Sacombank lên kế hoạch xử lý dứt điểm nợ xấu trong 5 năm
Theo lãnh đạo Sacombank, khoản nợ xấu này phần lớn đến từ Ngân hàng Phương Nam và đều có tài sản đảm bảo tương đối đầy đủ
Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015 và 2016 vừa được Sacombank công bố sau hai năm sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam. Trong đó, đáng chú ý là khoản nợ xấu hơn 15.000 tỷ đồng sẽ được khoanh lại và phân bổ dự phòng rủi ro trong 10 năm.
Theo báo cáo tài chính, tính đến cuối năm 2016, nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là 13.166 tỷ đồng, chiếm 6,8%, trong khi con số trước kiểm toán là 5,5%. Đó là chưa kể khoản 37.300 tỷ đồng đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC).
Giải thích về chênh lệch tỷ lệ nợ xấu trong báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán, ông Nguyễn Miên Tuấn - Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, cho biết: “Trong đánh giá nợ thường có 2 phần là định lượng và định tính. Theo tính toán ban đầu của Sacombank thì nợ xấu ở mức 5,5%. Tuy nhiên theo tinh thần của Ngân hàng Nhà nước trong tái cơ cấu là muốn xử lý nợ phải đánh giá lại thực chất các khoản nợ, rà soát triệt để tiềm ẩn của các khoản vay, nên sau kiểm toán con số này tăng lên 6,8%”.
Cũng theo ông Tuấn, khoản nợ xấu này phần lớn đến từ Ngân hàng Phương Nam và đều có tài sản đảm bảo tương đối đầy đủ. Tuy nhiên thời gian qua việc xử lý bị vướng do cơ chế và do ảnh hưởng từ việc thị trường bất động sản bị đóng băng.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã thông qua đề án tái cấu trúc Sacombank sau sáp nhập, đồng ý cho Sacombank thời hạn 10 năm (2015-2025) để xử lý dứt điểm nợ xấu.
“Lộ trình 10 năm là do Sacombank đề ra trên cơ sở thận trọng. Chúng tôi mong muốn có thể đẩy nhanh hơn tiến độ này. Cụ thể, trong 3 năm xử lý được 70% nợ xấu và nếu cơ chế vĩ mô cùng hoạt động ngành ổn định, thuận lợi thì trong vòng 5 năm sẽ xử lý dứt điểm, đưa Sacombank trở lại quỹ đạo tăng trưởng như trước đây, giảm nợ xấu xuống dưới 3%”, ông Tuấn khẳng định.
Cũng theo đề án, các khoản dự thu của ngân hàng Phương Nam từ năm 2015 trở về trước được “khoanh lại” và phân bổ dần qua các năm theo năng lực tài chính. Từ năm 2016, Sacombank không đưa khoản này vào thu nhập lãi thuần nữa, đồng thời các hoạt động lõi của Sacombank (huy động, cho vay, dịch vụ) vẫn duy trì và tăng trưởng ổn định, có lãi để bù đắp.
Được biết, trong năm 2016 vừa qua, huy động vốn của Sacombank tăng trưởng 11,7%, đạt 291.654 tỷ đồng; trong đó 87% là huy động từ dân cư và từ tổ chức kinh tế là 13%. Dư nợ tín dụng của Sacombank đạt 237.918 tỷ đồng, tăng 18,3%. Và điểm sáng trong tăng trưởng hoạt động lõi của Sacombank là thu dịch vụ, tăng 22% với khoản lãi 1.430 tỷ đồng, chủ yếu tăng ở mảng khách hàng cá nhân, ngân hàng điện tử, và thẻ.
Ngân hàng cho biết đã giám sát chặt việc cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, giảm dần tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán.
Theo báo cáo tài chính, tính đến cuối năm 2016, nợ xấu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) là 13.166 tỷ đồng, chiếm 6,8%, trong khi con số trước kiểm toán là 5,5%. Đó là chưa kể khoản 37.300 tỷ đồng đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC).
Giải thích về chênh lệch tỷ lệ nợ xấu trong báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán, ông Nguyễn Miên Tuấn - Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Sacombank, cho biết: “Trong đánh giá nợ thường có 2 phần là định lượng và định tính. Theo tính toán ban đầu của Sacombank thì nợ xấu ở mức 5,5%. Tuy nhiên theo tinh thần của Ngân hàng Nhà nước trong tái cơ cấu là muốn xử lý nợ phải đánh giá lại thực chất các khoản nợ, rà soát triệt để tiềm ẩn của các khoản vay, nên sau kiểm toán con số này tăng lên 6,8%”.
Cũng theo ông Tuấn, khoản nợ xấu này phần lớn đến từ Ngân hàng Phương Nam và đều có tài sản đảm bảo tương đối đầy đủ. Tuy nhiên thời gian qua việc xử lý bị vướng do cơ chế và do ảnh hưởng từ việc thị trường bất động sản bị đóng băng.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã thông qua đề án tái cấu trúc Sacombank sau sáp nhập, đồng ý cho Sacombank thời hạn 10 năm (2015-2025) để xử lý dứt điểm nợ xấu.
“Lộ trình 10 năm là do Sacombank đề ra trên cơ sở thận trọng. Chúng tôi mong muốn có thể đẩy nhanh hơn tiến độ này. Cụ thể, trong 3 năm xử lý được 70% nợ xấu và nếu cơ chế vĩ mô cùng hoạt động ngành ổn định, thuận lợi thì trong vòng 5 năm sẽ xử lý dứt điểm, đưa Sacombank trở lại quỹ đạo tăng trưởng như trước đây, giảm nợ xấu xuống dưới 3%”, ông Tuấn khẳng định.
Cũng theo đề án, các khoản dự thu của ngân hàng Phương Nam từ năm 2015 trở về trước được “khoanh lại” và phân bổ dần qua các năm theo năng lực tài chính. Từ năm 2016, Sacombank không đưa khoản này vào thu nhập lãi thuần nữa, đồng thời các hoạt động lõi của Sacombank (huy động, cho vay, dịch vụ) vẫn duy trì và tăng trưởng ổn định, có lãi để bù đắp.
Được biết, trong năm 2016 vừa qua, huy động vốn của Sacombank tăng trưởng 11,7%, đạt 291.654 tỷ đồng; trong đó 87% là huy động từ dân cư và từ tổ chức kinh tế là 13%. Dư nợ tín dụng của Sacombank đạt 237.918 tỷ đồng, tăng 18,3%. Và điểm sáng trong tăng trưởng hoạt động lõi của Sacombank là thu dịch vụ, tăng 22% với khoản lãi 1.430 tỷ đồng, chủ yếu tăng ở mảng khách hàng cá nhân, ngân hàng điện tử, và thẻ.
Ngân hàng cho biết đã giám sát chặt việc cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, giảm dần tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản và chứng khoán.