Phát hành thêm trái phiếu, nợ công khó an toàn?
Bài toán ngân sách khiến các vị đại biểu khó có thể chắc chắn với lời giải, cả trong ngắn hạn và trung hạn
Nếu chống tham nhũng tốt và quản lý tốt thì sẽ không phải đi vay, nhưng vẫn phải đồng ý với đề xuất đi vay, phiên thảo luận tại tổ của Quốc hội về tình hình thu – chi ngân sách sáng 25/10 chứa đầy mâu thuẫn.
Năm đầu tiên hụt thu ngân sách tới 63 nghìn tỷ đồng, sau bao nhiêu nỗ lực giảm bội chi nay lại phải tăng lên đáng kể, đề xuất phát hành thêm 170 nghìn tỷ đồng trái phiếu nhưng danh mục cụ thể thì chưa có, bài toán ngân sách khiến các vị đại biểu khó có thể chắc chắn với lời giải, cả trong ngắn hạn và trung hạn.
Cho rằng trong điều kiện ngân sách hạn hẹp hiện nay, nới bội chi và phát hành bổ sung trái phiếu là rất cần thiết, song nhiều đại biểu ở nhiều tổ thảo luận đề nghị cần làm rõ, cân nhắc các điều kiện đi kèm, đặc biệt là an toàn nợ công.
Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách, ông Nguyễn Hữu quang phân tích, nếu không nâng mức bội chi từ 4,8% lên 5,3% thì không có nguồn đảm bảo chi. Nhưng nếu thực hiện nâng bội chi sẽ đi ngược lại định hướng đặt ra là đưa bội chi xuống dưới 5%, và như vậy mục tiêu giảm bội chi sẽ khó đạt được.
Theo tính toán của Chính phủ được ông Quang dẫn lại thì với mức bội chi 5,3% GDP, dư nợ công tính theo luật Quản lý nợ công đến hết năm 2013 là 56,2% GDP, dư nợ Chính phủ là 42,6% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia là 39,5% GDP, trong giới hạn an toàn, không tác động lớn đến kinh tế vĩ mô.
Dù báo cáo Chính phủ nói nợ công nằm trong giới hạn cho phép nhưng “chúng tôi cho rằng không an toàn vì đến nay nợ công đã xấp xỉ 60%, mất an toàn ở chỗ đảo nợ, ông Quang nói tiếp.
Vẫn theo đại biểu Quang thì “An toàn là phải có khả năng trả nợ đến hạn. Đáng chú ý là năm 2011, chúng ta không vay đảo nợ nhưng đến 2012 đã phát hành 20 nghìn tỉ trái phiếu Chính phủ để đảo nợ, 2013 là 60 nghìn tỷ, 2014 dự kiến 70 nghìn tỷ đồng và dự kiến đến 2020 cỡ 290 nghìn tỷ đồng. Với con số dự kiến này, lúc đó phát hành trái phiếu chính phủ chỉ đủ để trả nợ thôi, không có để đầu tư thêm”, ông Quang lo ngại.
Trước nhiều băn khoăn của đại biểu về con số 170 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ đề xuất phát hành bổ sung, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho biết, ban đầu Chính phủ đề xuất con số cao hơn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phải thảo luận tới hai lần trong một phiên họp. Còn Ủy ban Tài chính – Ngân sách ban đầu đề xuất hai phương án, một là 120 nghìn tỷ, sau đó phương án 2 là 165 nghìn tỷ.
Đề nghị giải trình thêm khả năng trả nợ thì Chính phủ có hứa là nằm trong giới hạn cho phép về nợ công và cũng giải trình đó là phát hành trong mấy năm chứ không cùng lúc, ông Sơn nói. Phó chủ tịch cũng nhấn mạnh, “điều quan trọng là có tiền trả nợ hay không”.
Đầy nghi ngại, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông cũng cho rằng, cách tính trần nợ công cần phải xem lại. Khi mà Chính phủ đưa ra một con số, giới học giả đưa ra một con số, giới ngân hàng đưa ra một con số, vậy thực chất nợ công của ta bao nhiêu phần trăm, khả năng trả nợ như thế nào mới đánh giá được an toàn?.
