Quan hệ Việt-Mỹ: “Thời điểm cho hợp tác toàn diện”
Trước thềm chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc chia sẻ về quan hệ song phương Việt-Mỹ
Trước thềm chuyến thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc chia sẻ về quan hệ song phương Việt-Mỹ.
Ông đánh giá thế nào về những bước phát triển của quan hệ Việt-Mỹ trong 5 năm trở lại đây? Lĩnh vực nào được coi là điểm nhấn cho mối quan hệ Việt-Mỹ trong thời gian qua?
Nhìn lại 18 năm quan hệ Việt-Mỹ kể từ khi bình thường hóa (7/1995), 5 năm qua có thể xem như khúc ngoặt chuyển giai đoạn rất căn bản, với bước phát triển mới, trên cả 3 phương diện bề rộng, chiều sâu, hiệu quả hợp tác.
Thứ nhất, chương trình nghị sự không ngừng được bổ sung những lĩnh vực hợp tác mới, chưa từng có trước đó; từ song phương là chính, hợp tác đã mở rộng ra các vấn đề đa phương, khu vực.
Về kinh tế, Việt Nam yêu cầu Mỹ công nhận qui chế kinh tế thị trường của Việt Nam, dành cho Việt Nam qui chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Hai nước cùng tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định có ý nghĩa chiến lược đối với hợp tác kinh tế khu vực và đối với mỗi nước. Về khoa học - công nghệ, hai bên hợp tác về công nghệ không gian, năng lượng hạt nhân, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam.
Về giáo dục, hai bên đang xúc tiến xây dựng trường Đại học Mỹ tại Việt Nam. Về nhân đạo, Mỹ tham gia khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin (tẩy độc, chăm sóc nạn nhân) và giúp tìm bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh.
Về các vấn đề quốc tế và khu vực, hai bên hợp tác chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống tội phạm xuyên quốc gia, bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông; xây dựng các cấu trúc mới ở khu vực về chính trị, kinh tế, an ninh và thúc đẩy giải quyết hòa bình tranh chấp, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế về Luật biển 1982, không dùng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, bảo đảm tự do và an toàn hàng hải, quyền khai thác tài nguyên hợp pháp, nhằm duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Thứ hai, hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu, thể hiện qua 3 khía cạnh. Một là, hai bên hình thành các cơ chế đối thoại mới, trong đó có đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng, đối thoại chính sách quốc phòng, đối thoại về châu Á-Thái Bình Dương, đối thoại về biển, tạo cơ hội để trao đổi, tham vấn những vấn đề thực chất trong quan hệ hai nước và liên quan hòa bình, ổn định, hợp tác khu vực.
Mỹ thúc đẩy quan hệ và đối thoại với cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai là, trao đổi đoàn cấp hoạch định chính sách và triển khai thực hiện đều tăng rõ rệt, riêng 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tính trung bình tuần nào cũng có từ 1 đến 2 đoàn Mỹ vào Việt Nam.
Việt Nam cũng cử nhiều đoàn thăm Mỹ. Bên cạnh đó, lãnh đạo và các quan chức cao cấp hai nước duy trì tiếp xúc thường xuyên bên lề các diễn đàn khu vực và quốc tế. Ba là, cơ sở hợp tác của quan hệ Việt-Mỹ được mở rộng và tăng cường; trên một số lĩnh vực, hai bên đã gieo những hạt giống cho xây dựng lòng tin trong hợp tác lâu dài, điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nếu chúng ta nhìn vào lịch sử quan hệ thăng trầm của hai nước.
Thứ ba, hiệu quả hợp tác được nâng cao, thực chất hơn. Hợp tác kinh tế tiếp tục là lĩnh vực trọng tâm, vừa là nền tảng, vừa là động lực của quan hệ. Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam luôn xuất siêu; kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình gần 20%/năm; riêng 2012, kinh tế thế giới khó khăn như vậy, song thương mại Việt-Mỹ vẫn tăng 14%, đạt 24,5 tỷ USD (Việt Nam xuất trên 19 tỷ USD).
