Rộng mở thị trường cá tra, basa
Việt Nam đã xuất khẩu cá tra, cá ba sa sang 110 quốc gia và vùng lãnh thổ
Từ đầu năm 2009 đến nay, xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam đã mở rộng thêm thị trường ra 24 quốc gia mới, nâng tổng số các thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam lên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cá tra, basa vẫn đang là mặt hàng chiếm tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm thủy sản, nửa đầu năm 2009 đạt khối lượng xuất khẩu 206.000 tấn, kim ngạch 473,9 triệu USD. Thị trường tiêu thụ chính của cá tra, basa Việt Nam vẫn là EU với kim ngạch đạt 206 triệu USD trong 6 tháng đầu năm.
Riêng thị trường Mỹ, bất chấp khó khăn do khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu sang nước này đã có sự tăng trưởng vượt bậc, đạt 45,97 triệu USD, tăng 59,98 % so với cùng kỳ năm 2008.
Giữ vững thị trường cũ, mở thị trường mới
Mặc dù chịu ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế, nhưng các thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa chủ lực của Việt Nam (mạnh nhất là: EU, Mỹ, ASEAN, Ucraina, Mexico, Ai Cập) đều có mức tăng trưởng khá cả về mặt khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Do trong 4 tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vẫn chưa được phép xuất khẩu sang thị trường Nga, nên số cá dư ra đã được họ đẩy mạnh sang tiêu thụ tại các thị trường này.
Hiện tại, EU vẫn là khối thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam, với 26/27 quốc gia đã nhập khẩu cá của Việt Nam. Trong đó, 3 nước đứng đầu là Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan, có khối lượng nhập khẩu chiếm 60% tổng lượng nhập khẩu cá tra, basa của toàn EU. Tây Ban Nha và Đức đồng thời là hai nhà nhập khẩu cá tra, basa lớn nhất của Việt Nam trong số 110 quốc gia nhập khẩu hai mặt hàng này.
Thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu vào 3 quốc gia EU khác, là Rumani, Bungari và Hungari. Sở dĩ cho tới nay, thị trường EU vẫn thích tiêu thụ cá tra, basa của Việt Nam là vì có mức giá phù hợp, đáp ứng tốt an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nửa đầu năm 2009, gần 100/190 doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU. Giá xuất khẩu trung bình cá tra của Việt Nam tới các nước EU tính theo giá FOB kể từ đầu năm đến nay đạt 2,445 USD/kg.
Dự báo, trong quý 3 tới đây, giá xuất khẩu mặt hàng này vẫn tiếp tục ổn định tại thị trường EU. Tuy nhiên, từ tháng 5 trở lại đây, sản lượng cá tra, basa xuất khẩu sang EU đã chững lại, nguyên nhân chính là do khan hiếm nguồn hàng.
Nga là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 4 của Việt Nam, riêng đối với mặt hàng cá tra thì Nga lại càng là thị trường đầy tiềm năng, vì có nhu cầu cao đối với mặt hàng này. Hơn nữa, nếu so với các thị trường Nhật, Mỹ, EU thì thị trường Nga dễ tính hơn.
Theo báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Nga, năm 2008, tỷ trọng cá tra của Việt Nam xuất khẩu sang Nga chiếm 94,4% về khối lượng và 86,5% về giá trị trong tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đến thị trường này, đạt 118.155 tấn, trị giá 188,45 triệu USD.
Những tháng đầu năm, Nga đóng cửa đối với cá tra, basa Việt Nam, đã gây nhiều khó khăn cho xuất khẩu thủy sản. Từ tháng 5/2009, việc mở cửa thị trường Nga là tín hiệu rất tốt cho ngành Thuỷ sản Việt Nam và trong thời gian tới, Nga sẽ vẫn là thị trường lớn nhập khẩu cá tra của Việt Nam.
Tại Australia, cá tra đông lạnh là một trong hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (cùng với tôm đông lạnh) nhưng mức tăng trưởng của mặt hàng từ đầu năm đến nay đã giảm so với cùng kỳ năm 2008.
Tại thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã chuyển hướng xuất khẩu các mặt hàng đông lạnh khác, như mực, cá basa, cá ngừ (trong đó cá basa tăng 63,9% về lượng và tăng 50,4% về kim ngạch). Giá xuất khẩu trung bình cá tra đông lạnh tại thị trường Australia nửa đầu năm 2009 là 2,94 USD/kg (giảm 3,8%).
