Sắp có bầu cử ở Triều Tiên
Cuộc bầu cử được cho là dịp để Bình Nhưỡng loại bỏ nốt những nhân vật không hợp với ông Kim Jong Un
Triều Tiên đang gấp rút hoàn tất các khâu chuẩn bị cuối cùng cho cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra vào cuối tuần này. Giới quan sát cho rằng, cuộc bầu cử sẽ là dịp để Bình Nhưỡng loại bỏ nốt những nhân vật không hợp với ông Kim Jong Un.
Theo tin từ hãng Yonhap của Hàn Quốc, trong cuộc bầu cử lần này, nhà lãnh đạo Kim Jong Un sẽ tham gia tranh cử tại khu vực bầu cử quan trọng nhất của Triều Tiên là quận Paektusan số 111.
Việc đưa ông Kim Jong Un vào khu vực bầu cử này được xem là một động thái của Bình Nhưỡng nhằm củng cố quyền lực cho thế hệ thứ ba của nhà họ Kim, bởi núi Paektu được lưu truyền là nơi sinh ra của nhà lãnh đạo quá cố Kim Jong Il. Trên thực tế, có nhiều nguồn tin cho rằng, ông Kim Jong Il được sinh ra tại Nga.
Ngày 6/3, hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin, việc chuẩn bị bầu cử đang được đẩy nhanh, trong đó việc đăng ký cử tri đã gần xong. Bầu cử ở Triều Tiên diễn ra 5 năm 1 lần.
“Các hoạt động tuyên truyền đang được thực hiện để khuyến khích người dân tích cực tham gia bầu cử với tinh thần hăng hái chính trị và hăng say lao động, trong không khí sôi động của “Bài ca đi bầu”, bản tin của KCNA viết.
Theo hãng thông tấn nhà nước này, người Triều Tiên sẽ “một lần nữa thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết, nhất trí bằng cách đi bỏ phiếu cho các ứng cử viên mà họ ủng hộ”.
Kết quả của cuộc bầu cử lần này sẽ là Quốc hội Nhân dân Tối cao (SPA) khóa 13 của Triều Tiên. Quốc hội khóa 12 của nước này có 687 thành viên, được bầu vào năm 2009.
Tháng trước, Liên hiệp quốc công bố một bản báo cáo cho rằng, chính quyền Triều Tiên đã có những hành động đánh đập và giết chóc người dân dã man như thời Đức quốc xã. Báo cáo cũng cảnh báo khả năng đưa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng tuyên bố bản báo cáo này là vô căn cứ.
Theo luật của Triều Tiên, Quốc hội có quyền phê chuẩn ngân sách và bổ nhiệm các vị trí cao cấp, bao gồm cả các quan chức thuộc Ủy ban Quốc phòng Quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi năm, Quốc hội Triều Tiên chỉ họp mang tính biểu tượng 2 lần, còn quyền ra chính sách nằm ở đảng cầm quyền Lao động Triều Tiên.
Tại mỗi khu vực bầu cử sẽ chỉ có một ứng cử viên duy nhất. Các ứng cử viên chủ yếu là thành viên của đảng cầm quyền. Tuy nhiên, cũng có một số ứng cử viên động lập được phép tham gia.
Đây sẽ là lần đầu tiên ông Kim Jong Un ra tranh cử vào Quốc hội kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012 sau cái chết của ông Kim Jong Il. “Tôi cảm thấy rất biết ơn vì mọi người đã bày tỏ sự tin tưởng sâu sắc đối với tôi. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất từ tận đáy lòng”, ông Kim nói hồi tháng trước với các cử tri trong một lá thư được KCNA công bố.
Đi bầu cử ở Triều Tiên là bắt buộc và kết quả thường được công bố vào ngày hôm sau, với các ứng cử viên thường nhận được gần như 100% số phiếu.
Giới phân tích nhận định, bầu cử Quốc ở Triều Tiên cũng giữ vai trò là một cuộc điều tra dân số và là một cơ chế để kiểm tra xem có công dân nào có ý định trốn khỏi biên giới hay không.
“Các hạn chế đi lại và hoạt động giám sát được tăng cường mạnh trước cuộc bầu cử ở Triều Tiên”, ông Sokeel Park, một nhà hoạt động thuộc tổ chức phi chính phủ Liberty chuyên làm việc với những người Triều Tiên trốn khỏi đất nước, cho biết. “Chính quyền tại các khu vực phải đảm bảo mọi thứ đúng trật tự để tránh bị phê bình và gặp rắc rối trong trường hợp có người bỏ trốn”.
Các nhà quan sát cũng cho rằng, Triều Tiên sẽ sử dụng cuộc bầu cử lần này như một cơ hội để loại bỏ hoặc gạt sang bên lề những người ủng hộ ông Jang Song-thaek, người chú dượng quyền lực mà ông Kim Jong Un đã xử tử hồi tháng 12 năm ngoái.