Về đầu tư, FDI của Mỹ vào Việt Nam đạt trên 10 tỷ USD. Hợp tác giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ đạt kết quả ấn tượng. Gần 16.000 sinh viên Việt Nam đang học tại Mỹ, đứng đầu các nước ASEAN, tăng gấp 2,5 lần so với cách đây 5 năm.
Về hợp tác nhân đạo, Việt Nam tiếp tục hợp tác tìm kiếm binh lính Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA). Phía Mỹ cũng cung cấp thông tin, giúp tìm được hài cốt của trên 1.000 bộ đội Việt Nam. Trong giai đoạn 2004-2012, Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam 565,8 triệu USD nhằm hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS. Từ 2007-2012, Mỹ đã viện trợ 60 triệu USD để hỗ trợ dự án tẩy độc tại Đà Nẵng và trợ giúp về y tế liên quan đến các nạn nhân chất độc da cam.
Về quốc phòng, an ninh. Hai bên lần đầu tiên ký MOU về hợp tác quốc phòng (9/2011), hợp tác trên 5 lĩnh vực: thiết lập các cơ chế đối thoại, an ninh biển, tìm kiếm cứu nạn, các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Bên cạnh đó, hai bên cũng hợp tác tích cực trong vấn đề chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia.
Vậy theo ông, còn những khó khăn và thách thức nào cần phải vượt qua trong mối quan hệ giữa hai nước để mối quan hệ này ngày càng phát triển?
Có 3 thách thức. Thứ nhất là làm sao khai thác tối đa những điểm song trùng về lợi ích giữa hai nước, đặc biệt về kinh tế-đầu tư-thương mại. Đây là lĩnh vực hợp tác còn nhiều dư địa để phát triển vì hai bên đều có nhu cầu.
Mỹ cần tiếp tục mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, giảm các rào cản thương mại, nhất là các vụ chống bán phá giá, chống trợ cấp; sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và đáp ứng tích cực hơn lợi ích của Việt Nam trong đàm phán Hiệp định TPP. Về phần mình, Việt Nam cũng cần nỗ lực để có một môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư Mỹ.
Thứ hai, theo tôi, là phải tìm ra được phương thức hiệu quả hơn để quan hệ vượt qua những khó khăn do lịch sử để lại và hướng tới tương lai. Để làm được điều này, Mỹ cần thể hiện trách nhiệm và hỗ trợ tích cực hơn nữa đối với vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam.
Những đóng góp bước đầu của Mỹ trong vấn đề rà phá bom mìn, tẩy độc da cam/dioxin, tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh là đáng ghi nhận, song cần phải được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, nhất là vấn đề hỗ trợ cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Thứ ba, hai bên cần nỗ lực vượt qua những khác biệt, bất đồng, nhất là trong vấn đề dân chủ, nhân quyền. Hai bên đã có các cơ chế đối thoại trong vấn đề này. Trong các tuyên bố chung, các phát biểu và tiếp xúc giữa hai nước, hai bên luôn làm rõ các nguyên tắc trong quan hệ: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Điểm mấu chốt là phải thực thi đầy đủ những nguyên tắc này; tuyên bố đi đôi với hành động.
Quan hệ giữa các quốc gia, nhất là mối quan hệ đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm trong lịch sử giữa Việt Nam và Mỹ, chỉ có thể phát triển lên một tầm mức mới trên cơ sở hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, trong đó có tôn trọng sự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của mỗi nước. Đây là điều kiện cần thiết để xây dựng “lòng tin chiến lược” giữa hai nước.
Ông đánh giá như thế nào về triển vọng hợp tác Việt-Mỹ trong vòng 5 và 10 năm tới và đâu sẽ là những điểm nhấn quan trọng?
