22:10 10/08/2017

Sẽ không nhận chìm 1 triệu m3 chất nạo vét tại biển Bình Thuận

Bảo Anh

Khối lượng vật chất nạo vét gần 1 triệu m3 sẽ được đổ vào khu vực cảng tổng hợp Vĩnh Tân

Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 khối bùn, cát, vỏ sò, sạn sỏi ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân (Tuy Phong, Bình Thuận). <br>
Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 khối bùn, cát, vỏ sò, sạn sỏi ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân (Tuy Phong, Bình Thuận). <br>
Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng UBND tỉnh Bình Thuận vừa thống nhất phương án không nhận chìm 1 triệu m3 vật chất nạo vét xuống vùng biển Tuy Phong, Bình Thuận.

Theo nguồn tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Ngọc Hai cùng lãnh đạo các cơ quan liên quan vừa có văn bản thỏa thuận, thống nhất phương án xử lý nói trên và sẽ kiến nghị lên Chính phủ và Thủ tướng.

Không nhận chìm, đổ vào cảng san lấp

Cụ thể, theo phương án mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận đề xuất, toàn bộ khối lượng vật chất nạo vét gần 1 triệu m3 của Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 sẽ được đổ vào khu vực cảng tổng hợp Vĩnh Tân. Đây là nơi san lấp cho khu neo trú tàu thuyền và trước đó Công ty Cổ phần Cảng tổng hợp Vĩnh Tân đã thỏa thuận, đồng ý cho dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 đổ khối lượng bùn, cát nạo vét.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá, chất nạo vét phát sinh trong quá trình hoạt động của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân là rất lớn, lên đến 5 triệu m3, trong khi phương án nhận chìm vật liệu này ra biển tại khu vực này rất phức tạp. Do đó cần thời gian để các nhà khoa học kiểm nghiệm và cần có các giải pháp lâu dài.

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Thuận có chiều dài bờ biển 192 km, trong đó có nhiều nơi tại huyện Tuy Phong, thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi bị sạt lở cần có giải pháp san lấp. Phương án mở rộng cảng tổng hợp Vĩnh Tân cần được tiếp tục xem xét.

Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng cần tính toán thêm các phương án khác để có thể sử dụng đổ vật chất nạo vét, trong đó có phương án sử dụng để san lấp vào các vị trí bị xói lở, xâm thực.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát, đánh giá các mặt kinh tế, kỹ thuật để có thể sử dụng vật liệu nạo vét lấn biển, chống xâm thực. UBND tỉnh Bình Thuận cần tiếp tục nghiên cứu lựa chọn phương án sử dụng vật chất nạo vét hoặc nhận chìm ở biển đối với các nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.

Đồng thời cần chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát, đánh giá các mặt kinh tế, kỹ thuật để có thể sử dụng vật liệu nạo vét lấn biển, chống xâm thực. UBND tỉnh Bình Thuận cần tiếp tục nghiên cứu lựa chọn phương án sử dụng vật chất nạo vét hoặc nhận chìm ở biển đối với các nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.

Chờ Thủ tướng quyết định

Trên các cơ sở của văn bản thỏa thuận này, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về phương án giải quyết vật chất nạo vét, nhận chìm và kiến nghị Thủ tướng giao cho các bộ, ngành có liên quan thực hiện.

Cụ thể, Bộ kiến nghị Thủ tướng đồng ý cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 đổ vật chất nạo vét xuống khu vực cảng tổng hợp Vĩnh Tân trong phần diện tích mà đơn vị này đã thỏa thuận dự kiến cho đổ vật chất nạo vét.

Kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương trao đổi với các bên liên quan trước 15/8 tới thống nhất được phương án để Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 đổ vật chất vào vị trí đã nêu, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên.

Đồng thời Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch có liên quan, thành lập một đơn vị quản lý, điều phối chung các hoạt động của các đơn vị tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.

Về giải pháp lâu dài, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bình Thuận chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khảo sát, quy hoạch các vị trí cần sử dụng vật chất nạo vét để san lấp, lấn biển, chống sạt lở bờ biển trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; đánh giá các mặt về cơ sở khoa học, thực tiễn, kinh tế - xã hội để sử dụng vật chất nạo vét san lấp, lấn biển, chống xâm thực, sạt lở bờ biển.

Trước đó, Bộ Tài nguyên đã cấp phép cho Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 khối bùn, cát, vỏ sò, sạn sỏi ra vùng biển thuộc xã Vĩnh Tân (Tuy Phong, Bình Thuận). Thời gian thực hiện từ tháng 6 - 10. Khu vực biển nhận chìm có diện tích 30 ha, cách Hòn Cau 8 km và nơi nhận chìm độ sâu lớn nhất là 31-36 m.

Đại diện Bộ khẳng định giấy phép nhận chìm mới là căn cứ để chủ đầu tư tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị giao khu vực biển và các khâu chuẩn bị khác, chưa phải giao biển cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, quyết định này vấp phải sự phản đối của một số nhà khoa học và tổ chức liên quan, vì cho rằng có thể xảy ra “thảm họa môi trường”.

Sau đó, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ kiểm tra, đánh giá mức độ tác động môi trường nếu thực hiện phương án nhận chìm.