Sản xuất công nghiệp khởi sắc trên toàn cầu
Lĩnh vực sản xuất công nghiệp thế giới đã chứng kiến sự khởi sắc mạnh mẽ trong tháng 11 vừa qua
Lĩnh vực sản xuất công nghiệp thế giới đã chứng kiến sự khởi sắc mạnh mẽ trong tháng 11 vừa qua, sau một mùa hè ảm đạm. Thống kê kinh tế từ các nước Bắc Âu, Trung Quốc và Ấn Độ đều cho thấy tăng trưởng tích cực trong lĩnh vực này.
Tờ Financial Times cho biết, theo kết quả cuộc điều tra thực hiện đối với các giám đốc mua hàng công bố hôm 1/12, sản xuất công nghiệp ở Anh, Đức và Pháp trong tháng qua đã không chịu tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng nợ trỗi dậy trong khối Eurozone. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tăng trưởng sản xuất công nghiệp tại các nước thuộc khu vực Bắc Âu đặc biệt đáng khích lệ, là một bằng chứng cho thấy nhu cầu nội địa cũng như hoạt động xuất khẩu đang hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng nói trên đã tạo ra sự khác biệt giữa các quốc gia đang cùng tìm lối thoát khỏi suy thoái. Trái với sự phục hồi khả quan ở một số nền kinh tế, nhiều nền kinh tế có quy mô nhỏ hơn ở châu Á và những quốc gia châu Âu chịu tác động mạnh của khủng hoảng nợ đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế ì ạch.
Tại châu Âu, bức tranh một bên là màu xám ở những quốc gia đang phải áp dụng chính sách ngân sách khắc khổ để chống khủng hoảng như Tây Ban Nha, Hy Lạp và Ireland, bên kia là gam màu tươi sáng ở những quốc gia như Pháp và Đức, nơi sự phục hồi kinh tế đang tăng tốc. Tới thời điểm này, cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone vẫn chưa cho thấy những tín hiệu về lan rộng ảnh hưởng sang những nền kinh tế có quy mô lớn hơn trong khu vực.
Tại Anh, sản xuất công nghiệp tháng 11 đạt mức cao nhất trong 16 năm. Tại Pháp và Đức, các số liệu tương ứng của khả quan không kém. Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, sản xuất công nghiệp tháng qua đã lần đầu tiên giảm trong 9 tháng. Tại Hy Lạp, ngành này tiếp tục co cụm. Sản xuất công nghiệp của Italy và Ireland vẫn trong trạng thái tăng trưởng yếu.
Tại Mỹ, nền kinh tế cũng đã cho thấy những dấu hiệu tích cực hơn sau một mùa hè ảm đạm, nhưng các hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn khá cầm chừng theo như những gì thể hiện qua chỉ số ISM của Viện Quản lý nguồn cung nước này.
Kết quả cuộc điều tra đối với các giám đốc mua hàng cho thấy, các nền kinh tế châu Á đang được chia thành hai nhóm, một bên là những nước có tốc độ tăng trưởng mạnh như Trung Quốc và Ấn Độ, còn một bên là những nước không tăng trưởng hoặc tăng trưởng yếu như Nhật Bản và hầu hết các nền kinh tế mới nổi trong khu vực.
Theo chỉ số PMI chính thức của Trung Quốc công bố hôm 1/12, tới tháng 11, sản xuất công nghiệp của nước này đã tăng tháng thứ 7 liên tục. Chỉ số Markit của HSBC về sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc thì cho thấy, lĩnh vực này đã tăng trưởng mạnh nhất trong 8 tháng.
Những số liệu tích cực về kinh tế Trung Quốc là một bằng chứng cho thấy, nhu cầu đối với hàng hóa của nước này tiếp tục tăng, bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giảm tốc nền kinh tế như tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc…
Theo các chuyên gia phân tích, với sự gia tăng mạnh mẽ của giá cả đầu vào trong bối cảnh chính sách tiền tệ lỏng lẻo ở Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách nước này sẽ còn lo ngại nhiều về lạm phát.
Số liệu khả quan về sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc và Ấn Độ được công bố sau khi những số liệu ảm đạm hơn về ngành này tại Nhật Bản được đưa ra hôm 30/11. Chỉ số PMI của Hàn Quốc và Đài Loan công bố hôm 1/12 cũng cho thấy, hoạt động sản xuất tại các nền kinh tế này yếu đi trong tháng 11, sau khi đã khởi sắc đôi chút trong tháng 10.