Công ty TNHH Thuận Hưng hiện là doanh nghiệp đứng đầu về xuất khẩu cá tra đông lạnh vào Australia với kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2009 đạt trên 2,7 triệu USD, tiếp theo là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang - xấp xỉ 2,1 triệu USD, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn - trên 1,9 triệu USD.
Để vượt qua những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa nước ta đã tích cực mở rộng những thị trường mới. Nửa đầu năm 2009, có thêm 24 quốc gia mới nhập khẩu cá tra, cá basa của VN. Trong đó, Cadắcxtan, Nigeria và Irắc là 3 nước nhập khẩu rất triển vọng với số lượng nhập khẩu lớn.
Thúc đẩy nuôi trồng để chủ động nguồn cung
Xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam trong tháng 4/2009 đạt mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay, với khối lượng đạt 46.200 tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2008.
Tuy nhiên, sang đến tháng 5, xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam đã có biểu hiện chững lại. Nguyên nhân nằm ở việc nguồn cung cá nguyên liệu giảm, dẫn tới lượng cá xuất khẩu giảm. Trong khi trên thế giới, nhu cầu về cá tra, cá basa ở hầu hết các thị trường đều rất cao.
Vào tháng 5/2009, diện tích nuôi thả cá tra, basa ở nước ta chỉ bằng 60% diện tích cùng kỳ năm 2008, xấp xỉ 3.690 ha. Phần diện tích còn lại đã bị bỏ không vì người nuôi không đủ niềm tin về đầu ra. Trước tình hình đó, một số doanh nghiệp đã chủ động ký hợp đồng bao tiêu khiến các hộ nuôi bắt đầu yên tâm thả nuôi lại trên những diện tích bỏ trống. Đồng thời ký cam kết thu mua cá nguyên liệu với mức giá ổn định 15.500 đến 16.500 đồng/kg để nông dân có lãi.
Nhờ vậy đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Nuôi trồng thủy sản, 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thả gần 1,7 triệu con giống cá tra trên diện tích hơn 5.500 ha, đạt 83% kế hoạch thả nuôi năm 2009. Trong đó, 1.133ha diện tích cá tra đã thu hoạch, bằng 22,1% diện tích thả nuôi, với sản lượng đạt 312.337 tấn. Năng suất bình quân trên 240 tấn/ha
Tại Tiền Giang năng suất đạt 264 tấn/ha, Đồng Tháp 302 tấn/ha, Vĩnh Long 300 tấn/ha, Cần Thơ 224 tấn/ha, Hậu Giang 230 tấn/ha và Trà Vinh 267 tấn/ha. Sản lượng cá đến kỳ thu hoạch tính đến nay là 119.160 tấn, trong đó tập trung ở Đồng Tháp 53.944 tấn, Cần Thơ 32.955 tấn và An Giang 14.362 tấn. Lượng cá tồn đọng (loại >1kg) khoảng 6.743 tấn, bằng 4,15% lượng tồn đọng của năm 2008.
Trong thời gian qua, ngành thủy sản nước ta đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức. Do sự phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, nên mặt hàng này luôn ở tình trạng mất cân đối cung - cầu, với những biến động khó lường.
Trong khi đó, nhiều quốc gia trước tình hình suy thoái kinh tế, đã bảo hộ sản xuất trong nước, đưa thông tin sai lệch về cá tra của Việt Nam. Đây cũng là những thách thức lớn của ngành nuôi trồng thủy sản trong những tháng còn lại của năm 2009.
Các chuyên gia kinh tế lại dự báo rằng, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sẽ không đẩy mức giá xuất khẩu, mà chấp nhận giá cá ổn định ở mức thấp như hiện nay, chấp nhận lợi nhuận thấp để cân bằng lợi ích hai bên - nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, vì tất cả đều đang phải trải qua một thời kỳ hết sức khó khăn.
Nhiều chuyên gia lạc quan dự báo, kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa năm nay có thể đạt mức 1,2 - 1,3 tỉ USD, cao hơn dự báo trước đó của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (chỉ đạt khoảng 1 tỉ USD).
