sự nỗ lực của toàn ngành, xã hội và Chính phủ để thu hút được doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào điểm yếu nhất này.
Mặt khác, tăng cường liên kết trong ngành, giữa các nhà sản xuất trong nước với những nhà sản xuất nguyên phụ liệu, tận dụng thành phẩm của nhau để làm nguyên liệu dệt may.
“Có như vậy chúng ta mới đáp ứng xuất xứ để hưởng lợi từ các hiệp định”, bà Dung nhận định.
Đại diện Ngân hàng Thế giới đưa gợi ý, Việt Nam cần có cách tiếp cận mở cửa rộng hơn nữa, trái ngược với cách tiếp cận phòng thủ trong đàm phán TPP.
Đồng thời, tái cấu trúc ngành để hoàn thiện chuỗi cung ứng, như tăng cường đầu tư vào các công đoạn dệt, nhuộm và hoàn tất dệt - đây là điều kiện sống còn không chỉ để thực hiện TPP mà còn để phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này đòi hỏi đầu tư vốn lớn và tính chất môi trường cao.
Như vậy, khi thu hút các dự án FDI phải vừa có các chính sách khuyến khích phù hợp, vừa cần khắt khe trong lựa chọn các dự án theo hướng chuẩn công nghệ.
Việt Nam không hạ thấp chỉ tiêu môi trường nhưng Chính phủ cần hỗ trợ tài chính cho hoạt động xử lý nước thải trong ngành nhuộm. Đặc biệt, thúc đẩy mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị thông qua phát triển các cụm dệt may.
Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng CIEM, lại lạc quan cho rằng, việc tuân thủ quy định về nguyên tắc xuất xứ, kỹ thuật, tiêu chuẩn về lao động, môi trường hay thủ tục pháp lý... trước mắt sẽ là khó khăn nhưng lại là động lực thúc đẩy, tạo đà cho doanh nghiệp trong cuộc chơi dài hạn.
TPP liên quan đến những cam kết, những chỉnh sửa về pháp lý, về chính sách trong nước. Doanh nghiệp cần hiểu nguyên tắc cam kết hội nhập nhưng cũng phải hiểu sự chuyển động về chính sách trong nước.
Bởi theo ông, khi gia nhập TPP, dệt may là ngành có thị trường rộng hơn, mức độ giảm thuế nhanh hơn sẽ dễ có cơ hội phát triển. Hiện mức thuế quan trung bình của dệt may nếu không có TPP là 16 - 17%, nếu có TPP giảm về 0% thì rõ ràng khả năng cạnh tranh, lợi ích đem lại cho ngành dệt may sẽ rất lớn.