Tờ Financial Times cho biết, theo kết quả cuộc điều tra thực hiện đối với các giám đốc mua hàng công bố hôm 1/12, sản xuất công nghiệp ở Anh, Đức và Pháp trong tháng qua đã không chịu tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng nợ trỗi dậy trong khối Eurozone. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tăng trưởng sản xuất công nghiệp tại các nước thuộc khu vực Bắc Âu đặc biệt đáng khích lệ, là một bằng chứng cho thấy nhu cầu nội địa cũng như hoạt động xuất khẩu đang hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Tuy nhiên, sự tăng trưởng nói trên đã tạo ra sự khác biệt giữa các quốc gia đang cùng tìm lối thoát khỏi suy thoái. Trái với sự phục hồi khả quan ở một số nền kinh tế, nhiều nền kinh tế có quy mô nhỏ hơn ở châu Á và những quốc gia châu Âu chịu tác động mạnh của khủng hoảng nợ đang chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế ì ạch.
Tại châu Âu, bức tranh một bên là màu xám ở những quốc gia đang phải áp dụng chính sách ngân sách khắc khổ để chống khủng hoảng như Tây Ban Nha, Hy Lạp và Ireland, bên kia là gam màu tươi sáng ở những quốc gia như Pháp và Đức, nơi sự phục hồi kinh tế đang tăng tốc. Tới thời điểm này, cuộc khủng hoảng nợ công ở Eurozone vẫn chưa cho thấy những tín hiệu về lan rộng ảnh hưởng sang những nền kinh tế có quy mô lớn hơn trong khu vực.
Tại Anh, sản xuất công nghiệp tháng 11 đạt mức cao nhất trong 16 năm. Tại Pháp và Đức, các số liệu tương ứng của khả quan không kém. Trong khi đó, tại Tây Ban Nha, sản xuất công nghiệp tháng qua đã lần đầu tiên giảm trong 9 tháng. Tại Hy Lạp, ngành này tiếp tục co cụm. Sản xuất công nghiệp của Italy và Ireland vẫn trong trạng thái tăng trưởng yếu.
Tại Mỹ, nền kinh tế cũng đã cho thấy những dấu hiệu tích cực hơn sau một mùa hè ảm đạm, nhưng các hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn khá cầm chừng theo như những gì thể hiện qua chỉ số ISM của Viện Quản lý nguồn cung nước này.
Kết quả cuộc điều tra đối với các giám đốc mua hàng cho thấy, các nền kinh tế châu Á đang được chia thành hai nhóm, một bên là những nước có tốc độ tăng trưởng mạnh như Trung Quốc và Ấn Độ, còn một bên là những nước không tăng trưởng hoặc tăng trưởng yếu như Nhật Bản và hầu hết các nền kinh tế mới nổi trong khu vực.
Theo chỉ số PMI chính thức của Trung Quốc công bố hôm 1/12, tới tháng 11, sản xuất công nghiệp của nước này đã tăng tháng thứ 7 liên tục. Chỉ số Markit của HSBC về sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc thì cho thấy, lĩnh vực này đã tăng trưởng mạnh nhất trong 8 tháng.
Những số liệu tích cực về kinh tế Trung Quốc là một bằng chứng cho thấy, nhu cầu đối với hàng hóa của nước này tiếp tục tăng, bất chấp những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giảm tốc nền kinh tế như tăng lãi suất, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc…
Theo các chuyên gia phân tích, với sự gia tăng mạnh mẽ của giá cả đầu vào trong bối cảnh chính sách tiền tệ lỏng lẻo ở Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách nước này sẽ còn lo ngại nhiều về lạm phát.
Số liệu khả quan về sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc và Ấn Độ được công bố sau khi những số liệu ảm đạm hơn về ngành này tại Nhật Bản được đưa ra hôm 30/11. Chỉ số PMI của Hàn Quốc và Đài Loan công bố hôm 1/12 cũng cho thấy, hoạt động sản xuất tại các nền kinh tế này yếu đi trong tháng 11, sau khi đã khởi sắc đôi chút trong tháng 10.