“Nước cờ sai lầm” của Trung Quốc trên biển Đông
Bloomberg đánh giá, Việt Nam sẽ không dễ dàng bỏ qua việc Trung Quốc xây đường băng tại Hoàng Sa
Theo hãng tin Bloomberg, việc Trung Quốc hoàn thành việc xây dựng đường băng ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam có nguy cơ làm mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước thêm vết rạn nứt mới.
Ngày 9/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình gọi đường băng dài 2 km trên đảo Phú Lâm là sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Ngày 9/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình gọi đường băng dài 2 km trên đảo Phú Lâm là sự vi phạm chủ quyền của Việt Nam.
Trước đó, đầu tháng 5, Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, làm dấy sự phản ứng dữ dội của dư luận tại Việt Nam và cả thế giới.
Bloomberg đánh giá, sự hiện diện của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm của Việt Nam, nơi Bắc Kinh đã cho xây dựng nhà cửa, bưu điện, các tòa nhà chính quyền, và cả đường băng, có thể sẽ làm căng thẳng thêm quan hệ giữa nước này với Việt Nam cũng như các quốc gia khác có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông.
Cơ sở quân sự mà Trung Quốc xây trên đảo Phú Lâm có thể khiến các quốc gia như Việt Nam tìm đến các loại máy bay hải quân hiện đại của Mỹ để ứng phó với hành động của Trung Quốc, theo Bloomberg.
“Việc này có một ý nghĩa rất lớn đối với Trung Quốc trong việc thực hiện tham vọng tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Đông. Nhưng Việt Nam sẽ không dễ dàng bỏ qua. Sẽ có những căng thẳng mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước”, ông Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu thuộc S. Rajaratnam School of International Studies ở Singapore, đánh giá.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định, đường băng mà Trung Quốc xây ở Phú Lâm vi phạm luật pháp quốc tế và làm phương hại quan hệ song phương. Động thái này của Trung Quốc đi ngược lại tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Chuyên gia Koh nói rằng, những vụ va chạm giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc gần nơi đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong mùa hè vừa qua đã cho thấy hoạt động bay giám sát trên biển hạn chế của Trung Quốc tại khu vực này. Ngoài ra, theo ông Koh, việc Malaysia đề xuất cho máy bay giám sát P-8 Poseidon của Mỹ đồn trú tại nước này càng khiến Trung Quóc e ngại.
Ông Koh nói, mục tiêu của Trung Quốc là đưa Phú Lâm thành một trung tâm chỉ huy và mạng lưới điều khiển quân sự. “Họ sẽ không chỉ kéo dài đường băng. Họ sẽ xây dựng nơi đỗ trú cho các loại máy bay nhỏ như chiến đấu cơ, và hầm chứa nhiên liệu và đạn dược”.
Ông Alexander Vuving, nhà phân tích về an ninh thuộc Trung tâm Nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương, đánh giá: “Trung Quốc đang gửi đi một thông điệp tới cả thế giới rằng, họ đang quyết tâm duy trì cái mà họ cho là sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. Trung Quốc đang thể hiện quan điểm cứng rắn”.
Đầu tháng này, Mỹ đã tuyên bố nới lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Theo đó, Việt Nam sẽ được mua các loại vũ khí không gây sát thương từ Mỹ, bao gồm máy bay trinh sát P-3 Orion. Theo ông Koh, loại máy bay này không hiện đại bằng loại P-8 nhưng có khả năng tốt hơn máy bay gián điệp của Trung Quốc.
Ông Koh cũng nói rằng, các nước như Việt Nam và Philippines đang lo ngại việc Trung Quốc có thể tìm cách lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông như đã làm trên biển Hoa Đông.
Trong khi đó, theo ông Vuving, cách nghĩ và cách làm của Trung Quốc đang thể hiện một nước cờ sai lầm. “Rồi mọi người sẽ thấy sự sắp xếp lại trong khu vực”, nhà phân tích này nói.
Bloomberg đánh giá, sự hiện diện của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm của Việt Nam, nơi Bắc Kinh đã cho xây dựng nhà cửa, bưu điện, các tòa nhà chính quyền, và cả đường băng, có thể sẽ làm căng thẳng thêm quan hệ giữa nước này với Việt Nam cũng như các quốc gia khác có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông.
Cơ sở quân sự mà Trung Quốc xây trên đảo Phú Lâm có thể khiến các quốc gia như Việt Nam tìm đến các loại máy bay hải quân hiện đại của Mỹ để ứng phó với hành động của Trung Quốc, theo Bloomberg.
“Việc này có một ý nghĩa rất lớn đối với Trung Quốc trong việc thực hiện tham vọng tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Đông. Nhưng Việt Nam sẽ không dễ dàng bỏ qua. Sẽ có những căng thẳng mới trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước”, ông Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu thuộc S. Rajaratnam School of International Studies ở Singapore, đánh giá.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định, đường băng mà Trung Quốc xây ở Phú Lâm vi phạm luật pháp quốc tế và làm phương hại quan hệ song phương. Động thái này của Trung Quốc đi ngược lại tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Chuyên gia Koh nói rằng, những vụ va chạm giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc gần nơi đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong mùa hè vừa qua đã cho thấy hoạt động bay giám sát trên biển hạn chế của Trung Quốc tại khu vực này. Ngoài ra, theo ông Koh, việc Malaysia đề xuất cho máy bay giám sát P-8 Poseidon của Mỹ đồn trú tại nước này càng khiến Trung Quóc e ngại.
Ông Koh nói, mục tiêu của Trung Quốc là đưa Phú Lâm thành một trung tâm chỉ huy và mạng lưới điều khiển quân sự. “Họ sẽ không chỉ kéo dài đường băng. Họ sẽ xây dựng nơi đỗ trú cho các loại máy bay nhỏ như chiến đấu cơ, và hầm chứa nhiên liệu và đạn dược”.
Ông Alexander Vuving, nhà phân tích về an ninh thuộc Trung tâm Nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương, đánh giá: “Trung Quốc đang gửi đi một thông điệp tới cả thế giới rằng, họ đang quyết tâm duy trì cái mà họ cho là sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. Trung Quốc đang thể hiện quan điểm cứng rắn”.
Đầu tháng này, Mỹ đã tuyên bố nới lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Theo đó, Việt Nam sẽ được mua các loại vũ khí không gây sát thương từ Mỹ, bao gồm máy bay trinh sát P-3 Orion. Theo ông Koh, loại máy bay này không hiện đại bằng loại P-8 nhưng có khả năng tốt hơn máy bay gián điệp của Trung Quốc.
Ông Koh cũng nói rằng, các nước như Việt Nam và Philippines đang lo ngại việc Trung Quốc có thể tìm cách lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Đông như đã làm trên biển Hoa Đông.
Trong khi đó, theo ông Vuving, cách nghĩ và cách làm của Trung Quốc đang thể hiện một nước cờ sai lầm. “Rồi mọi người sẽ thấy sự sắp xếp lại trong khu vực”, nhà phân tích này nói.