Cá tra, basa sang Mỹ đối mặt khả năng “thắt” quy định nhập khẩu
Khi quy định mới được áp dụng, sản lượng cá tra, basa của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ có thể bị sụt giảm mạnh
Khi quy định mới được áp dụng, sản lượng cá tra,
basa của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ có thể bị sụt giảm mạnh.
Đó là nhìn nhận của ông Nguyễn Hồng Dương, Phó vụ trưởng Vụ châu Mỹ, trước thông tin Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang cân nhắc việc gọi cá tra, basa của Việt Nam là cá da trơn (catfish).
Năm 2002, Quốc hội Hoa Kỳ đã ra đạo luật không cho phép gọi cá tra hay basa nhập khẩu từ Việt Nam là “catfish”, để sản phẩm catfish sản xuất ở nước được bán với giá cao hơn do tự coi là có phẩm chất tốt hơn.
Tiếp đến, các nhà sản xuất Hoa Kỳ lại thành công khi kiện các nhà xuất khẩu cá tra, basa từ Việt Nam và sản phẩm này đã bị áp thuế chống bán phá giá. Nhiều công ty chế biến cũng như người nuôi cá tra, basa ở Việt Nam đã điêu đứng một thời gian dài.
Và nay, nếu định nghĩa mới được thông qua, cá tra, basa của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ bị giám sát ngặt nghèo hơn, không chỉ về sản phẩm mà còn cả về quy trình sản xuất. Điều này đã khiến nhiều người quan ngại.
Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Hồng Dương nói:
- Theo Luật Nông nghiệp (Farm Bill) 2008, USDA sẽ chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm cho sản phẩm cá catfish kể cả nội địa và nhập khẩu. Theo đó, USDA phải đưa ra định nghĩa catfish sẽ bao gồm những loại cá nào.
Đúng theo lộ trình, lẽ ra tháng 3/2009, định nghĩa mới đã được đưa ra. Tuy nhiên cho tới hiện nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn chưa có thông tin chính xác về những gì USDA đã trình để xin ý kiến.
Nếu định nghĩa mới của Bộ Nông nghiệp Mỹ được thông qua, người sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của nước ta vào thị trường này sẽ phải đối mặt với những khó khăn gì, thưa ông?
Thực chất đây không chỉ là vấn đề về tên gọi mà sâu xa hơn với định nghĩa mới, sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam sẽ phải tuân thủ theo những quy định như sản phẩm cùng loại được sản xuất tại Mỹ.
Hiện cá tra, basa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ chỉ bị kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm cuối. Trong khi đó, theo định nghĩa mới thì các quy trình trong quá trình sản xuất các loại cá này cũng sẽ bị kiểm tra.
Trước đây, việc kiểm soát quá trình sản xuất chỉ được USDA áp dụng đối với các sản phẩm thịt nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Với các quy định hết sức ngặt nghèo này, hiện chỉ có khoảng 38 quốc gia trên thế giới đủ điều kiện để xuất khẩu vào Mỹ.
Nếu định nghĩa mới được thông qua và áp dụng, trước mắt sẽ gây ra rất nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như các hộ nuôi trồng của Việt Nam, do điều kiện sản xuất của nước ta và Mỹ có quá nhiều điểm khác biệt. Khi những quy định mới của Mỹ được áp dụng chắc chắn sản lượng cá tra, basa của Việt Nam xuất sang thị trường này sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng.
Vậy Việt Nam đã và đang có những việc làm cụ thể gì để đối phó với những nguy cơ trên?
Hiện nay, chưa thể biết quy định mới sẽ “chặn” toàn bộ lượng cá tra, basa của Việt Nam xuất sang Mỹ hay chỉ là một phần. Vì vậy, việc mà Việt Nam có thể làm thời điểm này cũng chỉ là cảnh báo cho các doanh nghiệp về những khó khăn trong quá trình xuất khẩu mặt hàng trên trong thời gian sắp tới.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã và đang kêu gọi sự ủng hộ, lên tiếng của các bên có liên quan để giảm thiểu tới mức thấp nhất những khó khăn mà ngành xuất khẩu này của nước ta sẽ phải đối mặt. Các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đã lên tiếng đề nghị Mỹ cần tuân thủ các quy định của WTO trong thương mại quốc tế.
Là người phụ trách chính về thị trường Mỹ của Vụ, theo đánh giá của ông, hiện đâu là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cá tra, basa Việt Nam trên đất Mỹ?
Trước hết phải nhìn nhận, cá tra, basa của Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ đã phải cộng thêm rất nhiều chi phí như: vận tải, hải quan, chênh lệch tỷ giá, thuế… nhưng sản phẩm vẫn có thể cạnh tranh tại thị trường này. Điều đó chứng tỏ cá tra, basa của nước ta đang có những ưu thế nhất định và được người dân Hoa Kỳ ưa chuộng.
Theo thống kê bốn tháng đầu năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế nhưng cá tra, basa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn tăng cả về lượng và kim ngạch. Cụ thể, sản lượng xuất khẩu đạt 11.430 tấn, tăng 77,6%, kim ngạch đạt trên 36,4 triệu USD, tăng 81,7% so với cùng kỳ 2008.
Mỹ cũng không phải là thị trường quá “khó tính”. Trên thực tế, các quy định đối với hàng hoá xuất khẩu vào các thị trường như EU, Nhật Bản còn ngặt nghèo hơn. Tuy nhiên, do Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nên chỉ một vài thay đổi nhỏ cũng làm ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào thị trường này. Khi đã tham gia vào sân chơi lớn, chúng ta phải tuân thủ theo các quy định chung và chắc chắn trong tương lai các quy định này sẽ ngày càng khắt khe hơn.