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cá tra, basa vẫn đang là mặt hàng chiếm tỷ trọng giá trị xuất khẩu cao nhất trong nhóm thủy sản, nửa đầu năm 2009 đạt khối lượng xuất khẩu 206.000 tấn, kim ngạch 473,9 triệu USD. Thị trường tiêu thụ chính của cá tra, basa Việt Nam vẫn là EU với kim ngạch đạt 206 triệu USD trong 6 tháng đầu năm.
Riêng thị trường Mỹ, bất chấp khó khăn do khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu sang nước này đã có sự tăng trưởng vượt bậc, đạt 45,97 triệu USD, tăng 59,98 % so với cùng kỳ năm 2008.
Giữ vững thị trường cũ, mở thị trường mới
Mặc dù chịu ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế, nhưng các thị trường nhập khẩu cá tra, cá basa chủ lực của Việt Nam (mạnh nhất là: EU, Mỹ, ASEAN, Ucraina, Mexico, Ai Cập) đều có mức tăng trưởng khá cả về mặt khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Do trong 4 tháng đầu năm 2009, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vẫn chưa được phép xuất khẩu sang thị trường Nga, nên số cá dư ra đã được họ đẩy mạnh sang tiêu thụ tại các thị trường này.
Hiện tại, EU vẫn là khối thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam, với 26/27 quốc gia đã nhập khẩu cá của Việt Nam. Trong đó, 3 nước đứng đầu là Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan, có khối lượng nhập khẩu chiếm 60% tổng lượng nhập khẩu cá tra, basa của toàn EU. Tây Ban Nha và Đức đồng thời là hai nhà nhập khẩu cá tra, basa lớn nhất của Việt Nam trong số 110 quốc gia nhập khẩu hai mặt hàng này.
Thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã đẩy mạnh xuất khẩu vào 3 quốc gia EU khác, là Rumani, Bungari và Hungari. Sở dĩ cho tới nay, thị trường EU vẫn thích tiêu thụ cá tra, basa của Việt Nam là vì có mức giá phù hợp, đáp ứng tốt an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nửa đầu năm 2009, gần 100/190 doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đã xuất khẩu cá tra, cá basa sang thị trường EU. Giá xuất khẩu trung bình cá tra của Việt Nam tới các nước EU tính theo giá FOB kể từ đầu năm đến nay đạt 2,445 USD/kg.
Dự báo, trong quý 3 tới đây, giá xuất khẩu mặt hàng này vẫn tiếp tục ổn định tại thị trường EU. Tuy nhiên, từ tháng 5 trở lại đây, sản lượng cá tra, basa xuất khẩu sang EU đã chững lại, nguyên nhân chính là do khan hiếm nguồn hàng.
Nga là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ 4 của Việt Nam, riêng đối với mặt hàng cá tra thì Nga lại càng là thị trường đầy tiềm năng, vì có nhu cầu cao đối với mặt hàng này. Hơn nữa, nếu so với các thị trường Nhật, Mỹ, EU thì thị trường Nga dễ tính hơn.
Theo báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Nga, năm 2008, tỷ trọng cá tra của Việt Nam xuất khẩu sang Nga chiếm 94,4% về khối lượng và 86,5% về giá trị trong tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đến thị trường này, đạt 118.155 tấn, trị giá 188,45 triệu USD.
Những tháng đầu năm, Nga đóng cửa đối với cá tra, basa Việt Nam, đã gây nhiều khó khăn cho xuất khẩu thủy sản. Từ tháng 5/2009, việc mở cửa thị trường Nga là tín hiệu rất tốt cho ngành Thuỷ sản Việt Nam và trong thời gian tới, Nga sẽ vẫn là thị trường lớn nhập khẩu cá tra của Việt Nam.
Tại Australia, cá tra đông lạnh là một trong hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (cùng với tôm đông lạnh) nhưng mức tăng trưởng của mặt hàng từ đầu năm đến nay đã giảm so với cùng kỳ năm 2008.
Tại thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đã chuyển hướng xuất khẩu các mặt hàng đông lạnh khác, như mực, cá basa, cá ngừ (trong đó cá basa tăng 63,9% về lượng và tăng 50,4% về kim ngạch). Giá xuất khẩu trung bình cá tra đông lạnh tại thị trường Australia nửa đầu năm 2009 là 2,94 USD/kg (giảm 3,8%).
