Quá 49%, không thể niêm yết ở nước ngoài
Các doanh nghiệp trên sàn Tp.HCM, nếu đã có tỷ lệ cổ phiếu sở hữu của nước ngoài lên tới 49%, thì không thể niêm yết ở nước ngoài
Các doanh nghiệp trên sàn Tp.HCM, nếu đã có tỷ lệ cổ phiếu sở hữu của nước ngoài lên tới 49%, thì không thể niêm yết ở nước ngoài.
Trường hợp doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu ở thị trường chứng khoán nước ngoài để huy động vốn, thì tổng số cổ phiếu nước ngoài nắm giữ sau khi phát hành thêm cũng không được vượt quá 49%. Đó là những thông tin từ ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Trưởng ban Hợp tác quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ông Cảnh nhấn mạnh trong Nghị định 14 hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán vừa ban hành, việc chào bán chứng khoán ra nước ngoài đã quy định rõ những điều kiện mà doanh nghiệp muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài phải đáp ứng.
Cụ thể, các công ty Việt Nam muốn niêm yết ở nước ngoài phải không nằm trong danh mục Nhà nước cấm đầu tư ra nước ngoài, phải có phương án sử dụng vốn sau khi phát hành, phải thực hiện kiểm toán theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, phải công bố thông tin theo quy định của luật pháp Việt Nam và quốc gia nơi dự định niêm yết, đảm bảo tỷ lệ tham gia của nước ngoài là 49% và tuân thủ các thủ tục về quản lý ngoại hối.
Mặt khác, doanh nghiệp cũng chỉ có thể niêm yết ở những nước mà sở giao dịch chứng khoán của họ có thỏa thuận hợp tác với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Đầu tuần này, Sở Giao dịch chứng khoán Bursa Malaysia đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bursa Malaysia và hai trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM và Hà Nội. Ông Yusli Mohamed Yusoff, Tổng giám đốc điều hành Bursa Malaysia nói rằng có năm công ty Việt Nam đang muốn niêm yết ở Malaysia và Bursa Malaysia khẳng định sẽ miễn phí niêm yết hoàn toàn cho 10 doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên niêm yết tại đây.
“Các sở giao dịch chứng khoán nước ngoài không phải đến Việt Nam để nói cho vui. Họ đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh có lợi cho cả họ và các doanh nghiệp Việt Nam” - ông Cảnh nói.
Trước Bursa Malaysia, Sở Giao dịch chứng khoán Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, London đã có những cuộc tiếp xúc với cơ quan quản lý thị trường chứng khoán và một số doanh nghiệp niêm yết hàng đầu trên sàn. Sự tăng trưởng của các công ty Việt Nam đang hấp dẫn giới đầu tư tài chính ở các nước nói trên. Chính vì vậy việc mời gọi các doanh nghiệp Việt Nam lên sàn nước ngoài sẽ tạo thêm sự thu hút nhà đầu tư ở những nước đó.
Theo ông Cảnh, hiện tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp tại sàn Tp.HCM trung bình là 21%/công ty. Như vậy nếu tính toàn thị trường, nước ngoài còn nhiều “room” để đầu tư. Tuy nhiên, với những cổ phiếu blue-chips mà nước ngoài mua nhiều, “room” hầu như đã cạn. Những công ty như STB, REE, SAM, BT6, AGF, GMD, BMP... tỷ lệ sở hữu của nước ngoài đã ở mức tối đa.
Song vướng mắc lớn nhất của việc niêm yết ở nước ngoài không chỉ là tỷ lệ 49%, mà còn là những quy định về chuyển ngoại tệ ra vào khi phát hành cổ phiếu hay trả cổ tức. Hiện khung pháp lý về quản lý ngoại hối chưa đề cập đến việc doanh nghiệp Việt Nam niêm yết ở nước ngoài.
“Chúng tôi đang khẩn trương cùng với Ngân hàng Nhà nước dự thảo quy định về quản lý ngoại hối cho doanh nghiệp niêm yết ở nước ngoài”, ông Cảnh nói. Còn trước mắt doanh nghiệp vẫn phải chờ.
Điều đáng nói là sở giao dịch chứng khoán các nước đã tự tìm đến Việt Nam, mời doanh nghiệp chúng ta niêm yết. Vậy cơ hội này có nên tận dụng? Nhiều doanh nghiệp đã trả lời “có”, còn cơ quan quản lý thì chưa thật rõ “có hay không”.
