Sẽ "truy" nguồn gốc cá tra, cá basa xuất sang Ai Cập
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tích cực tháo gỡ trở ngại xuất khẩu cá tra, cá basa sang Ai Cập
Trước việc Ai Cập thông báo tạm ngừng các hoạt động nhập khẩu cá tra, basa từ Việt Nam, ông Lương Lê Phương, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói Bộ sẽ tiến hành truy xuất nguồn gốc lô hàng của các doanh nghiệp nghi nhiễm vi sinh gây hại cho sức khoẻ.
Ông Phương cũng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ mời các nhà báo và các cơ quan chức năng của Ai Cập sang Việt Nam, tận mắt chứng kiến các hoạt động nuôi và chế biến cá tra, basa ở nước ta, và thông tin lại chính xác để người tiêu dùng Ai Cập yên tâm sử dụng thuỷ sản nhập khẩu khẩu từ Việt Nam.
Mới đây, phía Ai Cập thông báo tạm ngừng các hoạt động nhập khẩu cá tra, basa từ Việt Nam. Xin ông cho biết cụ thể về vấn đề này?
Năm 2008, mặt hàng thủy sản nước ta xuất khẩu vào thị trường nước Cộng hoà Ai Cập tăng đột biến, cao gấp 3 lần so với năm 2007. Trong đó, cá tra và basa chiếm 87% kim ngạch thủy sản Việt Nam xuất vào Ai Cập.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới nhận được Công hàm số 58/2009 do Đại sứ quán Ai Cập tại Việt Nam ký ngày 26/3/2009, nêu rằng: nhiều báo chí ở Ai Cập liên tục đưa tin về vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản có nguồn gốc từ Việt Nam.
Họ cho rằng cá tra và basa Việt Nam được nuôi tại các thùng bè nơi sình lầy, cống rãnh và trên các dòng sông rạch bị ô nhiễm. Cơ quan chức năng của Ai Cập đã ra lệnh tạm ngừng các hoạt động nhập khẩu mặt hàng cá tra, basa Việt Nam sang nước này, nhằm làm rõ thông tin thuỷ sản Việt Nam chứa một số chất vi sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Do ảnh hưởng của lệnh ngừng chứng thực các lô hàng thuỷ sản Việt Nam nhập vào Ai Cập, hàng loạt tàu chở cá tra và basa Việt Nam hiện đang bị mắc kẹt tại cảng một số nước Trung Đông. Nhiều hợp đồng xuất khẩu cá tra, ba sa sang Ai Cập hiện cũng đang bị đình lại.
Ông nhận định thế nào về những cáo buộc của các cơ quan thông tin truyền thông Ai Cập đối với sản phẩm thủy sản nước ta?
Những thông tin liên quan tới vấn đề mất An toàn vệ sinh thực phẩm trong sản phẩm thủy sản Việt Nam mà báo chí ở Ai Cập đưa ra là chưa khách quan, chưa phản ánh đúng hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam. Hoàn toàn không có chuyện cá tra, ba sa Việt Nam được nuôi trong những nơi sình lầy, cống rãnh nước thải.
Bốn nước trong hạ lưu sông Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra, basa truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam do có nguồn cá tự nhiên phong phú. Nghề nuôi cá tra, basa của Việt Nam chủ yếu phát triển mạnh tại các tỉnh vùng sông Cửu Long (tức sông Mê Kông) theo phương pháp công nghiệp, hình thức chủ yếu trước kia là nuôi trong lồng bè.
Để đảm bảo dòng chảy tự nhiên của dòng sông và đảm bảo lưu chuyển nước vào ra thường xuyên, nhằm kiểm soát tốt hơn trong quá trình nuôi, việc phát triển nuôi trong ao ngày càng trở nên phổ biến. Nuôi cá tra, basa chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp, kết hợp với thức ăn tự chế biến từ các loài cá biển xay với bột ngũ cốc và được nấu chín.
Hầu hết các cơ sở nuôi cá tra, basa nước ta đã đáp ứng được các điều kiện đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm, điều kiện vệ sinh thú y theo quy định của Việt Nam và được các cơ quan chức năng định kỳ, kiểm tra giám sát theo các tiêu chuẩn ngành: 28 TCN 176; 28 TCN 192.
Hiện nay, các cơ sở nuôi cá tra, basa nước ta đang áp dụng mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững (áp dụng GAP, CoC) và được cơ quan chức năng kiểm tra, công nhận theo Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN, trong đó tập trung kiểm soát các yếu tố đầu vào (chất lượng nguồn nước, con giống), kiểm soát trong quá trình nuôi (sử dụng thức ăn, thuốc, thay nước...) và yếu tố đầu ra (xử lý nước thải, bùn thải).
Nhưng quyết định của phía Ai Cập phải khởi nguồn từ những nguyên nhân nào chứ, thưa ông?