Ông Thông cho rằng, điều quan trọng nhất là Chính phủ phải lưu ý đến khả năng trả nợ. Dự án Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14 thì phát hành trái phiếu Chính phủ đúng là cần thiết, còn lại các dự án khác cần phải cân nhắc, nếu chưa rõ dứt khoát không bố trí, nếu chúng ta cứ tiếp tục du di với nhau sẽ ảnh hưởng đến an toàn nợ công, ông Thông phát biểu.
Đồng quan điểm với nhiều vị đại biểu khác, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Thanh Vân cũng cho rằng nâng bội chi lên mức 5,3% là hợp lý nhưng cần chú ý chi thường xuyên đang có dấu hiệu gia tăng hàng năm, chi phí bộ máy lớn quá.
Có nhiều nguyên nhân: lãng phí có, chồng chéo chi có, có cơ quan mỗi năm tổ chức tới 80 cuộc hội nghị mà chủ đề cũng chỉ loanh quanh có thế, rất lãng phí, ông Vân phân tích.
Theo đại biểu Trần Du Lịch nghị quyết của Quốc hội không thể chỉ đơn giản đồng ý tăng bội chi, phát hành thêm trái phiếu Chính phủ mà phải có quan điểm rõ ràng về việc cải cách quản lý dòng tiền.
Quốc hội cần thảo luận về việc không áp dụng chi cho sửa chữa cơ quan, mua sắm trang thiết bị là vốn đầu tư vì theo lý thuyết thì đây là chi tiêu dùng, ông Lịch đề nghị.
Xu hướng nợ công đang có xu hướng tăng lên dù vẫn nằm trong giới hạn cho phép của quốc gia. Nhưng việc nợ công an toàn hay không phụ thuộc vào thuyền trưởng, chất lượng, và khả năng chịu đựng trước các cơn bão của con thuyền, đại biểu Trần Hoàng Ngân bình luận.
Chia sẻ với khó khăn của ngân sách, song Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng đề nghị cần quan tâm bố trí vốn trái phiếu Chính phủ cho đường tuần tra biên giới, vì sau khi đã cắm mốc với các quốc gia láng giềng thì rất cần có con đường. Những con đường này góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng, chống buôn lậu, chống nhập cư trái phép, góp phần phát triển kinh tế địa phương đi qua. Những con đường này cũng giúp thu hút nhân dân ra sống gần biên giới, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên nên cần quan tâm ngay từ khi đất nước chưa lâm nguy. Nếu không sớm quan tâm thì khi có vấn đề sẽ tốn kém cả về người và của, khó thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, Bộ trưởng nói.
Năm đầu tiên hụt thu ngân sách tới 63 nghìn tỷ đồng, sau bao nhiêu nỗ lực giảm bội chi nay lại phải tăng lên đáng kể, đề xuất phát hành thêm 170 nghìn tỷ đồng trái phiếu nhưng danh mục cụ thể thì chưa có, bài toán ngân sách khiến các vị đại biểu khó có thể chắc chắn với lời giải, cả trong ngắn hạn và trung hạn.
Cho rằng trong điều kiện ngân sách hạn hẹp hiện nay, nới bội chi và phát hành bổ sung trái phiếu là rất cần thiết, song nhiều đại biểu ở nhiều tổ thảo luận đề nghị cần làm rõ, cân nhắc các điều kiện đi kèm, đặc biệt là an toàn nợ công.
Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách, ông Nguyễn Hữu quang phân tích, nếu không nâng mức bội chi từ 4,8% lên 5,3% thì không có nguồn đảm bảo chi. Nhưng nếu thực hiện nâng bội chi sẽ đi ngược lại định hướng đặt ra là đưa bội chi xuống dưới 5%, và như vậy mục tiêu giảm bội chi sẽ khó đạt được.
Theo tính toán của Chính phủ được ông Quang dẫn lại thì với mức bội chi 5,3% GDP, dư nợ công tính theo luật Quản lý nợ công đến hết năm 2013 là 56,2% GDP, dư nợ Chính phủ là 42,6% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia là 39,5% GDP, trong giới hạn an toàn, không tác động lớn đến kinh tế vĩ mô.
Dù báo cáo Chính phủ nói nợ công nằm trong giới hạn cho phép nhưng “chúng tôi cho rằng không an toàn vì đến nay nợ công đã xấp xỉ 60%, mất an toàn ở chỗ đảo nợ, ông Quang nói tiếp.