50 năm sau ngày Bác Hồ gửi thư cho Tổng thống Mỹ Truman (11/1945), bày tỏ sẵn sàng xây dựng “quan hệ hợp tác đầy đủ” với Mỹ, tháng 7/1995, Việt Nam mới chính thức bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Gác lại những trang sử đau thương, hai nước cam kết hướng về phía trước, xây dựng mối quan hệ mới hợp tác cùng có lợi. Cho đến ngày hôm nay, chúng ta đang xây dựng nền tảng quan hệ Việt-Mỹ sâu rộng, vững chắc, một mối “quan hệ hợp tác đầy đủ” như ý nguyện của Bác Hồ.
Trong 5-10 năm tới, Việt Nam tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội XI về hội nhập quốc tế toàn diện, đưa quan hệ với các nước, trong đó có Mỹ, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Trong bối cảnh bàn cờ chính trị khu vực có những thay đổi căn bản, Việt Nam tiếp tục coi Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu và Mỹ cũng coi trọng Việt Nam trong chính sách khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi để hai nước bắt tay vào xây dựng khuôn khổ mới của quan hệ, định hướng cho sự hợp tác được nâng lên tầm mức mới trong 5-10 năm tới.
Dựa trên những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hiệp quốc, với thiện chí của cả hai bên, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, cùng đóng góp vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực, triển vọng của quan hệ Việt-Mỹ rất sáng sủa. Chúng ta sẽ chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa của mối quan hệ đã đến độ “trưởng thành” này. Đó sẽ là những bước phát triển toàn diện và thực chất trên nhiều lĩnh vực hợp tác song phương, cũng như trong các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Một khuôn khổ hợp tác toàn diện như vậy sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Thứ nhất, các hoạt động chính trị, ngoại giao, các chuyến thăm cấp cao sẽ tạo cơ hội và động lực để cộng đồng doanh nghiệp hai bên gặp gỡ, tìm hiểu, ký kết các hợp đồng kinh tế.
Thứ hai, các cơ chế hợp tác kinh tế như APEC, TIFA và đặc biệt là TPP sẽ tạo các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương hỗ trợ hoạt động đầu tư, kinh doanh cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình tương tác ngày càng tăng của hai nền kinh tế.
Thứ ba, Việt Nam và Mỹ sẽ phải tập trung nỗ lực để giảm bớt các rào cản thương mại và đầu tư, trong đó có việc Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, dành cho Việt Nam ưu đãi thuế quan phổ cập...
Đây sẽ là cơ hội để hàng hóa Việt Nam có điều kiện tiếp tục đi vào thị trường Mỹ với một cơ cấu hàng hóa phong phú và đa dạng hơn.
Thứ tư, Việt Nam cũng sẽ đẩy mạnh hợp tác về khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ cao với Mỹ nhằm xây dựng một nền kinh tế tiên tiến, dựa vào tri thức. Thứ năm, ngoài quan hệ ở cấp Trung ương, hai bên cũng thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương. Tôi được biết nhiều địa phương của Việt Nam đã và đang rất chủ động xây dựng các mối quan hệ kết nghĩa, các dự án hợp tác với các thành phố, quận, bang ở Mỹ.
Đây là xu hướng rất cần khích lệ, có lợi cho kinh tế của các địa phương, đồng thời thúc đẩy giao lưu nhân dân, tăng cường hiểu biết giữa hai nước. Cuối cùng, cùng với việc tăng cường hợp tác giáo dục, gia tăng số lượng sinh viên, học sinh Việt Nam ở Mỹ, xây dựng trường đại học kiểu Mỹ ở Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam sẽ được bổ sung thêm một nguồn nhân lực chất lượng cao, được tiếp cận với khoa học, công nghệ và môi trường quản lý hiện đại. Đây sẽ là nền tảng quan trọng cho tương tác giữa hai nền kinh tế trong tương lai.
Liên quan tới đàm phán TPP, theo ông, Việt Nam mong đợi gì ở TPP?
Hiệp định TPP là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của khu vực châu Á-TBD với mức độ tự do hóa về hàng hóa và dịch vụ còn cao hơn cả các quy định trong WTO. TPP hiện gồm 12 thành viên, trong đó có các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia, Mexico, hàng năm tạo ra trên 30% GDP toàn cầu.