Cục Chế biến thương mại Nông lâm thủy sản và nghề muối cùng với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tìm hiểu và xác định được nguyên nhân của vấn đề trên là do việc xuất khẩu các tra, basa Việt Nam sang Ai Cập từ đầu năm đến nay quá ồ ạt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ hàng thuỷ sản nội địa của nước này (chủ yếu là cá rô phi đỏ).
Vì vậy, phía Ai Cập tìm cách gây khó dễ với cá tra, ba sa Việt Nam, nhằm mục đích bảo hộ thuỷ sản của nước họ.
Một số doanh nghiệp nước ta bán sản phẩm với giá thấp, trong khi có doanh nghiệp xuất khẩu cá tra với giá 2,6 USD, thì có doanh nghiệp chỉ xuất khẩu với giá 1,8 USD/kg. Việc hạ giá sản phẩm sẽ gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu, đồng thời gây áp lực lên giá mua nguyên liệu khiến nông dân nuôi cá thua thiệt, vì vậy các doanh nghiệp cần phải cân nhắc giá xuất khẩu thủy sản sao cho hợp lý.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những giải pháp nào để tháo gỡ vấn đề xuất khẩu cá tra, basa vào Ai Cập, thưa ông?
Để tháo gỡ vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Cục Chế biến thương mại Nông lâm thủy sản và nghề muối phối hợp với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản cử đoàn thanh tra sang Ai Cập ngay trong tuần này, để truy xuất nguồn gốc lô hàng của các doanh nghiệp nghi nhiễm vi sinh gây hại cho sức khoẻ.
Bộ sẽ tiến hành thống kê các doanh nghiệp đã có hàng sang Ai Cập, nhưng chưa được thông quan và các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng chưa được xuất hàng. Đồng thời, bộ sẽ làm việc với Đại sứ quán Ai Cập tại Việt Nam nhằm tìm cách giải toả các lô hàng đang kẹt tại một số nước Trung Đông.
Ngày 30/3/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Đại sứ quán Cộng hoà Ai Cập, khẳng định nguồn nước nuôi trồng thuỷ sản tại sông Mê Công không gây ô nhiễm, không ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản.
Bộ cũng đã đề nghị với Đại sứ quán Ai Cập sớm bố trí buổi làm việc để Bộ trình bày chi tiết những hoạt động và kết quả đạt được trong kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thuỷ sản nói chung, cá basa nói riêng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ mời các nhà báo và các cơ quan chức năng của Ai Cập sang Việt Nam, tận mắt chứng kiến các hoạt động nuôi và chế biến cá tra, basa ở nước ta, và thông tin lại chính xác để người tiêu dùng Ai Cập yên tâm sử dụng thuỷ sản nhập khẩu khẩu từ Việt Nam.
Ông Phương cũng cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ mời các nhà báo và các cơ quan chức năng của Ai Cập sang Việt Nam, tận mắt chứng kiến các hoạt động nuôi và chế biến cá tra, basa ở nước ta, và thông tin lại chính xác để người tiêu dùng Ai Cập yên tâm sử dụng thuỷ sản nhập khẩu khẩu từ Việt Nam.
Mới đây, phía Ai Cập thông báo tạm ngừng các hoạt động nhập khẩu cá tra, basa từ Việt Nam. Xin ông cho biết cụ thể về vấn đề này?
Năm 2008, mặt hàng thủy sản nước ta xuất khẩu vào thị trường nước Cộng hoà Ai Cập tăng đột biến, cao gấp 3 lần so với năm 2007. Trong đó, cá tra và basa chiếm 87% kim ngạch thủy sản Việt Nam xuất vào Ai Cập.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới nhận được Công hàm số 58/2009 do Đại sứ quán Ai Cập tại Việt Nam ký ngày 26/3/2009, nêu rằng: nhiều báo chí ở Ai Cập liên tục đưa tin về vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm của thủy sản có nguồn gốc từ Việt Nam.
Họ cho rằng cá tra và basa Việt Nam được nuôi tại các thùng bè nơi sình lầy, cống rãnh và trên các dòng sông rạch bị ô nhiễm. Cơ quan chức năng của Ai Cập đã ra lệnh tạm ngừng các hoạt động nhập khẩu mặt hàng cá tra, basa Việt Nam sang nước này, nhằm làm rõ thông tin thuỷ sản Việt Nam chứa một số chất vi sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Do ảnh hưởng của lệnh ngừng chứng thực các lô hàng thuỷ sản Việt Nam nhập vào Ai Cập, hàng loạt tàu chở cá tra và basa Việt Nam hiện đang bị mắc kẹt tại cảng một số nước Trung Đông. Nhiều hợp đồng xuất khẩu cá tra, ba sa sang Ai Cập hiện cũng đang bị đình lại.
Ông nhận định thế nào về những cáo buộc của các cơ quan thông tin truyền thông Ai Cập đối với sản phẩm thủy sản nước ta?