Vẫn theo đại biểu Quang thì “An toàn là phải có khả năng trả nợ đến hạn. Đáng chú ý là năm 2011, chúng ta không vay đảo nợ nhưng đến 2012 đã phát hành 20 nghìn tỉ trái phiếu Chính phủ để đảo nợ, 2013 là 60 nghìn tỷ, 2014 dự kiến 70 nghìn tỷ đồng và dự kiến đến 2020 cỡ 290 nghìn tỷ đồng. Với con số dự kiến này, lúc đó phát hành trái phiếu chính phủ chỉ đủ để trả nợ thôi, không có để đầu tư thêm”, ông Quang lo ngại.
Trước nhiều băn khoăn của đại biểu về con số 170 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ đề xuất phát hành bổ sung, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cho biết, ban đầu Chính phủ đề xuất con số cao hơn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phải thảo luận tới hai lần trong một phiên họp. Còn Ủy ban Tài chính – Ngân sách ban đầu đề xuất hai phương án, một là 120 nghìn tỷ, sau đó phương án 2 là 165 nghìn tỷ.
Đề nghị giải trình thêm khả năng trả nợ thì Chính phủ có hứa là nằm trong giới hạn cho phép về nợ công và cũng giải trình đó là phát hành trong mấy năm chứ không cùng lúc, ông Sơn nói. Phó chủ tịch cũng nhấn mạnh, “điều quan trọng là có tiền trả nợ hay không”.
Đầy nghi ngại, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Lê Minh Thông cũng cho rằng, cách tính trần nợ công cần phải xem lại. Khi mà Chính phủ đưa ra một con số, giới học giả đưa ra một con số, giới ngân hàng đưa ra một con số, vậy thực chất nợ công của ta bao nhiêu phần trăm, khả năng trả nợ như thế nào mới đánh giá được an toàn?.
Ông Thông cho rằng, điều quan trọng nhất là Chính phủ phải lưu ý đến khả năng trả nợ. Dự án Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14 thì phát hành trái phiếu Chính phủ đúng là cần thiết, còn lại các dự án khác cần phải cân nhắc, nếu chưa rõ dứt khoát không bố trí, nếu chúng ta cứ tiếp tục du di với nhau sẽ ảnh hưởng đến an toàn nợ công, ông Thông phát biểu.
Đồng quan điểm với nhiều vị đại biểu khác, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Thanh Vân cũng cho rằng nâng bội chi lên mức 5,3% là hợp lý nhưng cần chú ý chi thường xuyên đang có dấu hiệu gia tăng hàng năm, chi phí bộ máy lớn quá.
Có nhiều nguyên nhân: lãng phí có, chồng chéo chi có, có cơ quan mỗi năm tổ chức tới 80 cuộc hội nghị mà chủ đề cũng chỉ loanh quanh có thế, rất lãng phí, ông Vân phân tích.
Theo đại biểu Trần Du Lịch nghị quyết của Quốc hội không thể chỉ đơn giản đồng ý tăng bội chi, phát hành thêm trái phiếu Chính phủ mà phải có quan điểm rõ ràng về việc cải cách quản lý dòng tiền.
Quốc hội cần thảo luận về việc không áp dụng chi cho sửa chữa cơ quan, mua sắm trang thiết bị là vốn đầu tư vì theo lý thuyết thì đây là chi tiêu dùng, ông Lịch đề nghị.
Xu hướng nợ công đang có xu hướng tăng lên dù vẫn nằm trong giới hạn cho phép của quốc gia. Nhưng việc nợ công an toàn hay không phụ thuộc vào thuyền trưởng, chất lượng, và khả năng chịu đựng trước các cơn bão của con thuyền, đại biểu Trần Hoàng Ngân bình luận.
Chia sẻ với khó khăn của ngân sách, song Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng đề nghị cần quan tâm bố trí vốn trái phiếu Chính phủ cho đường tuần tra biên giới, vì sau khi đã cắm mốc với các quốc gia láng giềng thì rất cần có con đường. Những con đường này góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng, chống buôn lậu, chống nhập cư trái phép, góp phần phát triển kinh tế địa phương đi qua. Những con đường này cũng giúp thu hút nhân dân ra sống gần biên giới, nâng cao chất lượng đời sống của người dân.
Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên nên cần quan tâm ngay từ khi đất nước chưa lâm nguy. Nếu không sớm quan tâm thì khi có vấn đề sẽ tốn kém cả về người và của, khó thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, Bộ trưởng nói.