Nếu “có”, cần sớm ban hành khung pháp lý đầy đủ để doanh nghiệp dựa vào đó thực hiện.
Trường hợp doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu ở thị trường chứng khoán nước ngoài để huy động vốn, thì tổng số cổ phiếu nước ngoài nắm giữ sau khi phát hành thêm cũng không được vượt quá 49%. Đó là những thông tin từ ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Trưởng ban Hợp tác quốc tế, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ông Cảnh nhấn mạnh trong Nghị định 14 hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán vừa ban hành, việc chào bán chứng khoán ra nước ngoài đã quy định rõ những điều kiện mà doanh nghiệp muốn niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài phải đáp ứng.
Cụ thể, các công ty Việt Nam muốn niêm yết ở nước ngoài phải không nằm trong danh mục Nhà nước cấm đầu tư ra nước ngoài, phải có phương án sử dụng vốn sau khi phát hành, phải thực hiện kiểm toán theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, phải công bố thông tin theo quy định của luật pháp Việt Nam và quốc gia nơi dự định niêm yết, đảm bảo tỷ lệ tham gia của nước ngoài là 49% và tuân thủ các thủ tục về quản lý ngoại hối.
Mặt khác, doanh nghiệp cũng chỉ có thể niêm yết ở những nước mà sở giao dịch chứng khoán của họ có thỏa thuận hợp tác với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Đầu tuần này, Sở Giao dịch chứng khoán Bursa Malaysia đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa Bursa Malaysia và hai trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM và Hà Nội. Ông Yusli Mohamed Yusoff, Tổng giám đốc điều hành Bursa Malaysia nói rằng có năm công ty Việt Nam đang muốn niêm yết ở Malaysia và Bursa Malaysia khẳng định sẽ miễn phí niêm yết hoàn toàn cho 10 doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên niêm yết tại đây.
“Các sở giao dịch chứng khoán nước ngoài không phải đến Việt Nam để nói cho vui. Họ đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh có lợi cho cả họ và các doanh nghiệp Việt Nam” - ông Cảnh nói.
Trước Bursa Malaysia, Sở Giao dịch chứng khoán Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, London đã có những cuộc tiếp xúc với cơ quan quản lý thị trường chứng khoán và một số doanh nghiệp niêm yết hàng đầu trên sàn. Sự tăng trưởng của các công ty Việt Nam đang hấp dẫn giới đầu tư tài chính ở các nước nói trên. Chính vì vậy việc mời gọi các doanh nghiệp Việt Nam lên sàn nước ngoài sẽ tạo thêm sự thu hút nhà đầu tư ở những nước đó.
Theo ông Cảnh, hiện tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài đối với các doanh nghiệp tại sàn Tp.HCM trung bình là 21%/công ty. Như vậy nếu tính toàn thị trường, nước ngoài còn nhiều “room” để đầu tư. Tuy nhiên, với những cổ phiếu blue-chips mà nước ngoài mua nhiều, “room” hầu như đã cạn. Những công ty như STB, REE, SAM, BT6, AGF, GMD, BMP... tỷ lệ sở hữu của nước ngoài đã ở mức tối đa.
Song vướng mắc lớn nhất của việc niêm yết ở nước ngoài không chỉ là tỷ lệ 49%, mà còn là những quy định về chuyển ngoại tệ ra vào khi phát hành cổ phiếu hay trả cổ tức. Hiện khung pháp lý về quản lý ngoại hối chưa đề cập đến việc doanh nghiệp Việt Nam niêm yết ở nước ngoài.
“Chúng tôi đang khẩn trương cùng với Ngân hàng Nhà nước dự thảo quy định về quản lý ngoại hối cho doanh nghiệp niêm yết ở nước ngoài”, ông Cảnh nói. Còn trước mắt doanh nghiệp vẫn phải chờ.
Điều đáng nói là sở giao dịch chứng khoán các nước đã tự tìm đến Việt Nam, mời doanh nghiệp chúng ta niêm yết. Vậy cơ hội này có nên tận dụng? Nhiều doanh nghiệp đã trả lời “có”, còn cơ quan quản lý thì chưa thật rõ “có hay không”.
Nếu “có”, cần sớm ban hành khung pháp lý đầy đủ để doanh nghiệp dựa vào đó thực hiện.