Những thông tin liên quan tới vấn đề mất An toàn vệ sinh thực phẩm trong sản phẩm thủy sản Việt Nam mà báo chí ở Ai Cập đưa ra là chưa khách quan, chưa phản ánh đúng hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam. Hoàn toàn không có chuyện cá tra, ba sa Việt Nam được nuôi trong những nơi sình lầy, cống rãnh nước thải.
Bốn nước trong hạ lưu sông Mê Kông đã có nghề nuôi cá tra, basa truyền thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam do có nguồn cá tự nhiên phong phú. Nghề nuôi cá tra, basa của Việt Nam chủ yếu phát triển mạnh tại các tỉnh vùng sông Cửu Long (tức sông Mê Kông) theo phương pháp công nghiệp, hình thức chủ yếu trước kia là nuôi trong lồng bè.
Để đảm bảo dòng chảy tự nhiên của dòng sông và đảm bảo lưu chuyển nước vào ra thường xuyên, nhằm kiểm soát tốt hơn trong quá trình nuôi, việc phát triển nuôi trong ao ngày càng trở nên phổ biến. Nuôi cá tra, basa chủ yếu sử dụng thức ăn công nghiệp, kết hợp với thức ăn tự chế biến từ các loài cá biển xay với bột ngũ cốc và được nấu chín.
Hầu hết các cơ sở nuôi cá tra, basa nước ta đã đáp ứng được các điều kiện đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm, điều kiện vệ sinh thú y theo quy định của Việt Nam và được các cơ quan chức năng định kỳ, kiểm tra giám sát theo các tiêu chuẩn ngành: 28 TCN 176; 28 TCN 192.
Hiện nay, các cơ sở nuôi cá tra, basa nước ta đang áp dụng mô hình nuôi trồng thủy sản bền vững (áp dụng GAP, CoC) và được cơ quan chức năng kiểm tra, công nhận theo Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN, trong đó tập trung kiểm soát các yếu tố đầu vào (chất lượng nguồn nước, con giống), kiểm soát trong quá trình nuôi (sử dụng thức ăn, thuốc, thay nước...) và yếu tố đầu ra (xử lý nước thải, bùn thải).
Nhưng quyết định của phía Ai Cập phải khởi nguồn từ những nguyên nhân nào chứ, thưa ông?
Cục Chế biến thương mại Nông lâm thủy sản và nghề muối cùng với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tìm hiểu và xác định được nguyên nhân của vấn đề trên là do việc xuất khẩu các tra, basa Việt Nam sang Ai Cập từ đầu năm đến nay quá ồ ạt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiêu thụ hàng thuỷ sản nội địa của nước này (chủ yếu là cá rô phi đỏ).
Vì vậy, phía Ai Cập tìm cách gây khó dễ với cá tra, ba sa Việt Nam, nhằm mục đích bảo hộ thuỷ sản của nước họ.
Một số doanh nghiệp nước ta bán sản phẩm với giá thấp, trong khi có doanh nghiệp xuất khẩu cá tra với giá 2,6 USD, thì có doanh nghiệp chỉ xuất khẩu với giá 1,8 USD/kg. Việc hạ giá sản phẩm sẽ gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu, đồng thời gây áp lực lên giá mua nguyên liệu khiến nông dân nuôi cá thua thiệt, vì vậy các doanh nghiệp cần phải cân nhắc giá xuất khẩu thủy sản sao cho hợp lý.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những giải pháp nào để tháo gỡ vấn đề xuất khẩu cá tra, basa vào Ai Cập, thưa ông?
Để tháo gỡ vấn đề này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao cho Cục Chế biến thương mại Nông lâm thủy sản và nghề muối phối hợp với Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản cử đoàn thanh tra sang Ai Cập ngay trong tuần này, để truy xuất nguồn gốc lô hàng của các doanh nghiệp nghi nhiễm vi sinh gây hại cho sức khoẻ.
Bộ sẽ tiến hành thống kê các doanh nghiệp đã có hàng sang Ai Cập, nhưng chưa được thông quan và các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng chưa được xuất hàng. Đồng thời, bộ sẽ làm việc với Đại sứ quán Ai Cập tại Việt Nam nhằm tìm cách giải toả các lô hàng đang kẹt tại một số nước Trung Đông.
Ngày 30/3/2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi Đại sứ quán Cộng hoà Ai Cập, khẳng định nguồn nước nuôi trồng thuỷ sản tại sông Mê Công không gây ô nhiễm, không ảnh hưởng đến chất lượng thuỷ sản.
Bộ cũng đã đề nghị với Đại sứ quán Ai Cập sớm bố trí buổi làm việc để Bộ trình bày chi tiết những hoạt động và kết quả đạt được trong kiểm soát chất lượng an toàn vệ sinh thuỷ sản nói chung, cá basa nói riêng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ mời các nhà báo và các cơ quan chức năng của Ai Cập sang Việt Nam, tận mắt chứng kiến các hoạt động nuôi và chế biến cá tra, basa ở nước ta, và thông tin lại chính xác để người tiêu dùng Ai Cập yên tâm sử dụng thuỷ sản nhập khẩu khẩu từ Việt Nam.