Quốc hội yêu cầu bảo đảm an toàn nợ công
Quốc hội yêu cầu ciảm bội chi ngân sách, hạn chế sử dụng vay mới để đảo nợ, đảm bảo an toàn nợ công
Có các giải pháp cần thiết bảo đảm an toàn, an ninh tài chính về nợ công, nợ Chính phủ trong giới hạn cho phép là yêu cầu đầu tiên được Quốc hội nêu rõ tại nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn vừa được thông qua với trên 96% phiếu thuận.
Nhiều yêu cầu khác trong từng lĩnh vực cũng được Quốc hội nêu cụ thể tại nghị quyết.
Hạn chế vay đảo nợ
Với lĩnh vực tài chính, trong đảm bảo an toàn nợ công, Quốc hội nêu rõ yêu cầu tái cơ cấu nợ công theo hướng chuyển từ cơ cấu vay ngắn hạn sang vay dài hạn, phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dài hơn.
Giảm bội chi ngân sách, hạn chế sử dụng vay mới để đảo nợ cũ, rà soát, đánh giá tổng thể nợ công, nợ của Chính phủ để có giải pháp cân đối vay và trả nợ, bảo đảm an toàn nợ công trong dài hạn và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 là nội dung được nhấn mạnh tiếp theo.
Ngành tài chính còn được nhắc nhở cân đối thu chi hợp lý để đảm bảo các nhu cầu chi trong dự toán, tăng khả năng trả nợ của ngân sách nhà nước; hiện chi ngân sách nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm; bội chi chủ yếu dành cho đầu tư phát triển.
Tăng cường kiểm soát, điều tiết, bình ổn giá, công khai giá, tập trung vào những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, tác động trực tiếp đến đời sống của người dân bảo đảm cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là lưu ý tiếp theo tại nghị quyết của Quốc hội.
Cơ quan đại diện cho dân cũng yêu cầu đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ tài sản của Nhà nước, đổi mới quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hoá, nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; thực hiện tái cơ cấu đầu tư và doanh nghiệp, xây dựng phương án sử dụng và quản lý nguồn vốn từ kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
Đình chỉ quy định trái Hiến pháp
Với lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, nghị quyết nêu rõ, triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp mới.
Theo đó, tập trung rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật, xác định các quy định trái Hiến pháp để đình chỉ thi hành, các quy định cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới để cụ thể hóa Hiến pháp
Bộ Tư pháp còn được yêu cầu đôn đốc việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, giảm số văn bản nợ đọng. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị xử lý sai phạm
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp, pháp luật bằng nhiều hình thứcm nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, pháp luật, góp phần đưa Hiến pháp, pháp luật vào cuộc sống cũng là nhiệm vụ Quốc hội giao cho Bộ Tư pháp.
Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, yêu cầu đặt ra là có biện pháp triển khai kịp thời, có hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là yêu cầu tiếp theo.
Cũng vẫn tại kỳ họp thứ 8, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải trình Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông để Quốc hội xem xét, quyết định.
Phối hợp chặt chẽ chống tham nhũng
Thanh tra Chính phủ được yêu cầu có biện pháp chỉ đạo kiên quyết, dứt điểm đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân gắn với triển khai thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
Ngành thanh tra còn được giao tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Từ nay đến hết năm 2014, chuẩn bị, trình Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hiện kết luận thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, kiểm toán nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; có biện pháp đẩy mạnh sự tham gia của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan thông tin, tuyên truyền, báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ tiếp theo của cơ quan thanh tra.
Quốc hội cũng yêu cầu, đối với những vụ, việc có dấu hiệu tội phạm phải chuyển ngay đến cơ quan có trách nhiệm để thực hiện việc điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. Có kế hoạch tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, bảo đảm xử lý đến cùng kết luận của cơ quan thanh tra.
Nhiều yêu cầu khác trong từng lĩnh vực cũng được Quốc hội nêu cụ thể tại nghị quyết.
Hạn chế vay đảo nợ
Với lĩnh vực tài chính, trong đảm bảo an toàn nợ công, Quốc hội nêu rõ yêu cầu tái cơ cấu nợ công theo hướng chuyển từ cơ cấu vay ngắn hạn sang vay dài hạn, phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dài hơn.
Giảm bội chi ngân sách, hạn chế sử dụng vay mới để đảo nợ cũ, rà soát, đánh giá tổng thể nợ công, nợ của Chính phủ để có giải pháp cân đối vay và trả nợ, bảo đảm an toàn nợ công trong dài hạn và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 là nội dung được nhấn mạnh tiếp theo.
Ngành tài chính còn được nhắc nhở cân đối thu chi hợp lý để đảm bảo các nhu cầu chi trong dự toán, tăng khả năng trả nợ của ngân sách nhà nước; hiện chi ngân sách nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, tiết kiệm; bội chi chủ yếu dành cho đầu tư phát triển.
Tăng cường kiểm soát, điều tiết, bình ổn giá, công khai giá, tập trung vào những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, tác động trực tiếp đến đời sống của người dân bảo đảm cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là lưu ý tiếp theo tại nghị quyết của Quốc hội.
Cơ quan đại diện cho dân cũng yêu cầu đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm công khai, minh bạch, bảo vệ tài sản của Nhà nước, đổi mới quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hoá, nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; thực hiện tái cơ cấu đầu tư và doanh nghiệp, xây dựng phương án sử dụng và quản lý nguồn vốn từ kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
Đình chỉ quy định trái Hiến pháp
Với lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tư pháp, nghị quyết nêu rõ, triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp mới.
Theo đó, tập trung rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật, xác định các quy định trái Hiến pháp để đình chỉ thi hành, các quy định cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới để cụ thể hóa Hiến pháp
Bộ Tư pháp còn được yêu cầu đôn đốc việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, giảm số văn bản nợ đọng. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát thủ tục hành chính, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện, xử lý và kiến nghị xử lý sai phạm
Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Hiến pháp, pháp luật bằng nhiều hình thứcm nâng cao ý thức tôn trọng và chấp hành Hiến pháp, pháp luật, góp phần đưa Hiến pháp, pháp luật vào cuộc sống cũng là nhiệm vụ Quốc hội giao cho Bộ Tư pháp.
Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, yêu cầu đặt ra là có biện pháp triển khai kịp thời, có hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8.
Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là yêu cầu tiếp theo.
Cũng vẫn tại kỳ họp thứ 8, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải trình Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông để Quốc hội xem xét, quyết định.
Phối hợp chặt chẽ chống tham nhũng
Thanh tra Chính phủ được yêu cầu có biện pháp chỉ đạo kiên quyết, dứt điểm đối với các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân gắn với triển khai thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
Ngành thanh tra còn được giao tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Từ nay đến hết năm 2014, chuẩn bị, trình Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hiện kết luận thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, kiểm toán nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; có biện pháp đẩy mạnh sự tham gia của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan thông tin, tuyên truyền, báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ tiếp theo của cơ quan thanh tra.
Quốc hội cũng yêu cầu, đối với những vụ, việc có dấu hiệu tội phạm phải chuyển ngay đến cơ quan có trách nhiệm để thực hiện việc điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. Có kế hoạch tổ chức thực hiện kết luận thanh tra, bảo đảm xử lý đến cùng kết luận của cơ quan thanh tra.