12:37 13/12/2020

Ông Vũ Tiến Lộc: Hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ trông vào tiền bạc mà cần cải cách thể chế

KIỀU LINH

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, mượn lời nói của Ngân hàng thế giới để nói về Việt Nam trong bối cảnh chống chọi đại dịch Covid 19

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI.

Phát biểu tại chương trình Tin dùng Việt Nam năm 2020 diễn ra ngày 12/12, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh: Chúng ta đang sống trong đại dịch Covid -19, những ngày này từ gì xấu xa nhất dành cho covid, như "đại dịch", "thiên nga đen", "thảm hoạ"... 

Tuy nhiên, Covid 19 cũng là dịp chúng ta ngộ ra về thảm hoạ mà nhân loại có thể phải đối đầu, sự khởi đầu hành trình tái tạo thế giới. Là sự thức tỉnh không chỉ về khủng hoảng mà còn về kinh tế và quản trị xã hội, là sự thức tỉnh đối với nền kinh tế các quốc gia.

Covid 19 và số hoá là cặp đôi hoàn hảo thúc đẩy thay đổi thế giới. Không có quốc gia, nền kinh tế nào miễn dịch với Covid -19. Các cường quốc sử dụng vũ khí hạt nhân đều trở nên mong manh trước Covid. Trước covid cũng như nguy cơ của hạt nhân thì thấy to - nhỏ, lớn - bé không quan trọng bằng khả năng chống chịu, thích nghi. 

"MÂY ĐEN BAO PHỦ LÊN TOÀN CẦU NHƯNG MẶT TRỜI VẪN TOẢ SÁNG Ở VIỆT NAM"

Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, Covid là cảnh báo với nhân loại nhưng cũng là cơ hội với nhân loại. Việt Nam đã thành công mục tiêu kép và nói như World Bank thì "mây đen bao phủ lên toàn cầu nhưng mặt trời vẫn toả sáng ở Việt Nam". 

Dù vậy, kinh tế Việt Nam vẫn rất khó khăn. 11 tháng đầu năm nay doanh nghiệp thành lập mới giảm 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Số doanh nghiệp rút khỏi thị trường tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái, bình thường chỉ 30% nhưng năm nay 60%, chưa bao giờ doanh nghiệp Việt Nam ra đi nhiều như vây. Nhiều doanh nghiệp lún sâu bất định và suy giảm. 

Ngay cả dịch bệnh kiềm chế thì khắc phục được tác động tiêu cực của dịch bệnh với kinh tế và doanh nghiệp là điều không dễ dàng. 

Khả năng phục hồi thị trường toàn thế giới không khả quan. Với thị trường dệt may, theo kịch bản tốt nhất là năm 2022 nhu cầu dệt may mới quay lại thời điểm 2019. Kịch bản tệ hơn năm 2023, thị trường dệt may thế giới quay lại thời điểm 2019. Những điều này cho thấy phục hồi thị trường khó khăn, chặng đường sắp tới với doanh nghiệp vô cùng gian nan.

May mắn là Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương giải pháp đúng đắn, đưa ra gói hỗ trợ giải cứu doanh nghiệp, nhóm giải pháp này đã tiếp thêm niềm tin cho doanh nghiệp trong quá trình đương đầu với khủng hoảng dù kết quả còn hạn chế. Tuy vậy, chủ trương đúng đắn, thiết kế chính sách còn chưa phù hợp.

Ông Vũ Tiến Lộc đề nghị Chính phủ tiếp tục thực thi tốt các giải pháp đã đề ra, với gói hỗ trợ đã có thì mở ra đại trà hơn, bao trùm hơn, để hỗ trợ rộng hơn các doanh nghiệp Việt Nam đang khó khăn.

Bên cạnh đó, cần có gói hỗ trợ thứ hai nhằm vào các lĩnh vực, doanh nghiệp, dự án có tiềm năng nhưng đang gặp khó khăn tạm thời. Hỗ trợ của Chính phủ không chỉ cứu doanh nghiệp mà còn tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển sau đại dịch, những lĩnh vực dự án quan trọng của ngành kinh tế cũng cần hỗ trợ trọng tâm. 

Vừa rồi, cảm ơn Quốc hội có quyết định cho phép Chính phủ trợ vốn cho Vietnam Airlines, cứu ngành hàng không Việt Nam nhưng tôi nghĩ biện pháp hỗ trợ cho Vietnam Airlines còn cho các hãng hàng không tư nhân khác Chính phủ có giải pháp gì không? Tất nhiên hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước là một việc, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân là việc khác, doanh nghiệp tư nhân không dùng vốn Chính phủ cũng phải hỗ trợ như lãi suất. 

