Sau hai năm, Chính phủ vẫn phải “đòi” đề án tái cơ cấu
Không ít tỉnh, thành, trong đó có cả Hà Nội và Tp.HCM đều chưa phê duyệt đề án tái cơ cấu nền kinh tế
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Và tại đây, Chính phủ đã thêm một lần yêu cầu các bộ, cơ quan và địa phương khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và từng địa phương, chậm nhất là cuối quý 2/2015.
Như VnEconomy đã thông tin, ở đề án tổng thể ban hành tháng 2/2013, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ngay trong nửa đầu năm 2013 xây dựng và triển khai thực hiện chương trình hành động tái cơ cấu theo lĩnh vực, ngành hoặc vùng lãnh thổ thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được giao.
Tuy nhiên, báo cáo giám sát về thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trình Quốc hội tháng 11/2014 đã chỉ ra không ít tỉnh, thành, trong đó có cả Hà Nội và Tp.HCM đều chưa phê duyệt đề án tái cơ cấu nền kinh tế. Và đây được nhìn là hạn chế, vướng mắc về chính sách, pháp luật trong tái cơ cấu nền kinh tế.
Bên cạnh các địa phương, kết quả giám sát cũng cho thấy còn 20/108 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa được phê duyệt đề án tái cơ cấu. Một số ngân hàng thương mại cũng chậm trễ trong xây dựng đề án.
Bởi vậy, khi chỉ còn gần một năm nữa, theo nghị quyết của Quốc hội là phải “bảo đảm cơ bản hoàn thành cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh và bền vững, hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội” thì Chính phủ vẫn phải thúc giục các đơn vị, địa phương chưa có đề án tái cơ cấu.
Bên cạnh gia hạn về thời gian, nghị quyết cũng yêu cầu các bộ, cơ quan và địa phương triển khai quyết liệt tái cơ cấu đầu tư công, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, kiểm soát chặt chẽ các dự án khởi công mới, thực hiện công khai minh bạch trong đầu tư công…
Tiếp đó nghị quyết nêu rõ, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Tập trung vào cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2014-2015 đúng thời hạn đặt ra. Tiếp tục rà soát, phân loại, bổ sung phương án sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước cho giai đoạn sau năm 2015, đẩy nhanh việc triển khai thông tin về hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ thống các tổ chức tín dụng được yêu cầu đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng: nâng cao năng lực quản trị, điều hành, quản trị rủi ro, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ đi đôi với tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; ban hành các chuẩn mực về hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời triển khai các bước tiến tới áp dụng Basel II.
Ngoài ba trọng tâm nói trên, Chính phủ còn xác định đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến và dịch vụ nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới hướng tới các mục tiêu đã đề ra; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Nghị quyết cũng yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng và tỷ trọng giá trị nội địa cao. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, sản xuất vật tư và máy móc phục vụ nông nghiệp, vật liệu mới, khai thác chế biến dầu khí, năng lượng tái tạo, môi trường...
Tái cơ cấu thị trường chứng khoán theo định hướng đã đề ra, phát triển bền vững thị trường chứng khoán nhằm thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trong và ngoài nước, hỗ trợ công tác cổ phần hóa và xử lý nợ xấu là giải pháp tiếp theo ở nội dung này.
Đáng chú ý, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 trình Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 vào tháng 10/2015.
Và tại đây, Chính phủ đã thêm một lần yêu cầu các bộ, cơ quan và địa phương khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực và từng địa phương, chậm nhất là cuối quý 2/2015.
Như VnEconomy đã thông tin, ở đề án tổng thể ban hành tháng 2/2013, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương ngay trong nửa đầu năm 2013 xây dựng và triển khai thực hiện chương trình hành động tái cơ cấu theo lĩnh vực, ngành hoặc vùng lãnh thổ thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước được giao.
Tuy nhiên, báo cáo giám sát về thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trình Quốc hội tháng 11/2014 đã chỉ ra không ít tỉnh, thành, trong đó có cả Hà Nội và Tp.HCM đều chưa phê duyệt đề án tái cơ cấu nền kinh tế. Và đây được nhìn là hạn chế, vướng mắc về chính sách, pháp luật trong tái cơ cấu nền kinh tế.
Bên cạnh các địa phương, kết quả giám sát cũng cho thấy còn 20/108 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa được phê duyệt đề án tái cơ cấu. Một số ngân hàng thương mại cũng chậm trễ trong xây dựng đề án.
Bởi vậy, khi chỉ còn gần một năm nữa, theo nghị quyết của Quốc hội là phải “bảo đảm cơ bản hoàn thành cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh và bền vững, hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội” thì Chính phủ vẫn phải thúc giục các đơn vị, địa phương chưa có đề án tái cơ cấu.
Bên cạnh gia hạn về thời gian, nghị quyết cũng yêu cầu các bộ, cơ quan và địa phương triển khai quyết liệt tái cơ cấu đầu tư công, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản, kiểm soát chặt chẽ các dự án khởi công mới, thực hiện công khai minh bạch trong đầu tư công…
Tiếp đó nghị quyết nêu rõ, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Tập trung vào cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Phấn đấu hoàn thành kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2014-2015 đúng thời hạn đặt ra. Tiếp tục rà soát, phân loại, bổ sung phương án sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước cho giai đoạn sau năm 2015, đẩy nhanh việc triển khai thông tin về hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ thống các tổ chức tín dụng được yêu cầu đẩy mạnh cơ cấu lại theo hướng: nâng cao năng lực quản trị, điều hành, quản trị rủi ro, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ đi đôi với tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; ban hành các chuẩn mực về hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời triển khai các bước tiến tới áp dụng Basel II.
Ngoài ba trọng tâm nói trên, Chính phủ còn xác định đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cả trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, chế biến và dịch vụ nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới hướng tới các mục tiêu đã đề ra; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Nghị quyết cũng yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng và tỷ trọng giá trị nội địa cao. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, sản xuất vật tư và máy móc phục vụ nông nghiệp, vật liệu mới, khai thác chế biến dầu khí, năng lượng tái tạo, môi trường...
Tái cơ cấu thị trường chứng khoán theo định hướng đã đề ra, phát triển bền vững thị trường chứng khoán nhằm thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trong và ngoài nước, hỗ trợ công tác cổ phần hóa và xử lý nợ xấu là giải pháp tiếp theo ở nội dung này.
Đáng chú ý, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 trình Chính phủ báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 vào tháng 10/2015.