Công ty TNHH Thuận Hưng hiện là doanh nghiệp đứng đầu về xuất khẩu cá tra đông lạnh vào Australia với kim ngạch xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2009 đạt trên 2,7 triệu USD, tiếp theo là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang - xấp xỉ 2,1 triệu USD, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn - trên 1,9 triệu USD.
Để vượt qua những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa nước ta đã tích cực mở rộng những thị trường mới. Nửa đầu năm 2009, có thêm 24 quốc gia mới nhập khẩu cá tra, cá basa của VN. Trong đó, Cadắcxtan, Nigeria và Irắc là 3 nước nhập khẩu rất triển vọng với số lượng nhập khẩu lớn.
Thúc đẩy nuôi trồng để chủ động nguồn cung
Xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam trong tháng 4/2009 đạt mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay, với khối lượng đạt 46.200 tấn, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2008.
Tuy nhiên, sang đến tháng 5, xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam đã có biểu hiện chững lại. Nguyên nhân nằm ở việc nguồn cung cá nguyên liệu giảm, dẫn tới lượng cá xuất khẩu giảm. Trong khi trên thế giới, nhu cầu về cá tra, cá basa ở hầu hết các thị trường đều rất cao.
Vào tháng 5/2009, diện tích nuôi thả cá tra, basa ở nước ta chỉ bằng 60% diện tích cùng kỳ năm 2008, xấp xỉ 3.690 ha. Phần diện tích còn lại đã bị bỏ không vì người nuôi không đủ niềm tin về đầu ra. Trước tình hình đó, một số doanh nghiệp đã chủ động ký hợp đồng bao tiêu khiến các hộ nuôi bắt đầu yên tâm thả nuôi lại trên những diện tích bỏ trống. Đồng thời ký cam kết thu mua cá nguyên liệu với mức giá ổn định 15.500 đến 16.500 đồng/kg để nông dân có lãi.
Nhờ vậy đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ của Cục Nuôi trồng thủy sản, 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã thả gần 1,7 triệu con giống cá tra trên diện tích hơn 5.500 ha, đạt 83% kế hoạch thả nuôi năm 2009. Trong đó, 1.133ha diện tích cá tra đã thu hoạch, bằng 22,1% diện tích thả nuôi, với sản lượng đạt 312.337 tấn. Năng suất bình quân trên 240 tấn/ha
Tại Tiền Giang năng suất đạt 264 tấn/ha, Đồng Tháp 302 tấn/ha, Vĩnh Long 300 tấn/ha, Cần Thơ 224 tấn/ha, Hậu Giang 230 tấn/ha và Trà Vinh 267 tấn/ha. Sản lượng cá đến kỳ thu hoạch tính đến nay là 119.160 tấn, trong đó tập trung ở Đồng Tháp 53.944 tấn, Cần Thơ 32.955 tấn và An Giang 14.362 tấn. Lượng cá tồn đọng (loại >1kg) khoảng 6.743 tấn, bằng 4,15% lượng tồn đọng của năm 2008.
Trong thời gian qua, ngành thủy sản nước ta đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn thách thức. Do sự phát triển tự phát, thiếu quy hoạch, nên mặt hàng này luôn ở tình trạng mất cân đối cung - cầu, với những biến động khó lường.
Trong khi đó, nhiều quốc gia trước tình hình suy thoái kinh tế, đã bảo hộ sản xuất trong nước, đưa thông tin sai lệch về cá tra của Việt Nam. Đây cũng là những thách thức lớn của ngành nuôi trồng thủy sản trong những tháng còn lại của năm 2009.
Các chuyên gia kinh tế lại dự báo rằng, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sẽ không đẩy mức giá xuất khẩu, mà chấp nhận giá cá ổn định ở mức thấp như hiện nay, chấp nhận lợi nhuận thấp để cân bằng lợi ích hai bên - nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, vì tất cả đều đang phải trải qua một thời kỳ hết sức khó khăn.
Nhiều chuyên gia lạc quan dự báo, kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa năm nay có thể đạt mức 1,2 - 1,3 tỉ USD, cao hơn dự báo trước đó của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (chỉ đạt khoảng 1 tỉ USD).