Phía sau chuyến thăm Nga bất ngờ của Tổng thống Syria
Chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Syria “cho thế giới thấy Moscow khẳng định đứng về phía Assad”
Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã bất ngờ tới Moscow ngày hôm qua (20/10) và hội đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, Bloomberg đưa tin. Đây là chuyến thăm nước ngoài được biết đến đầu tiên của ông Assad kể từ khi cuộc nội chiến bùng nổ ở nước này vào năm 2011.
Giới phân tích đánh giá, sự xuất hiện của nhà lãnh đạo Syria ở điện Kremlin cho thấy rõ mối bất hòa ngày càng lớn giữa các cường quốc thế giới xung quanh cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng ở quốc gia Trung Đông này.
Giải pháp dài hạn cho cuộc khủng hoảng Syria đòi hỏi “một quy trình chính trị với sự tham gia của tất cả các lực lượng chính trị, các nhóm dân tộc và tôn giáo”, ông Putin nói với ông Assad theo một bản tin phát sóng trên truyền hình nhà nước Nga ngày 21/10. “Quyết định cuối cùng, dĩ nhiên, phải phụ thuộc vào người dân Syria”, nhà lãnh đạo Nga nói.
Ông Assad nói, Nga đang dành sự ủng hộ cho “sự thống nhất và độc lập của Syria” và nếu không có sự can thiệp quân sự của Nga, “những kẻ khủng bố” có lẽ đã chiếm thêm lãnh thổ của nước này. Tổng thống Syria cũng cảm ơn các nhà lãnh đạo và nhân dân Nga vì “sự giúp đỡ dành cho Syria”.
Chiến dịch không kích của Nga ở Syria, bắt đầu hôm 30/9, nhằm giúp Assad giành lại nhiều nhất có thể diện tích lãnh thổ mà lực lượng chính phủ nước này đã để mất vào tay các nhóm nổi dậy, bao gồm cả các nhóm do Mỹ hậu thuẫn - nguồn tin là quan chức Nga nói với hãng tin Bloomberg.
Theo một quan chức Nga, việc nước này triển khai hàng chục máy bay chiến đấu và tàu chiến ở biển Đen và biển Caspian có thể sẽ kéo dài một năm hoặc lâu hơn.
Trước đó, khi tuyên bố chiến dịch không kích Syria, Moscow nói rằng mục đích của chiến dịch là tấn công vào các mục tiêu lực lượng khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ nói để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria, Tổng thống Assad phải từ chức. Các nước này cũng cáo buộc các cuộc không kích Nga chỉ đang nhằm vào các đối thủ của Assad chứ không phải là tấn công IS.
Về phần mình, Tổng thống Putin cáo buộc một số quốc gia có “đầu óc đen tối” khi không chịu hiểu mục đích của chiến dịch quân sự mà Nga tiến hành ở Syria là chống chủ nghĩa khủng bố.
Theo phát ngôn viên Dmitry Peskov của điện Kremlin, trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo, ông Putin đã nói với ông Assad về “tiếp tục chiến dịch của Nga để ủng hộ đà tấn công của các lực lượng vũ trang Syria”. “Tổng thống Putin đã được người đồng cấp Syria được thông báo chi tiết về tình hình ở Syria và các kế hoạch tương lai”, ông Peskov cho biết.
Ông Georgy Mirsky, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế ở Moscow, chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Syria “cho thế giới thấy Moscow khẳng định đứng về phía Assad”.
“Không thể có chuyện Putin nghiêng về phương Tây và từ chối giúp Assad. Đây là một liên minh”, ông Mirsky phát biểu.
Còn theo ông Sami Nader, Giám đốc Viện nghiên cứu Levant về các vấn đề chiến lược ở Beirut, Lebanon, chuyến thăm của Assad là “cách của Nga để nói rằng Assad đang trong tay họ, là tài sản của họ, và họ sẽ quyết định có giữ ông ta hay không”.
