Ráo riết chuẩn bị giảm cước di động
Nhà khai thác dịch vụ sẽ được tự quyết định giá cước dựa trên biến động thị trường và lợi nhuận của mình
Như lộ trình các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động cam kết thì mỗi năm các mạng di động đều sẽ phải thực hiện giảm giá cước ít nhất là một lần.
Năm nay, theo tin từ hai nhà cung cấp mạng di động chiếm thị phần chi phối là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) và Viettel, phương án giảm cước đang được tính toán để áp dụng ngay trong quý 3/2007 với mức giảm dự kiến cao nhất với cước liên mạng là 20% và nội mạng là 10%.
Chính phủ mới đây đã ban hành Quyết định số 39 cho phép các doanh nghiệp viễn thông được tự ấn định cước dịch vụ của mình và quyết định này đã có hiệu lực thi hành từ cuối tháng 6/2007. Theo đó, nhà khai thác dịch vụ sẽ được tự quyết định giá cước dựa trên biến động thị trường và lợi nhuận của mình.
Trước thời điểm áp dụng giá cước mới, các doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với Bộ Bưu chính Viễn thông biết về kế hoạch điều chỉnh. Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo, Bộ sẽ phải trả lời đồng ý hoặc không. Nếu từ chối thì phải đưa ra lý do, còn nếu không có câu trả lời, doanh nghiệp được phép áp dụng theo đúng kế hoạch.
Trước đây, theo cách quản lý giá cước cũ, các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế (trên 30% thị phần) mỗi lần muốn điều chỉnh phải có phương án trình Bộ Bưu chính Viễn thông, trong đó nêu rõ khung giá dự kiến thay đổi. Trên cơ sở khung giá này, Bộ Bưu chính Viễn thông sẽ cân nhắc cho phép doanh nghiệp giảm cụ thể bao nhiêu phần trăm.
Như vậy, điểm mới của Quyết định 39 là dù doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế hay không đều được quyền chủ động về giá.
Theo Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Lê Nam Thắng, với Quyết định 39, doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế (trên 30%) đã được cởi mở và chủ động trong việc giảm cước điện thoại di động. Theo đó, các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký với Bộ về phương án giảm cước và có quyền quyết định thời điểm hạ cước, cũng như mức cước giảm.
Ông Thắng cho hay, việc giảm cước của doanh nghiệp chỉ bị “thổi còi” trong trường hợp vi phạm các quy định về cạnh tranh, quản lý giá của Nhà nước.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, Quyết định mới này sẽ tạo đà cho những đợt giảm giá có lợi cho người tiêu dùng. Hiện tất cả các nhà khai thác di động hiện hành đang áp dụng cách tính cước theo block 6+1. Trong đó, cước liên lạc trả sau của VinaPhone và MobiFone là 150 đồng/6 giây đầu tiên và 25 đồng cho mỗi giây tiếp theo. Cước liên lạc đối với dịch vụ trả trước là 250 đồng/6 giây đầu tiên, 42 đồng trên mỗi giây tiếp theo.
Cùng cách tính cước theo block 6+1 giống như VinaPhone và MobiFone nhưng là doanh nghiệp ra đời sau nên các mức cước của Viettel luôn thấp hơn 10-15%. Tuy nhiên, ngày 29/6 vừa rồi, Bộ Bưu chính Viễn thông đã chính thức xếp Viettel vào nhóm các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế với trên 30%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà khai thác này bị rút bớt quyền định giá đối với dịch vụ mà họ cung cấp.
Như vậy tới đây khi đưa ra phương án giảm cước mới cả 3 doanh nghiệp VinaPhone, MobiFone và Viettel sẽ phải xây dựng phương án, đăng ký giá cước, nếu được Bộ Bưu chính Viễn thông chấp thuận mới được phép ban hành.
* Thị trường viễn thông đến nay đã phân chia thị phần rõ ràng, trong đó 3 nhà khai thác có cùng công nghệ GSM là VinaPhone, MobiFone và Viettel đang thắng thế với trên 90% thị phần. “Miếng bánh” còn lại thuộc về 3 nhà khai thác sử dụng công nghệ CDMA là S-Fone, HT Mobile và EVN Telecom.