Việc Việt Nam quyết định tham gia TPP thể hiện quyết tâm tiếp tục đổi mới sâu rộng và hội nhập quốc tế toàn diện, đồng thời Việt Nam mong muốn đạt được một số mục tiêu cụ thể.
Thứ nhất, Việt Nam mong muốn TPP thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên TPP. Hàng hóa của Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn để thâm nhập vào các thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật Bản, Canada... Việt Nam có thêm nguồn lực từ xuất khẩu để phục vụ mục tiêu phát triển đất nước.
Thứ hai, Việt Nam mong muốn thông qua TPP sẽ có thêm cơ hội để tham gia vào quá trình hợp tác, phân công lao động khu vực, tham gia vào các chuỗi sản xuất, phân phối khu vực và quốc tế; thu hút thêm đầu tư, công nghệ từ các nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Thứ ba, việc đàm phán thành công một hiệp định có tiêu chuẩn cao như TPP có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy đàm phán FTA với các đối tác khác, trong đó có EU, Nga...
Thứ tư, TPP tạo cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, do đó sẽ tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, có ý nghĩa tích cực về mặt xã hội.
Thứ năm, các cam kết trong TPP cũng buộc Việt Nam phải điều chỉnh, hoàn thiện và nỗ lực hơn nữa trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh. Điều này có ý nghĩa quan trọng về dài hạn với nền kinh tế Việt Nam.
Cuối cùng, tôi tin rằng tham gia TPP thể hiện một bước trưởng thành của nền kinh tế Việt Nam, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội, mà còn mang ý nghĩa đối ngoại, chiến lược, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong ASEAN và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Ông đánh giá thế nào về những bước phát triển của quan hệ Việt-Mỹ trong 5 năm trở lại đây? Lĩnh vực nào được coi là điểm nhấn cho mối quan hệ Việt-Mỹ trong thời gian qua?
Nhìn lại 18 năm quan hệ Việt-Mỹ kể từ khi bình thường hóa (7/1995), 5 năm qua có thể xem như khúc ngoặt chuyển giai đoạn rất căn bản, với bước phát triển mới, trên cả 3 phương diện bề rộng, chiều sâu, hiệu quả hợp tác.
Thứ nhất, chương trình nghị sự không ngừng được bổ sung những lĩnh vực hợp tác mới, chưa từng có trước đó; từ song phương là chính, hợp tác đã mở rộng ra các vấn đề đa phương, khu vực.
Về kinh tế, Việt Nam yêu cầu Mỹ công nhận qui chế kinh tế thị trường của Việt Nam, dành cho Việt Nam qui chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Hai nước cùng tham gia đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), một hiệp định có ý nghĩa chiến lược đối với hợp tác kinh tế khu vực và đối với mỗi nước. Về khoa học - công nghệ, hai bên hợp tác về công nghệ không gian, năng lượng hạt nhân, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ở Việt Nam.
Về giáo dục, hai bên đang xúc tiến xây dựng trường Đại học Mỹ tại Việt Nam. Về nhân đạo, Mỹ tham gia khắc phục hậu quả chất độc da cam/dioxin (tẩy độc, chăm sóc nạn nhân) và giúp tìm bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh.
Về các vấn đề quốc tế và khu vực, hai bên hợp tác chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, chống tội phạm xuyên quốc gia, bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông; xây dựng các cấu trúc mới ở khu vực về chính trị, kinh tế, an ninh và thúc đẩy giải quyết hòa bình tranh chấp, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước quốc tế về Luật biển 1982, không dùng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, bảo đảm tự do và an toàn hàng hải, quyền khai thác tài nguyên hợp pháp, nhằm duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Thứ hai, hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu, thể hiện qua 3 khía cạnh. Một là, hai bên hình thành các cơ chế đối thoại mới, trong đó có đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng, đối thoại chính sách quốc phòng, đối thoại về châu Á-Thái Bình Dương, đối thoại về biển, tạo cơ hội để trao đổi, tham vấn những vấn đề thực chất trong quan hệ hai nước và liên quan hòa bình, ổn định, hợp tác khu vực.