Trong khi đó, nhà lãnh đạo Kim Jong Il dù đã qua đời vào năm 2011 được cho là vẫn sẽ duy trì một ghế trong Quốc hội khóa tới của Triều Tiên.
Theo tin từ hãng Yonhap của Hàn Quốc, trong cuộc bầu cử lần này, nhà lãnh đạo Kim Jong Un sẽ tham gia tranh cử tại khu vực bầu cử quan trọng nhất của Triều Tiên là quận Paektusan số 111.
Việc đưa ông Kim Jong Un vào khu vực bầu cử này được xem là một động thái của Bình Nhưỡng nhằm củng cố quyền lực cho thế hệ thứ ba của nhà họ Kim, bởi núi Paektu được lưu truyền là nơi sinh ra của nhà lãnh đạo quá cố Kim Jong Il. Trên thực tế, có nhiều nguồn tin cho rằng, ông Kim Jong Il được sinh ra tại Nga.
Ngày 6/3, hãng thông tấn nhà nước KCNA đưa tin, việc chuẩn bị bầu cử đang được đẩy nhanh, trong đó việc đăng ký cử tri đã gần xong. Bầu cử ở Triều Tiên diễn ra 5 năm 1 lần.
“Các hoạt động tuyên truyền đang được thực hiện để khuyến khích người dân tích cực tham gia bầu cử với tinh thần hăng hái chính trị và hăng say lao động, trong không khí sôi động của “Bài ca đi bầu”, bản tin của KCNA viết.
Theo hãng thông tấn nhà nước này, người Triều Tiên sẽ “một lần nữa thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết, nhất trí bằng cách đi bỏ phiếu cho các ứng cử viên mà họ ủng hộ”.
Kết quả của cuộc bầu cử lần này sẽ là Quốc hội Nhân dân Tối cao (SPA) khóa 13 của Triều Tiên. Quốc hội khóa 12 của nước này có 687 thành viên, được bầu vào năm 2009.
Tháng trước, Liên hiệp quốc công bố một bản báo cáo cho rằng, chính quyền Triều Tiên đã có những hành động đánh đập và giết chóc người dân dã man như thời Đức quốc xã. Báo cáo cũng cảnh báo khả năng đưa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng tuyên bố bản báo cáo này là vô căn cứ.
Theo luật của Triều Tiên, Quốc hội có quyền phê chuẩn ngân sách và bổ nhiệm các vị trí cao cấp, bao gồm cả các quan chức thuộc Ủy ban Quốc phòng Quốc gia. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi năm, Quốc hội Triều Tiên chỉ họp mang tính biểu tượng 2 lần, còn quyền ra chính sách nằm ở đảng cầm quyền Lao động Triều Tiên.
Tại mỗi khu vực bầu cử sẽ chỉ có một ứng cử viên duy nhất. Các ứng cử viên chủ yếu là thành viên của đảng cầm quyền. Tuy nhiên, cũng có một số ứng cử viên động lập được phép tham gia.
Đây sẽ là lần đầu tiên ông Kim Jong Un ra tranh cử vào Quốc hội kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012 sau cái chết của ông Kim Jong Il. “Tôi cảm thấy rất biết ơn vì mọi người đã bày tỏ sự tin tưởng sâu sắc đối với tôi. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất từ tận đáy lòng”, ông Kim nói hồi tháng trước với các cử tri trong một lá thư được KCNA công bố.
Đi bầu cử ở Triều Tiên là bắt buộc và kết quả thường được công bố vào ngày hôm sau, với các ứng cử viên thường nhận được gần như 100% số phiếu.
Giới phân tích nhận định, bầu cử Quốc ở Triều Tiên cũng giữ vai trò là một cuộc điều tra dân số và là một cơ chế để kiểm tra xem có công dân nào có ý định trốn khỏi biên giới hay không.
“Các hạn chế đi lại và hoạt động giám sát được tăng cường mạnh trước cuộc bầu cử ở Triều Tiên”, ông Sokeel Park, một nhà hoạt động thuộc tổ chức phi chính phủ Liberty chuyên làm việc với những người Triều Tiên trốn khỏi đất nước, cho biết. “Chính quyền tại các khu vực phải đảm bảo mọi thứ đúng trật tự để tránh bị phê bình và gặp rắc rối trong trường hợp có người bỏ trốn”.
Các nhà quan sát cũng cho rằng, Triều Tiên sẽ sử dụng cuộc bầu cử lần này như một cơ hội để loại bỏ hoặc gạt sang bên lề những người ủng hộ ông Jang Song-thaek, người chú dượng quyền lực mà ông Kim Jong Un đã xử tử hồi tháng 12 năm ngoái.
Trong khi đó, nhà lãnh đạo Kim Jong Il dù đã qua đời vào năm 2011 được cho là vẫn sẽ duy trì một ghế trong Quốc hội khóa tới của Triều Tiên.