Đó là nhìn nhận của ông Nguyễn Hồng Dương, Phó vụ trưởng Vụ châu Mỹ, trước thông tin Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang cân nhắc việc gọi cá tra, basa của Việt Nam là cá da trơn (catfish).
Năm 2002, Quốc hội Hoa Kỳ đã ra đạo luật không cho phép gọi cá tra hay basa nhập khẩu từ Việt Nam là “catfish”, để sản phẩm catfish sản xuất ở nước được bán với giá cao hơn do tự coi là có phẩm chất tốt hơn.
Tiếp đến, các nhà sản xuất Hoa Kỳ lại thành công khi kiện các nhà xuất khẩu cá tra, basa từ Việt Nam và sản phẩm này đã bị áp thuế chống bán phá giá. Nhiều công ty chế biến cũng như người nuôi cá tra, basa ở Việt Nam đã điêu đứng một thời gian dài.
Và nay, nếu định nghĩa mới được thông qua, cá tra, basa của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ bị giám sát ngặt nghèo hơn, không chỉ về sản phẩm mà còn cả về quy trình sản xuất. Điều này đã khiến nhiều người quan ngại.
Trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Hồng Dương nói:
- Theo Luật Nông nghiệp (Farm Bill) 2008, USDA sẽ chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm cho sản phẩm cá catfish kể cả nội địa và nhập khẩu. Theo đó, USDA phải đưa ra định nghĩa catfish sẽ bao gồm những loại cá nào.
Đúng theo lộ trình, lẽ ra tháng 3/2009, định nghĩa mới đã được đưa ra. Tuy nhiên cho tới hiện nay, các cơ quan chức năng của Việt Nam vẫn chưa có thông tin chính xác về những gì USDA đã trình để xin ý kiến.
Nếu định nghĩa mới của Bộ Nông nghiệp Mỹ được thông qua, người sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của nước ta vào thị trường này sẽ phải đối mặt với những khó khăn gì, thưa ông?
Thực chất đây không chỉ là vấn đề về tên gọi mà sâu xa hơn với định nghĩa mới, sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam sẽ phải tuân thủ theo những quy định như sản phẩm cùng loại được sản xuất tại Mỹ.
Hiện cá tra, basa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ chỉ bị kiểm tra chất lượng đối với sản phẩm cuối. Trong khi đó, theo định nghĩa mới thì các quy trình trong quá trình sản xuất các loại cá này cũng sẽ bị kiểm tra.
Trước đây, việc kiểm soát quá trình sản xuất chỉ được USDA áp dụng đối với các sản phẩm thịt nhập khẩu vào thị trường Mỹ. Với các quy định hết sức ngặt nghèo này, hiện chỉ có khoảng 38 quốc gia trên thế giới đủ điều kiện để xuất khẩu vào Mỹ.
Nếu định nghĩa mới được thông qua và áp dụng, trước mắt sẽ gây ra rất nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như các hộ nuôi trồng của Việt Nam, do điều kiện sản xuất của nước ta và Mỹ có quá nhiều điểm khác biệt. Khi những quy định mới của Mỹ được áp dụng chắc chắn sản lượng cá tra, basa của Việt Nam xuất sang thị trường này sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng.
Vậy Việt Nam đã và đang có những việc làm cụ thể gì để đối phó với những nguy cơ trên?
Hiện nay, chưa thể biết quy định mới sẽ “chặn” toàn bộ lượng cá tra, basa của Việt Nam xuất sang Mỹ hay chỉ là một phần. Vì vậy, việc mà Việt Nam có thể làm thời điểm này cũng chỉ là cảnh báo cho các doanh nghiệp về những khó khăn trong quá trình xuất khẩu mặt hàng trên trong thời gian sắp tới.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã và đang kêu gọi sự ủng hộ, lên tiếng của các bên có liên quan để giảm thiểu tới mức thấp nhất những khó khăn mà ngành xuất khẩu này của nước ta sẽ phải đối mặt. Các cơ quan chức năng của Việt Nam cũng đã lên tiếng đề nghị Mỹ cần tuân thủ các quy định của WTO trong thương mại quốc tế.
Là người phụ trách chính về thị trường Mỹ của Vụ, theo đánh giá của ông, hiện đâu là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cá tra, basa Việt Nam trên đất Mỹ?
Trước hết phải nhìn nhận, cá tra, basa của Việt Nam khi xuất khẩu sang Mỹ đã phải cộng thêm rất nhiều chi phí như: vận tải, hải quan, chênh lệch tỷ giá, thuế… nhưng sản phẩm vẫn có thể cạnh tranh tại thị trường này. Điều đó chứng tỏ cá tra, basa của nước ta đang có những ưu thế nhất định và được người dân Hoa Kỳ ưa chuộng.
Theo thống kê bốn tháng đầu năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của suy giảm kinh tế nhưng cá tra, basa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn tăng cả về lượng và kim ngạch. Cụ thể, sản lượng xuất khẩu đạt 11.430 tấn, tăng 77,6%, kim ngạch đạt trên 36,4 triệu USD, tăng 81,7% so với cùng kỳ 2008.
Mỹ cũng không phải là thị trường quá “khó tính”. Trên thực tế, các quy định đối với hàng hoá xuất khẩu vào các thị trường như EU, Nhật Bản còn ngặt nghèo hơn. Tuy nhiên, do Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nên chỉ một vài thay đổi nhỏ cũng làm ảnh hưởng lớn tới các doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào thị trường này. Khi đã tham gia vào sân chơi lớn, chúng ta phải tuân thủ theo các quy định chung và chắc chắn trong tương lai các quy định này sẽ ngày càng khắt khe hơn.