Mỹ thúc đẩy quan hệ và đối thoại với cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hai là, trao đổi đoàn cấp hoạch định chính sách và triển khai thực hiện đều tăng rõ rệt, riêng 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tính trung bình tuần nào cũng có từ 1 đến 2 đoàn Mỹ vào Việt Nam.
Việt Nam cũng cử nhiều đoàn thăm Mỹ. Bên cạnh đó, lãnh đạo và các quan chức cao cấp hai nước duy trì tiếp xúc thường xuyên bên lề các diễn đàn khu vực và quốc tế. Ba là, cơ sở hợp tác của quan hệ Việt-Mỹ được mở rộng và tăng cường; trên một số lĩnh vực, hai bên đã gieo những hạt giống cho xây dựng lòng tin trong hợp tác lâu dài, điều này có ý nghĩa rất quan trọng, nếu chúng ta nhìn vào lịch sử quan hệ thăng trầm của hai nước.
Thứ ba, hiệu quả hợp tác được nâng cao, thực chất hơn. Hợp tác kinh tế tiếp tục là lĩnh vực trọng tâm, vừa là nền tảng, vừa là động lực của quan hệ. Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam luôn xuất siêu; kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình gần 20%/năm; riêng 2012, kinh tế thế giới khó khăn như vậy, song thương mại Việt-Mỹ vẫn tăng 14%, đạt 24,5 tỷ USD (Việt Nam xuất trên 19 tỷ USD).
Về đầu tư, FDI của Mỹ vào Việt Nam đạt trên 10 tỷ USD. Hợp tác giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ đạt kết quả ấn tượng. Gần 16.000 sinh viên Việt Nam đang học tại Mỹ, đứng đầu các nước ASEAN, tăng gấp 2,5 lần so với cách đây 5 năm.
Về hợp tác nhân đạo, Việt Nam tiếp tục hợp tác tìm kiếm binh lính Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA). Phía Mỹ cũng cung cấp thông tin, giúp tìm được hài cốt của trên 1.000 bộ đội Việt Nam. Trong giai đoạn 2004-2012, Mỹ đã viện trợ cho Việt Nam 565,8 triệu USD nhằm hỗ trợ phòng chống HIV/AIDS. Từ 2007-2012, Mỹ đã viện trợ 60 triệu USD để hỗ trợ dự án tẩy độc tại Đà Nẵng và trợ giúp về y tế liên quan đến các nạn nhân chất độc da cam.
Về quốc phòng, an ninh. Hai bên lần đầu tiên ký MOU về hợp tác quốc phòng (9/2011), hợp tác trên 5 lĩnh vực: thiết lập các cơ chế đối thoại, an ninh biển, tìm kiếm cứu nạn, các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Bên cạnh đó, hai bên cũng hợp tác tích cực trong vấn đề chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia.
Vậy theo ông, còn những khó khăn và thách thức nào cần phải vượt qua trong mối quan hệ giữa hai nước để mối quan hệ này ngày càng phát triển?
Có 3 thách thức. Thứ nhất là làm sao khai thác tối đa những điểm song trùng về lợi ích giữa hai nước, đặc biệt về kinh tế-đầu tư-thương mại. Đây là lĩnh vực hợp tác còn nhiều dư địa để phát triển vì hai bên đều có nhu cầu.
Mỹ cần tiếp tục mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, giảm các rào cản thương mại, nhất là các vụ chống bán phá giá, chống trợ cấp; sớm công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường và đáp ứng tích cực hơn lợi ích của Việt Nam trong đàm phán Hiệp định TPP. Về phần mình, Việt Nam cũng cần nỗ lực để có một môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư Mỹ.
