Quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới báo lãi 53 tỷ USD
Với tài sản 900 tỷ USD, quỹ mang tên Government Pension Fund Global của Na Uy đạt tỷ suất lợi nhuận 6,9% trong năm 2016
Quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới của Na Uy đạt mức lợi nhuận 447 tỷ Kroner, tương đương 53 tỷ USD, trong năm 2016, một phần nhờ giá cổ phiếu tăng mạnh sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ và chiến lược đầu tư nhiều hơn vào các thị trường mới nổi và sơ khai.
Hãng tin Bloomberg cho biết, với tài sản 900 tỷ USD, quỹ mang tên Government Pension Fund Global của Na Uy đạt tỷ suất lợi nhuận 6,9% trong năm 2016, so với mức lãi 2,7% trong năm 2015. Kết quả này được quỹ công bố ngày 28/2 từ Oslo.
Trong đó, danh mục đầu tư cổ phiếu của quỹ lãi 8,7%, trái phiếu lãi 4,3%, và đầu tư bất động sản lãi 0,8%.
“Quỹ mang lại mức lợi nhuận 6,9% sau một năm với nhiều sự kiện chính trị và bất ổn”, Giám đốc điều hành quỹ, ông Yngve Slyngstad, nói trong một tuyên bố. “Tất cả các nhóm tài sản của quỹ đều mang lại lợi nhuận, nhưng mức lợi nhuận cao từ đầu tư cổ phiếu trong 6 tháng cuối năm là động lực chính mang đến kết quả này của quỹ”.
Đây là năm có lãi thứ tư liên tiếp của quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy. Quỹ này hưởng lợi từ đợt tăng điểm mạnh của thị trường cổ phiếu toàn cầu trong quý 4, bù đắp lại sự giảm sút của thị trường trái phiếu. Các thị trường cổ phiếu đã tăng điểm sau chiến thắng đầy bất ngờ của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, khi giới đầu tư lạc quan rằng vị tỷ phú sẽ mạnh tay cắt giảm thuế và nới lỏng các quy chế giám sát.
“Sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, các thị trường phản ánh triển vọng tăng trưởng kinh tế và lạm phát cùng tăng trong nền kinh tế toàn cầu”, ông Slyngstad nói.
Trong quý 4, phân bổ vốn đầu tư của quỹ vào thị trường châu Âu đã giảm còn 36% từ 38,1% cùng kỳ năm ngoái. Trái lại, tỷ trọng vốn rót vào thị trường Bắc Mỹ tăng lên 42,3% từ 40%. Phân bổ vốn cho thị trường châu Á giảm xuống 17,9% từ 18,1%. Các thị trường mới và sơ khai nổi chiếm 10% tổng mức đầu tư của quỹ, tăng so với mức 9,8% cùng kỳ năm trước.
Vào thời điểm cuối năm 2016, quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy có đầu tư tại 77 quốc gia, sau khi Argentina được bổ sung vào danh sách.
Từ khi quỹ này được thành lập vào giữa thập niên 1990 dựa trên nguồn thu từ xuất khẩu dầu lửa, năm 2016 đánh dấu lần đầu tiên Chính phủ Na Uy rút tiền từ quỹ, với mức rút 101 tỷ Kroner.
Ở Na Uy đang diễn ra một cuộc tranh cãi xung quanh việc Chính phủ ngày càng tiêu nhiều tiền từ nguồn tài nguyên dầu lửa. Đầu tháng này, Chính phủ Na Uy đã siết chặt quy tắc ngân sách, chỉ cho phép ngân sách quốc gia mỗi năm được rút tối đa 3% giá trị của quỹ đầu tư quốc gia, thay vì 4% như quy định cũ.
Tính đến cuối năm 2016, quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy có 62,5% giá trị là cổ phiếu, 34,3% là trái phiếu, và 3,2% là bất động sản. Chính phủ Na Uy dự định sẽ tăng tỷ trọng đầu tư cổ phiếu lên 70% để tăng tỷ suất lợi nhuận.
Hãng tin Bloomberg cho biết, với tài sản 900 tỷ USD, quỹ mang tên Government Pension Fund Global của Na Uy đạt tỷ suất lợi nhuận 6,9% trong năm 2016, so với mức lãi 2,7% trong năm 2015. Kết quả này được quỹ công bố ngày 28/2 từ Oslo.
Trong đó, danh mục đầu tư cổ phiếu của quỹ lãi 8,7%, trái phiếu lãi 4,3%, và đầu tư bất động sản lãi 0,8%.
“Quỹ mang lại mức lợi nhuận 6,9% sau một năm với nhiều sự kiện chính trị và bất ổn”, Giám đốc điều hành quỹ, ông Yngve Slyngstad, nói trong một tuyên bố. “Tất cả các nhóm tài sản của quỹ đều mang lại lợi nhuận, nhưng mức lợi nhuận cao từ đầu tư cổ phiếu trong 6 tháng cuối năm là động lực chính mang đến kết quả này của quỹ”.
Đây là năm có lãi thứ tư liên tiếp của quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy. Quỹ này hưởng lợi từ đợt tăng điểm mạnh của thị trường cổ phiếu toàn cầu trong quý 4, bù đắp lại sự giảm sút của thị trường trái phiếu. Các thị trường cổ phiếu đã tăng điểm sau chiến thắng đầy bất ngờ của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, khi giới đầu tư lạc quan rằng vị tỷ phú sẽ mạnh tay cắt giảm thuế và nới lỏng các quy chế giám sát.
“Sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, các thị trường phản ánh triển vọng tăng trưởng kinh tế và lạm phát cùng tăng trong nền kinh tế toàn cầu”, ông Slyngstad nói.
Trong quý 4, phân bổ vốn đầu tư của quỹ vào thị trường châu Âu đã giảm còn 36% từ 38,1% cùng kỳ năm ngoái. Trái lại, tỷ trọng vốn rót vào thị trường Bắc Mỹ tăng lên 42,3% từ 40%. Phân bổ vốn cho thị trường châu Á giảm xuống 17,9% từ 18,1%. Các thị trường mới và sơ khai nổi chiếm 10% tổng mức đầu tư của quỹ, tăng so với mức 9,8% cùng kỳ năm trước.
Vào thời điểm cuối năm 2016, quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy có đầu tư tại 77 quốc gia, sau khi Argentina được bổ sung vào danh sách.
Từ khi quỹ này được thành lập vào giữa thập niên 1990 dựa trên nguồn thu từ xuất khẩu dầu lửa, năm 2016 đánh dấu lần đầu tiên Chính phủ Na Uy rút tiền từ quỹ, với mức rút 101 tỷ Kroner.
Ở Na Uy đang diễn ra một cuộc tranh cãi xung quanh việc Chính phủ ngày càng tiêu nhiều tiền từ nguồn tài nguyên dầu lửa. Đầu tháng này, Chính phủ Na Uy đã siết chặt quy tắc ngân sách, chỉ cho phép ngân sách quốc gia mỗi năm được rút tối đa 3% giá trị của quỹ đầu tư quốc gia, thay vì 4% như quy định cũ.
Tính đến cuối năm 2016, quỹ đầu tư quốc gia của Na Uy có 62,5% giá trị là cổ phiếu, 34,3% là trái phiếu, và 3,2% là bất động sản. Chính phủ Na Uy dự định sẽ tăng tỷ trọng đầu tư cổ phiếu lên 70% để tăng tỷ suất lợi nhuận.