Quy hoạch sử dụng đất: “Quốc hội chất vấn, trả lời ra sao?”
Chỉ tiêu sử dụng đất dành cho cho an sinh xã hội và môi trường 10 năm qua đạt thấp
Nhiều nội dung tại quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015) của Chính phủ chưa thuyết phục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại phiên thảo luận chiều 29/9.
Chưa rõ trách nhiệm và thiếu biện pháp khả thi là nhận xét của nhiều ý kiến tại phiên họp.
Tăng đột xuất, giảm nghiêm trọng
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001 - 2010, theo Chính phủ, về cơ bản đã đạt được các chỉ tiêu mà Quốc hội quyết định. Trong đó có 33 chỉ tiêu đạt trên 90%, 5 chỉ tiêu đạt từ 70% đến dưới 90%, 4 chỉ tiêu đạt từ 60% đến dưới 70% và 2 chỉ tiêu đạt dưới 60%.
Đáng chú ý, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đã tăng 190 nghìn ha so với năm 2000, vượt 14,10% chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Trong khi đó, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp chưa đến 50%.
Đất ở tại đô thị và đất quốc phòng an ninh cũng đều vượt trên 20% so với chỉ tiêu được Quốc hội quyết định.
Phân tích nhiều con số khác, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhận định hiệu quả sử dụng đất 5 năm qua ở mức rất thấp.
“Vượt đến 14% chỉ tiêu thì tính pháp lý thế nào, Quốc hội chất vấn, trả lời ra sao?”, ông Hiển đặt câu hỏi.
Cho rằng nhiều con số tăng đột xuất, giảm nghiêm trọng “bất chấp quy định của Quốc hội”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý “phê” báo cáo của Chính phủ chưa nêu được trách nhiệm của ai, ở đâu và bài học kinh nghiệm thế nào.
Bình luận về con số tại quy hoạch đến năm 2020 và kế hoạch 5 năm tới, ông Lý nhấn mạnh, đến năm 2020 diện tích đất khu công nghiệp tăng đến 200 nghìn ha là “rất kỳ cục”, khi mà hiện tại đang còn đến 35 nghìn ha bỏ trống.
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phân tích, khi đưa ra quy hoạch mới phải đánh giá thực trạng quy hoạch hiện nay, cả cái tốt có cái chưa tốt, nguyên nhân tại sao.
Ví dụ nhóm chỉ tiêu sử dụng đất cho an sinh xã hội và môi trường 10 năm qua là không đạt, là do Trung ương hay địa phương, do ai thì phải chỉ rõ, bà Doan nói.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng đưa ra nhận định, nhiều vấn đề tồn tại, yếu kém, bức xúc chưa được đề cập như: sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả, những bất cập về thể chế, chính sách, phân cấp trong quản lý quy hoạch, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo...
Riêng với kế hoạch sử dụng đất dành cho khu công nghiệp đến 2015 tăng từ 72 nghìn ha lên 150 nghìn ha, theo cơ quan thẩm tra là quá nhanh, cần xem xét tính toán lại.
Lưu ý là khi kế hoạch được trình ra Quốc hội chắc chắn đại biểu sẽ chất vấn về cơ sở để đề xuất tăng, giảm diện tích của nhiều loại đất, một số ý kiến đề nghị cần làm rõ tác động của từng chỉ tiêu trong kế hoạch và quy hoạch, với cơ chế chinh sách rõ ràng, khả thi để có thể thực hiện đúng chỉ tiêu Quốc hội đã quyết.
Giữ chắc đất trồng lúa
Nội dung nhận được sự thống nhất rất cao tại phiên họp là đề nghị giữ 3,81 triệu ha đất trồng lúa đến năm 2020 của Chính phủ.
Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng chưa thấy các giải pháp để đạt được mục tiêu này. Trong khi, 10 năm qua đã có 270 nghìn ha đất lúa nước được chuyển cho các mục đích khác. Việc lấy đất chuyên trồng lúa nước có năng suất cao để phát triển công nghiệp, đô thị trong khi có thể bố trí trên các loại đất khác vẫn xảy ra ở một số địa phương.
Theo Chủ nhiệm Phan Trung Lý thì ở nhiều nước trên thế giới, đất lúa được giữ rất nghiêm ngặt. Như ở Trung Quốc lấy 0,3 ha là phải do Quốc vụ viện phê chuẩn.
Một trong những lực cản để khó giữ đất lúa được nêu ra tại buổi họp và nhiều diễn đàn khác là nhiều địa phương vì “áp lực” tăng trưởng và cả “bệnh thành tích” nên sẵn sàng hy sinh đất lúa để làm công nghiệp.
Bởi vậy Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt vấn đề, chính sách tài chính và ngân sách sẽ như thế nào để đảm bảo giữ đất lúa. Nếu cấm nghiêm ngặt thì điều tiết phân bổ ngân sách thế nào đây?, ông Lưu băn khoăn.