Các ngành khác như du lịch, ôtô cũng cần hỗ trợ. Giữ lấy doanh nghiệp có tiềm năng nhưng khó khăn tạm thời, điều này vô cùng quan trọng trong sự phát triền bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. 

Nhiều doanh nghiệp chia sẻ rằng, họ đang trở lại quay điểm xuất phát, có doanh nghiệp trở về số 0, bao năm tích luỹ giờ phải bỏ ra bù đắp thiệt hại. Trợ giúp Chính phủ rất quan trọng. Hi vọng Chính phủ triển khai biện pháp hỗ trợ đồng bộ như vậy. 

"Tuy nhiên, trong bối cảnh tài chính của chúng ta không thể trông nhiều vào giải pháp tài chính, tiền bạc của nhà nước, mà các doanh nghiệp cũng cần cải cách thể chế. Cải cách thể chế là giá đỡ cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nói rằng điều cần nhất là cơ chế, cải cách thể chế là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển triển doanh nghiệp", ông Lộc nói.

Ông Vũ Tiến Lộc: Hỗ trợ doanh nghiệp không chỉ trông vào tiền bạc mà cần cải cách thể chế - Ảnh 1Một câu thơ hay trong thời chiến tranh "trên đường dài hai cánh đỡ ta đi", đó là hai cánh thể chế. Chúng tôi mong muốn cải cách thể chế phải làm sao mạnh mẽ hơn. Trong bối cảnh khó khăn hiện nay chúng ta rất dễ tạo đồng thuận để thúc đẩy cải cách, phải tận dụng cơ hội này.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI.

Vừa rồi VCCI đề xuất Chính phủ, Quốc hội tổng rà soát những khó khăn, bất cập, chồng chéo trong quy định pháp luật về kinh doanh, gỡ về thể chế tạo động lực cho nền kinh tế và doanh nghiệp. Đấy là cứu cánh quan trọng nhất của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.

Với doanh nghiệp, ông Lộc nhấn mạnh, hãy giữ vững niềm tin. Tâm thế của doanh nghiệp quan trọng. Người ta nói rằng, sức mạnh con người trụ vững sau cơn bão, chúng ta cũng thấy cơn bão xây dựng tương lai, hi vọng không chỉ trụ vững mà còn đứng lên sau cơn bão. 

Với 5,25 triệu hộ kinh doanh gia đình, ông Lộc cho biết, hiện nay họ đang nằm ngoài thể chế chính sách, không được hưởng biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, cho nên phải bao trùm khu vực này trong chiến lược phát triển nếu tiếp tục muốn phát triển, đừng để họ bị bỏ lại phía sau.

CHƯƠNG TRÌNH TIN DÙNG LÀ CHỦ LỰC CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG TIÊU DÙNG HÀNG VIỆT NAM

Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, phát triển bền vững phải được coi là nền tảng, là hệ giá trị của thời đại, là giấy thông hành chúng ta đi vào thị trường thế giới.

Tôi nhớ một lần gặp gỡ cộng đồng kinh doanh của EU, tôi hỏi họ điều gì doanh nghiệp châu Âu muốn nghe nhất từ Chính phủ Việt Nam? Họ nói đó là phát triển bền vững. 

Phát triển bền vững phải là hệ giá trị, là nền tảng cho phát triển doanh nghiệp nếu muốn có khả năng chống chịu. Phát triển bền vững và chuyển đổi số là đôi cánh để nền kinh tế và doanh nghiệp bay lên. Tôi vẫn nói phát triển bền vững trong tim và số hoá trong đầu là công thức thành công của doanh nghiệp trong thời đại mới. 

Cho nên, giữ vững niềm tin, thực hiện chuyển đổi số, chú trọng nguồn nhân lực, phát triển bền vững bảo đảm điều kiện lao động, môi trường hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn.. là những cánh sao ngôi sao kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam bay lên. 

Ông Vũ Tiến Lộc đánh giá cao sáng kiến của Tạp chí kinh tế Việt Nam đưa ra chương trình sản phẩm tin dùng. Thị trường tiêu dùng định hình cho nền kinh tế nên các sản phẩm tiêu dùng được tin dùng định hình cho sản xuất ở nước ta. Các sản phẩm tin dùng đóng vai trò dẫn dắt trong việc hình thành các chuỗi cung ứng có trách nhiệm trong nền kinh tế Việt Nam. Tin rằng các sản phẩm được tin dùng Việt Nam vươn ra thế giới, hưởng ứng được cuộc vận động của Bộ Chính trị là "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

"Chúng tôi sẽ phối hợp với các hiệp hội, thúc đẩy hai chương trình này. Tôi tin rằng chương trình Tin dùng Việt Nam là lực lượng chủ lực thực hiện các cuộc vận động lớn này của đất nước", ông Lộc nhấn mạnh.