Nóng “cuộc đua” tàu cao tốc Nhật-Trung ở Đông Nam Á
Trung Quốc đưa ra mức chi phí rẻ hơn so với Nhật, nhưng lại có các điều kiện đi kèm
Thái Lan và Malaysia sắp sửa khởi động đàm phán về xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc dài 1.500 km nối giữa hai thủ đô của hai nước nhằm tăng cường kết nối trong khu vực.
Ông Arkhom Termpittayapaisiht, Bộ trưởng Bộ Giao thông Thái Lan, nói với tờ Nikkei Asian Review rằng ông hy vọng sẽ sớm có cuộc gặp với người đồng cấp Malaysia. “Chúng tôi sẽ thảo luận về việc đưa nước ngoài tham gia vào dự án này như thế nào, chọn giữa Trung Quốc hoặc Nhật Bản, hai mời cả hai nước tham gia”, ông Arkhom nói. “Nhưng Malaysia có vẻ thích chọn Trung Quốc hơn”.
Dự án đường sắt cao tốc Bangkok-Kuala Lumpur là một phần trong kế hoạch mạng lưới đường sắt khu vực khởi xướng bởi cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad trong cuộc gặp hồi năm 1995 giữa lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây là ý tưởng về xây dựng một mạng lưới đường sắt nối giữa Singapore với thành phố Côn Minh của Trung Quốc, qua Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Việt Nam, và Lào.
Phần lớn hệ thống đường sắt của khu vực Đông Nam Á hiện nay đã cũ kỹ và không phù hợp với tàu cao tốc. Các nước trong khu vực đều đang nỗ lực hiện đại hóa các tuyến đường sắt của mình để tăng cường kết nối và phát triển kinh tế. “Các thành phố trong ASEAN cần phải được kết nối bằng đường sắt cao tốc”, ông Arkhom nói.
Hiện nay, ý tưởng về một hệ thống đường sắt kết nối toàn ASEAN phù hợp với sáng kiến “một vành đai, một con đường” hay còn gọi là “con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc. Sáng kiến được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra nhằm thiết lập một hành lang kinh tế từ Á sang Âu.
Trong bối cảnh như vậy, sự tham gia của Trung Quốc vào lĩnh vực giao thông ở khu vực Đông Nam Á ngày càng tăng. Một tuyến đường sắt nối giữa Côn Minh và thủ đô Vientiane của Lào đang được xây dựng. Tuyến này sẽ kết nối với một tuyến đường sắt khác cũng do Trung Quốc xây dựng, là tuyến nối giữa Nong Khai của Thái Lan với thủ đô Bangkok.
Bởi vậy, khó có chuyện Bắc Kinh sẽ bỏ qua cơ hội nếu Thái Lan và Malaysia tìm kiếm sự giúp đỡ cho kế hoạch đường sắc cao tốc nối giữa hai nước.
Về phần mình, Nhật Bản cũng đang thúc đẩy việc xuất khẩu công nghệ tàu viên đạn shinkanshen. Tàu cao tốc của Nhật đã chạy ở Đài Loan và Nhật cũng đã ký thỏa thuận tàu cao tốc với Ấn Độ và Thái Lan. Tuy nhiên, vào năm 2015, Nhật đã thua trong cuộc đua giành dự án đường sắt cao tốc của Indonesia.
Nhật Bản và Trung Quốc hiện cũng đang cạnh tranh tuyến Singapore-Kuala Lumpur, dự án đường sắt cao tốc xuyên biên giới đầu tiên ở Đông Nam Á. Chính phủ Singapore và Malaysia đã nhất trí sẽ đưa tuyến đường sắt cao tốc dài 350 km này đi vào hoạt động năm 2026. Tuyến Kuala Lumpur-Bangkok, nếu được xây dựng, sẽ tiếp nối tuyến Singapore-Kuala Lumpur đi qua toàn bộ bán đảo Malay.
Thái Lan hiện đang có hai dự án đường sắt cao tốc khác sắp được triển khai, và vấn đề nguồn vốn đang là một trở ngại lớn. Về dự án shinkansen ký với Nhật, Bộ trưởng Arkhom nói Thái Lan dự kiến sẽ đề xuất với phía Nhật gánh một phần vốn đầu tư thông qua lập một liên doanh.
Trung Quốc đưa ra mức chi phí rẻ hơn so với Nhật, nhưng lại có các điều kiện đi kèm.
Theo tính toán của phía Nhật, tổng chi phí cho tuyến đường sắt cao tốc dài 670 km nối giữa Bangkok và Chiang Mai vào khoảng 500 tỷ Baht, tương đương 14,2 tỷ USD, mà theo ông Arkhom miêu tả là “rất đắt đỏ”. Trong khi đó, dự án đường sắt cao tốc mà Trung Quốc thắng thầu nối giữa biên giới Lào và Bangkok dài 873 km có chi phí dự kiến chỉ 379 tỷ Baht.
“Kế hoạch của phía Nhật dựa trên tiêu chuẩn Nhật, nhưng tuyến đường sắt này không nằm ở Nhật và chúng tôi cũng không giàu như người Nhật”, ông Arkhom nói.
Thái Lan hiện đang đàm phán vay vốn Trung Quốc cho dự án đường sắt cao tốc nối giữa biên giới Lào và Bangkok. Theo ông Arkhom, lãi suất mà Trung Quốc đưa ra gần đây nhất là 2,3% cho khoản vay bằng Nhân dân tệ hoặc USD, cao hơn so với lãi suất của các định chế tài chính như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Ngoài ra, theo ông Arkhom, Trung Quốc muốn được trao quyền sử dụng đất dọc theo tuyến đường sắt cao tốc nói trên, nhưng Thái Lan không đồng ý. “Dự án này nằm trên đất Thái Lan và chúng tôi có toàn quyền với dự án. Họ không thể được hưởng những lợi ích của dự án này”, vị Bộ trưởng nói.