Năm nay, theo tin từ hai nhà cung cấp mạng di động chiếm thị phần chi phối là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) và Viettel, phương án giảm cước đang được tính toán để áp dụng ngay trong quý 3/2007 với mức giảm dự kiến cao nhất với cước liên mạng là 20% và nội mạng là 10%.
Chính phủ mới đây đã ban hành Quyết định số 39 cho phép các doanh nghiệp viễn thông được tự ấn định cước dịch vụ của mình và quyết định này đã có hiệu lực thi hành từ cuối tháng 6/2007. Theo đó, nhà khai thác dịch vụ sẽ được tự quyết định giá cước dựa trên biến động thị trường và lợi nhuận của mình.
Trước thời điểm áp dụng giá cước mới, các doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo với Bộ Bưu chính Viễn thông biết về kế hoạch điều chỉnh. Trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo, Bộ sẽ phải trả lời đồng ý hoặc không. Nếu từ chối thì phải đưa ra lý do, còn nếu không có câu trả lời, doanh nghiệp được phép áp dụng theo đúng kế hoạch.
Trước đây, theo cách quản lý giá cước cũ, các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế (trên 30% thị phần) mỗi lần muốn điều chỉnh phải có phương án trình Bộ Bưu chính Viễn thông, trong đó nêu rõ khung giá dự kiến thay đổi. Trên cơ sở khung giá này, Bộ Bưu chính Viễn thông sẽ cân nhắc cho phép doanh nghiệp giảm cụ thể bao nhiêu phần trăm.
Như vậy, điểm mới của Quyết định 39 là dù doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế hay không đều được quyền chủ động về giá.
Theo Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Lê Nam Thắng, với Quyết định 39, doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế (trên 30%) đã được cởi mở và chủ động trong việc giảm cước điện thoại di động. Theo đó, các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký với Bộ về phương án giảm cước và có quyền quyết định thời điểm hạ cước, cũng như mức cước giảm.
Ông Thắng cho hay, việc giảm cước của doanh nghiệp chỉ bị “thổi còi” trong trường hợp vi phạm các quy định về cạnh tranh, quản lý giá của Nhà nước.
Theo đánh giá của giới chuyên môn, Quyết định mới này sẽ tạo đà cho những đợt giảm giá có lợi cho người tiêu dùng. Hiện tất cả các nhà khai thác di động hiện hành đang áp dụng cách tính cước theo block 6+1. Trong đó, cước liên lạc trả sau của VinaPhone và MobiFone là 150 đồng/6 giây đầu tiên và 25 đồng cho mỗi giây tiếp theo. Cước liên lạc đối với dịch vụ trả trước là 250 đồng/6 giây đầu tiên, 42 đồng trên mỗi giây tiếp theo.
Cùng cách tính cước theo block 6+1 giống như VinaPhone và MobiFone nhưng là doanh nghiệp ra đời sau nên các mức cước của Viettel luôn thấp hơn 10-15%. Tuy nhiên, ngày 29/6 vừa rồi, Bộ Bưu chính Viễn thông đã chính thức xếp Viettel vào nhóm các doanh nghiệp chiếm thị phần khống chế với trên 30%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà khai thác này bị rút bớt quyền định giá đối với dịch vụ mà họ cung cấp.
Như vậy tới đây khi đưa ra phương án giảm cước mới cả 3 doanh nghiệp VinaPhone, MobiFone và Viettel sẽ phải xây dựng phương án, đăng ký giá cước, nếu được Bộ Bưu chính Viễn thông chấp thuận mới được phép ban hành.
* Thị trường viễn thông đến nay đã phân chia thị phần rõ ràng, trong đó 3 nhà khai thác có cùng công nghệ GSM là VinaPhone, MobiFone và Viettel đang thắng thế với trên 90% thị phần. “Miếng bánh” còn lại thuộc về 3 nhà khai thác sử dụng công nghệ CDMA là S-Fone, HT Mobile và EVN Telecom.