Quan ngại thương mại Việt-Nhật hậu động đất, sóng thần
Thương mại của Việt Nam và Nhật Bản chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng sau khi động đất và sóng thần xảy ra ở quốc gia này
Đến thời điểm này, tuy chưa có những đánh giá cũng như những dự báo cụ thể về tình hình thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản sau trận động đất và sóng thần xảy ra mới đây, nhưng ảnh hưởng thì chắc chắn có.
Đối với ngành dệt may và thuỷ sản của Việt Nam, Nhật Bản hiện đang là một trong 3 đối tác thương mại lớn nhất.
Từ trước những năm 90 của thế kỷ trước, Nhật Bản nhập khẩu tới 85-90% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Nhưng từ năm 2000 trở lại đây, cùng với sự phát triển của thị trường EU và Mỹ, Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 35% thị phần.
Song, Nhật Bản luôn là thị trường “cao cấp” chỉ nhập khẩu các sản phẩm có chất lượng cao và giá cao của Việt Nam, như: cá ngừ đại dương, tôm cỡ lớn, mực tươi và khô...
Theo đánh giá của ông Nguyễn Tử Cương, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nghề cá Việt Nam, quan hệ thương mại giữa hai nước nói chung và xuất nhập khẩu thuỷ sản nói riêng trong thời gian tới sẽ bị ảnh hưởng.
Đối với xuất khẩu dệt may, bà Đặng Thị Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cũng khẳng định, chắc chắn sau thảm hoạ này, sức mua của người dân đối với mặt hàng dệt may sẽ giảm sút, tác động bất lợi đến các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Tuy vậy, theo quan sát từ Vitas, trong số các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản chịu thiệt hại lớn từ trần động đất vừa qua thì không hề có tên của các tập đoàn dệt may là đối tác lớn của ngành may mặc nước ta.
Năm 2010, xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản thu về trên 1,2 tỷ USD, chiếm khoảng 11% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Năm nay, theo dự báo mức tăng trưởng xuất khẩu sang quốc gia này sẽ đạt mức 17-18%. Nhưng rất có thể, những yếu tố khách quan nêu trên sẽ khiến con số này không thể đạt được.
“Về phía Bộ Công Thương, thời điểm này cũng đã liên hệ với cơ quan đại diện tại Tokyo để có những đánh giá bước đầu về những ảnh hưởng và thiệt hại mà doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ làm ăn với các đối tác Nhật Bản có thể phải gánh chịu. Nhưng do trận động đất cũng mới xảy ra, đó lại là thời điểm cuối tuần, cộng thêm hiện nay tình hình tại đây vẫn chưa thực sự ổn định trở lại nên vẫn còn nhiều vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trước. Do đó, các thông tin cụ thể sẽ được cập nhật và công bố trong thời gian tới”, ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ châu Á Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho hay.
Ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) thì cho biết, theo yêu cầu từ Hiệp hội, các doanh nghiệp hội viên sẽ báo cáo về tình hình kinh doanh sau ảnh hưởng của thảm hoạ tại Nhật Bản. Tuy nhiên, vẫn phải chờ đợi để các đơn vị này thu thập thông tin từ các đối tác.
Đối với ngành dệt may và thuỷ sản của Việt Nam, Nhật Bản hiện đang là một trong 3 đối tác thương mại lớn nhất.
Từ trước những năm 90 của thế kỷ trước, Nhật Bản nhập khẩu tới 85-90% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của nước ta. Nhưng từ năm 2000 trở lại đây, cùng với sự phát triển của thị trường EU và Mỹ, Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 35% thị phần.
Song, Nhật Bản luôn là thị trường “cao cấp” chỉ nhập khẩu các sản phẩm có chất lượng cao và giá cao của Việt Nam, như: cá ngừ đại dương, tôm cỡ lớn, mực tươi và khô...
Theo đánh giá của ông Nguyễn Tử Cương, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nghề cá Việt Nam, quan hệ thương mại giữa hai nước nói chung và xuất nhập khẩu thuỷ sản nói riêng trong thời gian tới sẽ bị ảnh hưởng.
Đối với xuất khẩu dệt may, bà Đặng Thị Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cũng khẳng định, chắc chắn sau thảm hoạ này, sức mua của người dân đối với mặt hàng dệt may sẽ giảm sút, tác động bất lợi đến các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Tuy vậy, theo quan sát từ Vitas, trong số các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản chịu thiệt hại lớn từ trần động đất vừa qua thì không hề có tên của các tập đoàn dệt may là đối tác lớn của ngành may mặc nước ta.
Năm 2010, xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản thu về trên 1,2 tỷ USD, chiếm khoảng 11% kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Năm nay, theo dự báo mức tăng trưởng xuất khẩu sang quốc gia này sẽ đạt mức 17-18%. Nhưng rất có thể, những yếu tố khách quan nêu trên sẽ khiến con số này không thể đạt được.
“Về phía Bộ Công Thương, thời điểm này cũng đã liên hệ với cơ quan đại diện tại Tokyo để có những đánh giá bước đầu về những ảnh hưởng và thiệt hại mà doanh nghiệp Việt Nam có quan hệ làm ăn với các đối tác Nhật Bản có thể phải gánh chịu. Nhưng do trận động đất cũng mới xảy ra, đó lại là thời điểm cuối tuần, cộng thêm hiện nay tình hình tại đây vẫn chưa thực sự ổn định trở lại nên vẫn còn nhiều vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trước. Do đó, các thông tin cụ thể sẽ được cập nhật và công bố trong thời gian tới”, ông Bùi Huy Sơn, Vụ trưởng Vụ châu Á Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho hay.
Ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep) thì cho biết, theo yêu cầu từ Hiệp hội, các doanh nghiệp hội viên sẽ báo cáo về tình hình kinh doanh sau ảnh hưởng của thảm hoạ tại Nhật Bản. Tuy nhiên, vẫn phải chờ đợi để các đơn vị này thu thập thông tin từ các đối tác.