“Đây chắc chắn là sự chuẩn bị cho một thỏa thuận và một nỗ lực nữa của Nga nhằm tăng cường thế của họ trong cuộc mặc cả”, ông Nader nhận định.
Giới phân tích đánh giá, sự xuất hiện của nhà lãnh đạo Syria ở điện Kremlin cho thấy rõ mối bất hòa ngày càng lớn giữa các cường quốc thế giới xung quanh cách thức giải quyết cuộc khủng hoảng ở quốc gia Trung Đông này.
Giải pháp dài hạn cho cuộc khủng hoảng Syria đòi hỏi “một quy trình chính trị với sự tham gia của tất cả các lực lượng chính trị, các nhóm dân tộc và tôn giáo”, ông Putin nói với ông Assad theo một bản tin phát sóng trên truyền hình nhà nước Nga ngày 21/10. “Quyết định cuối cùng, dĩ nhiên, phải phụ thuộc vào người dân Syria”, nhà lãnh đạo Nga nói.
Ông Assad nói, Nga đang dành sự ủng hộ cho “sự thống nhất và độc lập của Syria” và nếu không có sự can thiệp quân sự của Nga, “những kẻ khủng bố” có lẽ đã chiếm thêm lãnh thổ của nước này. Tổng thống Syria cũng cảm ơn các nhà lãnh đạo và nhân dân Nga vì “sự giúp đỡ dành cho Syria”.
Chiến dịch không kích của Nga ở Syria, bắt đầu hôm 30/9, nhằm giúp Assad giành lại nhiều nhất có thể diện tích lãnh thổ mà lực lượng chính phủ nước này đã để mất vào tay các nhóm nổi dậy, bao gồm cả các nhóm do Mỹ hậu thuẫn - nguồn tin là quan chức Nga nói với hãng tin Bloomberg.
Theo một quan chức Nga, việc nước này triển khai hàng chục máy bay chiến đấu và tàu chiến ở biển Đen và biển Caspian có thể sẽ kéo dài một năm hoặc lâu hơn.
Trước đó, khi tuyên bố chiến dịch không kích Syria, Moscow nói rằng mục đích của chiến dịch là tấn công vào các mục tiêu lực lượng khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS).
Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và Thổ Nhĩ Kỳ nói để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria, Tổng thống Assad phải từ chức. Các nước này cũng cáo buộc các cuộc không kích Nga chỉ đang nhằm vào các đối thủ của Assad chứ không phải là tấn công IS.
Về phần mình, Tổng thống Putin cáo buộc một số quốc gia có “đầu óc đen tối” khi không chịu hiểu mục đích của chiến dịch quân sự mà Nga tiến hành ở Syria là chống chủ nghĩa khủng bố.
Theo phát ngôn viên Dmitry Peskov của điện Kremlin, trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo, ông Putin đã nói với ông Assad về “tiếp tục chiến dịch của Nga để ủng hộ đà tấn công của các lực lượng vũ trang Syria”. “Tổng thống Putin đã được người đồng cấp Syria được thông báo chi tiết về tình hình ở Syria và các kế hoạch tương lai”, ông Peskov cho biết.
Ông Georgy Mirsky, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế ở Moscow, chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Syria “cho thế giới thấy Moscow khẳng định đứng về phía Assad”.
“Không thể có chuyện Putin nghiêng về phương Tây và từ chối giúp Assad. Đây là một liên minh”, ông Mirsky phát biểu.
Còn theo ông Sami Nader, Giám đốc Viện nghiên cứu Levant về các vấn đề chiến lược ở Beirut, Lebanon, chuyến thăm của Assad là “cách của Nga để nói rằng Assad đang trong tay họ, là tài sản của họ, và họ sẽ quyết định có giữ ông ta hay không”.
“Đây chắc chắn là sự chuẩn bị cho một thỏa thuận và một nỗ lực nữa của Nga nhằm tăng cường thế của họ trong cuộc mặc cả”, ông Nader nhận định.