Thứ hai, theo tôi, là phải tìm ra được phương thức hiệu quả hơn để quan hệ vượt qua những khó khăn do lịch sử để lại và hướng tới tương lai. Để làm được điều này, Mỹ cần thể hiện trách nhiệm và hỗ trợ tích cực hơn nữa đối với vấn đề khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam.
Những đóng góp bước đầu của Mỹ trong vấn đề rà phá bom mìn, tẩy độc da cam/dioxin, tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tích trong chiến tranh là đáng ghi nhận, song cần phải được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, nhất là vấn đề hỗ trợ cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
Thứ ba, hai bên cần nỗ lực vượt qua những khác biệt, bất đồng, nhất là trong vấn đề dân chủ, nhân quyền. Hai bên đã có các cơ chế đối thoại trong vấn đề này. Trong các tuyên bố chung, các phát biểu và tiếp xúc giữa hai nước, hai bên luôn làm rõ các nguyên tắc trong quan hệ: tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi. Điểm mấu chốt là phải thực thi đầy đủ những nguyên tắc này; tuyên bố đi đôi với hành động.
Quan hệ giữa các quốc gia, nhất là mối quan hệ đã trải qua nhiều biến cố, thăng trầm trong lịch sử giữa Việt Nam và Mỹ, chỉ có thể phát triển lên một tầm mức mới trên cơ sở hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, trong đó có tôn trọng sự lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển của mỗi nước. Đây là điều kiện cần thiết để xây dựng “lòng tin chiến lược” giữa hai nước.
Ông đánh giá như thế nào về triển vọng hợp tác Việt-Mỹ trong vòng 5 và 10 năm tới và đâu sẽ là những điểm nhấn quan trọng?
50 năm sau ngày Bác Hồ gửi thư cho Tổng thống Mỹ Truman (11/1945), bày tỏ sẵn sàng xây dựng “quan hệ hợp tác đầy đủ” với Mỹ, tháng 7/1995, Việt Nam mới chính thức bình thường hóa và thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Gác lại những trang sử đau thương, hai nước cam kết hướng về phía trước, xây dựng mối quan hệ mới hợp tác cùng có lợi. Cho đến ngày hôm nay, chúng ta đang xây dựng nền tảng quan hệ Việt-Mỹ sâu rộng, vững chắc, một mối “quan hệ hợp tác đầy đủ” như ý nguyện của Bác Hồ.
Trong 5-10 năm tới, Việt Nam tiếp tục triển khai Nghị quyết Đại hội XI về hội nhập quốc tế toàn diện, đưa quan hệ với các nước, trong đó có Mỹ, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả. Trong bối cảnh bàn cờ chính trị khu vực có những thay đổi căn bản, Việt Nam tiếp tục coi Mỹ là đối tác quan trọng hàng đầu và Mỹ cũng coi trọng Việt Nam trong chính sách khu vực. Đây là điều kiện thuận lợi để hai nước bắt tay vào xây dựng khuôn khổ mới của quan hệ, định hướng cho sự hợp tác được nâng lên tầm mức mới trong 5-10 năm tới.
Dựa trên những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hiệp quốc, với thiện chí của cả hai bên, sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, cùng đóng góp vào hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực, triển vọng của quan hệ Việt-Mỹ rất sáng sủa. Chúng ta sẽ chứng kiến những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa của mối quan hệ đã đến độ “trưởng thành” này. Đó sẽ là những bước phát triển toàn diện và thực chất trên nhiều lĩnh vực hợp tác song phương, cũng như trong các vấn đề khu vực và toàn cầu.
Một khuôn khổ hợp tác toàn diện như vậy sẽ tạo môi trường thuận lợi cho nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Thứ nhất, các hoạt động chính trị, ngoại giao, các chuyến thăm cấp cao sẽ tạo cơ hội và động lực để cộng đồng doanh nghiệp hai bên gặp gỡ, tìm hiểu, ký kết các hợp đồng kinh tế.