Nhấn mạnh là phải “giữ chắc” 3,8 triệu ha đất trồng lúa, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu bài toán quy hoạch đất phải đặt trong thế động, còn nếu chỉ đặt trong thế tĩnh thì nguy cơ vỡ là rất cao.
Chưa rõ trách nhiệm và thiếu biện pháp khả thi là nhận xét của nhiều ý kiến tại phiên họp.
Tăng đột xuất, giảm nghiêm trọng
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2001 - 2010, theo Chính phủ, về cơ bản đã đạt được các chỉ tiêu mà Quốc hội quyết định. Trong đó có 33 chỉ tiêu đạt trên 90%, 5 chỉ tiêu đạt từ 70% đến dưới 90%, 4 chỉ tiêu đạt từ 60% đến dưới 70% và 2 chỉ tiêu đạt dưới 60%.
Đáng chú ý, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đã tăng 190 nghìn ha so với năm 2000, vượt 14,10% chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Trong khi đó, tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp chưa đến 50%.
Đất ở tại đô thị và đất quốc phòng an ninh cũng đều vượt trên 20% so với chỉ tiêu được Quốc hội quyết định.
Phân tích nhiều con số khác, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển nhận định hiệu quả sử dụng đất 5 năm qua ở mức rất thấp.
“Vượt đến 14% chỉ tiêu thì tính pháp lý thế nào, Quốc hội chất vấn, trả lời ra sao?”, ông Hiển đặt câu hỏi.
Cho rằng nhiều con số tăng đột xuất, giảm nghiêm trọng “bất chấp quy định của Quốc hội”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý “phê” báo cáo của Chính phủ chưa nêu được trách nhiệm của ai, ở đâu và bài học kinh nghiệm thế nào.
Bình luận về con số tại quy hoạch đến năm 2020 và kế hoạch 5 năm tới, ông Lý nhấn mạnh, đến năm 2020 diện tích đất khu công nghiệp tăng đến 200 nghìn ha là “rất kỳ cục”, khi mà hiện tại đang còn đến 35 nghìn ha bỏ trống.
Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phân tích, khi đưa ra quy hoạch mới phải đánh giá thực trạng quy hoạch hiện nay, cả cái tốt có cái chưa tốt, nguyên nhân tại sao.
Ví dụ nhóm chỉ tiêu sử dụng đất cho an sinh xã hội và môi trường 10 năm qua là không đạt, là do Trung ương hay địa phương, do ai thì phải chỉ rõ, bà Doan nói.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng đưa ra nhận định, nhiều vấn đề tồn tại, yếu kém, bức xúc chưa được đề cập như: sử dụng đất sai mục đích, kém hiệu quả, những bất cập về thể chế, chính sách, phân cấp trong quản lý quy hoạch, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo...
Riêng với kế hoạch sử dụng đất dành cho khu công nghiệp đến 2015 tăng từ 72 nghìn ha lên 150 nghìn ha, theo cơ quan thẩm tra là quá nhanh, cần xem xét tính toán lại.
Lưu ý là khi kế hoạch được trình ra Quốc hội chắc chắn đại biểu sẽ chất vấn về cơ sở để đề xuất tăng, giảm diện tích của nhiều loại đất, một số ý kiến đề nghị cần làm rõ tác động của từng chỉ tiêu trong kế hoạch và quy hoạch, với cơ chế chinh sách rõ ràng, khả thi để có thể thực hiện đúng chỉ tiêu Quốc hội đã quyết.
Giữ chắc đất trồng lúa
Nội dung nhận được sự thống nhất rất cao tại phiên họp là đề nghị giữ 3,81 triệu ha đất trồng lúa đến năm 2020 của Chính phủ.
Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng chưa thấy các giải pháp để đạt được mục tiêu này. Trong khi, 10 năm qua đã có 270 nghìn ha đất lúa nước được chuyển cho các mục đích khác. Việc lấy đất chuyên trồng lúa nước có năng suất cao để phát triển công nghiệp, đô thị trong khi có thể bố trí trên các loại đất khác vẫn xảy ra ở một số địa phương.
Theo Chủ nhiệm Phan Trung Lý thì ở nhiều nước trên thế giới, đất lúa được giữ rất nghiêm ngặt. Như ở Trung Quốc lấy 0,3 ha là phải do Quốc vụ viện phê chuẩn.
Một trong những lực cản để khó giữ đất lúa được nêu ra tại buổi họp và nhiều diễn đàn khác là nhiều địa phương vì “áp lực” tăng trưởng và cả “bệnh thành tích” nên sẵn sàng hy sinh đất lúa để làm công nghiệp.
Bởi vậy Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt vấn đề, chính sách tài chính và ngân sách sẽ như thế nào để đảm bảo giữ đất lúa. Nếu cấm nghiêm ngặt thì điều tiết phân bổ ngân sách thế nào đây?, ông Lưu băn khoăn.
Nhấn mạnh là phải “giữ chắc” 3,8 triệu ha đất trồng lúa, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu bài toán quy hoạch đất phải đặt trong thế động, còn nếu chỉ đặt trong thế tĩnh thì nguy cơ vỡ là rất cao.