Quốc hội tiếp tục thông qua 5 dự luật
Chiều 20/6, Quốc hội tiếp tục thông qua 5 dự luật, trong đó có 2 dự luật quan trọng là Luật Giá và Luật Xử lý vi phạm hành chính
Chiều 20/6, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội tiếp tục thông qua 5 dự luật, trong đó có 2 dự luật quan trọng là Luật Giá và Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Một trong những nội dung đáng chú ý của Luật Giá là nhà nước sẽ tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của doanh nghiệp, thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, nhà nước cũng tiếp tục thực hiện điều tiết giá để bình ổn giá đối với một số mặt hàng như: xăng, dầu thành phẩm, điện, phân bón, vắcxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, đường ăn, thóc, thuốc chữa bệnh...
Bên cạnh đó, luật cũng quy định nhà nước sẽ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh; tài nguyên quan trọng và hàng dự trữ quốc gia...
Đối với Luật Xử phạt vi phạm hành chính, thay vì mức tối đa 500 triệu đồng như trước đây, luật mới quy định mức phạt cao nhất với cá nhân lên tới 1 tỷ đồng và với tổ chức là 2 tỷ đồng nhằm bảo đảm tính răn đe.
Tuy nhiên, mức phạt này chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp, đối với một số lĩnh vực, như quản lý các vùng biển, đảo, thềm lục địa, quản lý hạt nhân, chất phóng xạ, tiền tệ, ngân hàng, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường... Đặc biệt là áp dụng đối với người nước ngoài xâm phạm vùng biển nước ta để thăm dò, khai thác tài nguyên trái phép.
Ngoài ra, ba dự luật khác là Luật Giám định tư pháp, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Luật Công đoàn (sửa đổi) cũng đã được Quốc hội thông qua. Trong đó, có nội dung đáng chú ý đối với Luật Công đoàn (sửa đổi) là lao động người nước ngoài không được gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Trước đó vào ngày 18/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 5 dự luật, gồm: Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Giáo dục đại học, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc và Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Dự kiến, trước khi họp phiên bế mạc vào ngày 21/6, Quốc hội sẽ tiếp tục thông qua 3 dự luật khác là: Luật Biển Việt Nam, Luật Quảng cáo, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và một số nghị quyết quan trọng khác.
Một trong những nội dung đáng chú ý của Luật Giá là nhà nước sẽ tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của doanh nghiệp, thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường.
Tuy nhiên, nhà nước cũng tiếp tục thực hiện điều tiết giá để bình ổn giá đối với một số mặt hàng như: xăng, dầu thành phẩm, điện, phân bón, vắcxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, đường ăn, thóc, thuốc chữa bệnh...
Bên cạnh đó, luật cũng quy định nhà nước sẽ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh; tài nguyên quan trọng và hàng dự trữ quốc gia...
Đối với Luật Xử phạt vi phạm hành chính, thay vì mức tối đa 500 triệu đồng như trước đây, luật mới quy định mức phạt cao nhất với cá nhân lên tới 1 tỷ đồng và với tổ chức là 2 tỷ đồng nhằm bảo đảm tính răn đe.
Tuy nhiên, mức phạt này chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp, đối với một số lĩnh vực, như quản lý các vùng biển, đảo, thềm lục địa, quản lý hạt nhân, chất phóng xạ, tiền tệ, ngân hàng, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường... Đặc biệt là áp dụng đối với người nước ngoài xâm phạm vùng biển nước ta để thăm dò, khai thác tài nguyên trái phép.
Ngoài ra, ba dự luật khác là Luật Giám định tư pháp, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và Luật Công đoàn (sửa đổi) cũng đã được Quốc hội thông qua. Trong đó, có nội dung đáng chú ý đối với Luật Công đoàn (sửa đổi) là lao động người nước ngoài không được gia nhập Công đoàn Việt Nam.
Trước đó vào ngày 18/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua 5 dự luật, gồm: Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Phòng, chống rửa tiền, Luật Giáo dục đại học, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc và Bộ luật Lao động (sửa đổi).
Dự kiến, trước khi họp phiên bế mạc vào ngày 21/6, Quốc hội sẽ tiếp tục thông qua 3 dự luật khác là: Luật Biển Việt Nam, Luật Quảng cáo, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và một số nghị quyết quan trọng khác.