Thứ hai, các cơ chế hợp tác kinh tế như APEC, TIFA và đặc biệt là TPP sẽ tạo các khuôn khổ hợp tác song phương và đa phương hỗ trợ hoạt động đầu tư, kinh doanh cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình tương tác ngày càng tăng của hai nền kinh tế.
Thứ ba, Việt Nam và Mỹ sẽ phải tập trung nỗ lực để giảm bớt các rào cản thương mại và đầu tư, trong đó có việc Mỹ công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam, dành cho Việt Nam ưu đãi thuế quan phổ cập...
Đây sẽ là cơ hội để hàng hóa Việt Nam có điều kiện tiếp tục đi vào thị trường Mỹ với một cơ cấu hàng hóa phong phú và đa dạng hơn.
Thứ tư, Việt Nam cũng sẽ đẩy mạnh hợp tác về khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ cao với Mỹ nhằm xây dựng một nền kinh tế tiên tiến, dựa vào tri thức. Thứ năm, ngoài quan hệ ở cấp Trung ương, hai bên cũng thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương. Tôi được biết nhiều địa phương của Việt Nam đã và đang rất chủ động xây dựng các mối quan hệ kết nghĩa, các dự án hợp tác với các thành phố, quận, bang ở Mỹ.
Đây là xu hướng rất cần khích lệ, có lợi cho kinh tế của các địa phương, đồng thời thúc đẩy giao lưu nhân dân, tăng cường hiểu biết giữa hai nước. Cuối cùng, cùng với việc tăng cường hợp tác giáo dục, gia tăng số lượng sinh viên, học sinh Việt Nam ở Mỹ, xây dựng trường đại học kiểu Mỹ ở Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam sẽ được bổ sung thêm một nguồn nhân lực chất lượng cao, được tiếp cận với khoa học, công nghệ và môi trường quản lý hiện đại. Đây sẽ là nền tảng quan trọng cho tương tác giữa hai nền kinh tế trong tương lai.
Liên quan tới đàm phán TPP, theo ông, Việt Nam mong đợi gì ở TPP?
Hiệp định TPP là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của khu vực châu Á-TBD với mức độ tự do hóa về hàng hóa và dịch vụ còn cao hơn cả các quy định trong WTO. TPP hiện gồm 12 thành viên, trong đó có các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Australia, Mexico, hàng năm tạo ra trên 30% GDP toàn cầu.
Việc Việt Nam quyết định tham gia TPP thể hiện quyết tâm tiếp tục đổi mới sâu rộng và hội nhập quốc tế toàn diện, đồng thời Việt Nam mong muốn đạt được một số mục tiêu cụ thể.
Thứ nhất, Việt Nam mong muốn TPP thúc đẩy thương mại giữa Việt Nam và các nước thành viên TPP. Hàng hóa của Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn để thâm nhập vào các thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật Bản, Canada... Việt Nam có thêm nguồn lực từ xuất khẩu để phục vụ mục tiêu phát triển đất nước.
Thứ hai, Việt Nam mong muốn thông qua TPP sẽ có thêm cơ hội để tham gia vào quá trình hợp tác, phân công lao động khu vực, tham gia vào các chuỗi sản xuất, phân phối khu vực và quốc tế; thu hút thêm đầu tư, công nghệ từ các nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Thứ ba, việc đàm phán thành công một hiệp định có tiêu chuẩn cao như TPP có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy đàm phán FTA với các đối tác khác, trong đó có EU, Nga...
Thứ tư, TPP tạo cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, do đó sẽ tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, có ý nghĩa tích cực về mặt xã hội.
Thứ năm, các cam kết trong TPP cũng buộc Việt Nam phải điều chỉnh, hoàn thiện và nỗ lực hơn nữa trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh. Điều này có ý nghĩa quan trọng về dài hạn với nền kinh tế Việt Nam.
Cuối cùng, tôi tin rằng tham gia TPP thể hiện một bước trưởng thành của nền kinh tế Việt Nam, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, xã hội, mà còn mang ý nghĩa đối ngoại, chiến lược, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong ASEAN và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)