Ông Arkhom Termpittayapaisiht, Bộ trưởng Bộ Giao thông Thái Lan, nói với tờ Nikkei Asian Review rằng ông hy vọng sẽ sớm có cuộc gặp với người đồng cấp Malaysia. “Chúng tôi sẽ thảo luận về việc đưa nước ngoài tham gia vào dự án này như thế nào, chọn giữa Trung Quốc hoặc Nhật Bản, hai mời cả hai nước tham gia”, ông Arkhom nói. “Nhưng Malaysia có vẻ thích chọn Trung Quốc hơn”.
Dự án đường sắt cao tốc Bangkok-Kuala Lumpur là một phần trong kế hoạch mạng lưới đường sắt khu vực khởi xướng bởi cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad trong cuộc gặp hồi năm 1995 giữa lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây là ý tưởng về xây dựng một mạng lưới đường sắt nối giữa Singapore với thành phố Côn Minh của Trung Quốc, qua Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Việt Nam, và Lào.
Phần lớn hệ thống đường sắt của khu vực Đông Nam Á hiện nay đã cũ kỹ và không phù hợp với tàu cao tốc. Các nước trong khu vực đều đang nỗ lực hiện đại hóa các tuyến đường sắt của mình để tăng cường kết nối và phát triển kinh tế. “Các thành phố trong ASEAN cần phải được kết nối bằng đường sắt cao tốc”, ông Arkhom nói.
Hiện nay, ý tưởng về một hệ thống đường sắt kết nối toàn ASEAN phù hợp với sáng kiến “một vành đai, một con đường” hay còn gọi là “con đường tơ lụa mới” của Trung Quốc. Sáng kiến được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra nhằm thiết lập một hành lang kinh tế từ Á sang Âu.
Trong bối cảnh như vậy, sự tham gia của Trung Quốc vào lĩnh vực giao thông ở khu vực Đông Nam Á ngày càng tăng. Một tuyến đường sắt nối giữa Côn Minh và thủ đô Vientiane của Lào đang được xây dựng. Tuyến này sẽ kết nối với một tuyến đường sắt khác cũng do Trung Quốc xây dựng, là tuyến nối giữa Nong Khai của Thái Lan với thủ đô Bangkok.
Bởi vậy, khó có chuyện Bắc Kinh sẽ bỏ qua cơ hội nếu Thái Lan và Malaysia tìm kiếm sự giúp đỡ cho kế hoạch đường sắc cao tốc nối giữa hai nước.
Về phần mình, Nhật Bản cũng đang thúc đẩy việc xuất khẩu công nghệ tàu viên đạn shinkanshen. Tàu cao tốc của Nhật đã chạy ở Đài Loan và Nhật cũng đã ký thỏa thuận tàu cao tốc với Ấn Độ và Thái Lan. Tuy nhiên, vào năm 2015, Nhật đã thua trong cuộc đua giành dự án đường sắt cao tốc của Indonesia.
Nhật Bản và Trung Quốc hiện cũng đang cạnh tranh tuyến Singapore-Kuala Lumpur, dự án đường sắt cao tốc xuyên biên giới đầu tiên ở Đông Nam Á. Chính phủ Singapore và Malaysia đã nhất trí sẽ đưa tuyến đường sắt cao tốc dài 350 km này đi vào hoạt động năm 2026. Tuyến Kuala Lumpur-Bangkok, nếu được xây dựng, sẽ tiếp nối tuyến Singapore-Kuala Lumpur đi qua toàn bộ bán đảo Malay.
Thái Lan hiện đang có hai dự án đường sắt cao tốc khác sắp được triển khai, và vấn đề nguồn vốn đang là một trở ngại lớn. Về dự án shinkansen ký với Nhật, Bộ trưởng Arkhom nói Thái Lan dự kiến sẽ đề xuất với phía Nhật gánh một phần vốn đầu tư thông qua lập một liên doanh.
Trung Quốc đưa ra mức chi phí rẻ hơn so với Nhật, nhưng lại có các điều kiện đi kèm.
Theo tính toán của phía Nhật, tổng chi phí cho tuyến đường sắt cao tốc dài 670 km nối giữa Bangkok và Chiang Mai vào khoảng 500 tỷ Baht, tương đương 14,2 tỷ USD, mà theo ông Arkhom miêu tả là “rất đắt đỏ”. Trong khi đó, dự án đường sắt cao tốc mà Trung Quốc thắng thầu nối giữa biên giới Lào và Bangkok dài 873 km có chi phí dự kiến chỉ 379 tỷ Baht.
“Kế hoạch của phía Nhật dựa trên tiêu chuẩn Nhật, nhưng tuyến đường sắt này không nằm ở Nhật và chúng tôi cũng không giàu như người Nhật”, ông Arkhom nói.
Thái Lan hiện đang đàm phán vay vốn Trung Quốc cho dự án đường sắt cao tốc nối giữa biên giới Lào và Bangkok. Theo ông Arkhom, lãi suất mà Trung Quốc đưa ra gần đây nhất là 2,3% cho khoản vay bằng Nhân dân tệ hoặc USD, cao hơn so với lãi suất của các định chế tài chính như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
Ngoài ra, theo ông Arkhom, Trung Quốc muốn được trao quyền sử dụng đất dọc theo tuyến đường sắt cao tốc nói trên, nhưng Thái Lan không đồng ý. “Dự án này nằm trên đất Thái Lan và chúng tôi có toàn quyền với dự án. Họ không thể được hưởng những lợi ích của dự án này”, vị Bộ trưởng nói.