“Nỗi thất vọng iPhone 8” đe dọa chứng khoán Đài Loan
Thị trường chứng khoán với quy mô 1,1 nghìn tỷ USD của Đài Loan đặc biệt nhạy cảm với “vận mệnh” các sản phẩm của Apple
Loạt iPhone thế hệ mới nhất của hãng công nghệ Mỹ Apple đã không nhận được phản hồi tích cực như kỳ vọng, ít nhất là từ giới đầu tư nắm giữ cổ phiếu các nhà cung cấp của Apple ở châu Á. Và đây thực sự là tin xấu đối với thị trường chứng khoán Đài Loan.
Theo hãng tin Bloomberg, giá cổ phiếu của tập đoàn Hon Hai, nhà lắp ráp iPhone và các thiết bị khác của Apple, đã mất giá 10% kể từ khi Apple trình làng iPhone 8, iPhone 8 Plus và iPhone X. Giá cổ phiếu các nhà cung cấp khác của Apple trong khu vực, như Petragon của Đài Loan hay LG Innotek của Hàn Quốc, cũng đồng loạt giảm hơn 13%.
Thị trường chứng khoán với quy mô 1,1 nghìn tỷ USD của Đài Loan đặc biệt nhạy cảm với “vận mệnh” các sản phẩm của Apple, bởi cổ phiếu các nhà cung cấp của “quả táo” chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng mức vốn hóa của thị trường này.
Hon Hai và Taiwan Semiconductor, nhà sản xuất con chip chính cho Apple, cùng nhau chiếm 1/4 chỉ số Taiex. Kim ngạch xuất khẩu của hai công ty này đóng góp hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đài Loan.
“Lượng đơn đặt hàng iPhone mới đã gây thất vọng cho thị trường và các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ tiếp tục bán ròng cổ phiếu Đài Loan”, ông Alan Tseng, Phó chủ tịch công ty Capital Investment Management có trụ sở ở Đài Bắc, nhận định. “Sự giảm giá cổ phiếu các nhà cung cấp của Apple đã kéo tụt chỉ số chính và có thể khiến chỉ số này giảm sâu hơn nữa trong tháng tới”.
Tuần trước, giới đầu tư nước ngoài bán ròng 677 triệu USD trên thị trường chứng khoán Đài Loan, đánh dấu mức thoái vốn mạnh nhất trong 1 tuần trong vòng 3 tháng qua. Trước đó, hy vọng về thế hệ iPhone mới đã đưa chỉ số Taiex lên mức cao nhất 17 năm và vốn ngoại ồ ạt chảy vào chứng khoán Đài Loan.
Trong phiên giao dịch ngày 25/9, Taiex giảm hơn 1%, xuống mức thấp nhất trong 1 tháng.
Trong một báo cáo ra tuần trước, nhà phân tích Jun Zhang thuộc công ty chứng khoán Rosenblatt Securities nói rằng lượng đơn đặt trước iPhone 8 “thấp hơn nhiều” so với mức của iPhone 7 và iPhone 6. Phản hồi ban đầu cho thấy số lượng iPhone 8 bán được trong những ngày đầu lên kệ tại thị trường Mỹ là thấp hơn so với các thế hệ trước, và thậm chí càng thấp hơn ở thị trường Trung Quốc.
Giá cổ phiếu Hon Hai giảm gần 2% trong phiên giao dịch ngày 25/9 tại thị trường Đài Loan. Giá cổ phiếu các nhà cung cấp khác của Apple cũng giảm, như cổ phiếu AAC Technologies giảm 4,8% tại thị trường Hồng Kông.
Cổ phiếu hãng hàng không China Airlines - vốn tăng mạnh thời gian qua nhờ niềm tin rằng hoạt động chở hàng sẽ hưởng lợi từ đơn hàng lớn của Apple - giảm 3,9%.
Theo hãng tin Bloomberg, giá cổ phiếu của tập đoàn Hon Hai, nhà lắp ráp iPhone và các thiết bị khác của Apple, đã mất giá 10% kể từ khi Apple trình làng iPhone 8, iPhone 8 Plus và iPhone X. Giá cổ phiếu các nhà cung cấp khác của Apple trong khu vực, như Petragon của Đài Loan hay LG Innotek của Hàn Quốc, cũng đồng loạt giảm hơn 13%.
Thị trường chứng khoán với quy mô 1,1 nghìn tỷ USD của Đài Loan đặc biệt nhạy cảm với “vận mệnh” các sản phẩm của Apple, bởi cổ phiếu các nhà cung cấp của “quả táo” chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng mức vốn hóa của thị trường này.
Hon Hai và Taiwan Semiconductor, nhà sản xuất con chip chính cho Apple, cùng nhau chiếm 1/4 chỉ số Taiex. Kim ngạch xuất khẩu của hai công ty này đóng góp hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đài Loan.
“Lượng đơn đặt hàng iPhone mới đã gây thất vọng cho thị trường và các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ tiếp tục bán ròng cổ phiếu Đài Loan”, ông Alan Tseng, Phó chủ tịch công ty Capital Investment Management có trụ sở ở Đài Bắc, nhận định. “Sự giảm giá cổ phiếu các nhà cung cấp của Apple đã kéo tụt chỉ số chính và có thể khiến chỉ số này giảm sâu hơn nữa trong tháng tới”.
Tuần trước, giới đầu tư nước ngoài bán ròng 677 triệu USD trên thị trường chứng khoán Đài Loan, đánh dấu mức thoái vốn mạnh nhất trong 1 tuần trong vòng 3 tháng qua. Trước đó, hy vọng về thế hệ iPhone mới đã đưa chỉ số Taiex lên mức cao nhất 17 năm và vốn ngoại ồ ạt chảy vào chứng khoán Đài Loan.
Trong phiên giao dịch ngày 25/9, Taiex giảm hơn 1%, xuống mức thấp nhất trong 1 tháng.
Trong một báo cáo ra tuần trước, nhà phân tích Jun Zhang thuộc công ty chứng khoán Rosenblatt Securities nói rằng lượng đơn đặt trước iPhone 8 “thấp hơn nhiều” so với mức của iPhone 7 và iPhone 6. Phản hồi ban đầu cho thấy số lượng iPhone 8 bán được trong những ngày đầu lên kệ tại thị trường Mỹ là thấp hơn so với các thế hệ trước, và thậm chí càng thấp hơn ở thị trường Trung Quốc.
Giá cổ phiếu Hon Hai giảm gần 2% trong phiên giao dịch ngày 25/9 tại thị trường Đài Loan. Giá cổ phiếu các nhà cung cấp khác của Apple cũng giảm, như cổ phiếu AAC Technologies giảm 4,8% tại thị trường Hồng Kông.
Cổ phiếu hãng hàng không China Airlines - vốn tăng mạnh thời gian qua nhờ niềm tin rằng hoạt động chở hàng sẽ hưởng lợi từ đơn hàng lớn của Apple - giảm 3,9%.