Sẽ loại bỏ dần những lễ hội “khuyến khích bạo lực”?
Đại biểu Quốc hội và cử tri yêu cầu loại bỏ dần những lễ hội đâm chém vật nuôi gây phản cảm
Trong số 9 chất vấn dành cho Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch tại kỳ họp này, có tới hai chất vấn xung quanh việc tổ chức các lễ hội “khuyến khích bạo lực, gây tâm lý sợ hãi”…
Đại biểu Đinh Xuân Thảo nêu kiến nghị của cử tri tỉnh Kiên Giang, nhân năm Kỷ Sửu, từ nay nên bỏ lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên và chặt đầu trâu trong lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng). Vì con trâu là loài vật gắn bó với người nông dân và là biểu tượng văn minh lúa nước lâu đời ở Việt Nam.
Còn đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh cũng dẫn ý kiến nhiều cử tri về một số lễ hội “chém lợn”, “chọi trâu”… gây tâm lý ghê sợ, khuyến khích bạo lực, thể hiện nét man rợ cổ xưa. Theo đại biểu nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam cũng không thích những lễ hội này,
"Chính phủ đang chuẩn bị tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2010. Vậy, có thể mạnh dạn loại bỏ các lễ hội như “chém lợn”, “chọi trâu” và Bộ trưởng sẽ làm gì để hạn chế việc đó?", đại biểu Khánh chất vấn.
Tại văn bản trả lời của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên (còn gọi là Lễ ăn trâu) là lễ tế thần dưới hình thức cột con trâu vào một cây trụ rồi tổ chức cúng kiếng theo nghi thức cổ truyền, sau đó hạ trâu bằng cách phóng lao hoặc chém trâu bằng dao bén. Theo tín ngưỡng của một số dân tộc ở Tây Nguyên, giết trâu cúng thần là phương cách bày tỏ rõ rệt nhất, tích cực nhất về lòng tín ngưỡng của họ đối với các thần linh.
Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn là sản phẩm văn hoá tinh thần độc đáo đã trở thành truyền thống văn hoá của cư dân miền biển Đồ Sơn. Cư dân nông nghiệp vùng Trung du Phú Thọ (xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh) có tục chọi trâu để tưởng nhớ đến Vua Hùng. Tương truyền xưa kia Vua Hùng đi săn qua vùng này, thấy hai con hổ, Vua Hùng dùng tay đánh hai con hổ trừ hoạ cho dân, đem thịt cho mọi người ăn.
Về sau để tưởng nhớ đến Vua Hùng dân làng hàng năm từ 13, 14 tháng 2 âm lịch tổ chức chọi trâu nhằm biểu dương sức mạnh, cầu mong Vua Hùng phù hộ cho dân làng hạnh phúc, bình yên, làm ăn thuận lợi.
Trong các lễ trên, những con vật nuôi được chọn làm vật hiến sinh, giữ vai trò là cầu nối giữa con người với trời đất, thần linh, nó mang tính Thiêng trong sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của cư dân địa phương.
Còn lễ chém lợn, theo giải thích của bộ trưởng thì quy định chỉ được chém vào chân sau, ai chém nhanh hơn và đúng kiểu thì được giải. Đây là tục chém lợn của dân làng Nén Thượng, xã Khắc Niệm, tỉnh Bắc Ninh, diễn ra hàng năm từ chiều ngày mồng 5 đến sáng mồng 6 tháng Giêng âm lịch.
“Chúng tôi cho rằng, hành vi chém lợn hay chặt đầu trâu hiện không còn phù hợp và không nên duy trì tại các lễ hội trên”, báo cáo viết.
Tuy nhiên, bộ trưởng cũng cũng e ngại việc “chặt chém” tại các lễ hội nêu trên sẽ rất khó khả thi nếu chỉ thực hiện bằng các biện pháp hành chính đơn thuần. Vì vậy bên cạnh cơ sở là kết luận khoa học cũng cần kiên trì làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, làm chuyển biến từ trong nhận thức của người dân, để chính những người dân hiểu rõ và quyết định không thực hiện các hành vi tín ngưỡng không còn phù hợp nêu trên.
Bộ trưởng cũng khẳng định “các lễ hội nêu trên không có trong các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia 2010”.
Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, phân loại lại các lễ hội để thống nhất quản lý. Đồng thời tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng, cũng như quy chế tổ chức lễ hội đã ban hành, báo cáo viết.
Đại biểu Đinh Xuân Thảo nêu kiến nghị của cử tri tỉnh Kiên Giang, nhân năm Kỷ Sửu, từ nay nên bỏ lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên và chặt đầu trâu trong lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng). Vì con trâu là loài vật gắn bó với người nông dân và là biểu tượng văn minh lúa nước lâu đời ở Việt Nam.
Còn đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh cũng dẫn ý kiến nhiều cử tri về một số lễ hội “chém lợn”, “chọi trâu”… gây tâm lý ghê sợ, khuyến khích bạo lực, thể hiện nét man rợ cổ xưa. Theo đại biểu nhiều du khách nước ngoài đến Việt Nam cũng không thích những lễ hội này,
"Chính phủ đang chuẩn bị tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2010. Vậy, có thể mạnh dạn loại bỏ các lễ hội như “chém lợn”, “chọi trâu” và Bộ trưởng sẽ làm gì để hạn chế việc đó?", đại biểu Khánh chất vấn.
Tại văn bản trả lời của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên (còn gọi là Lễ ăn trâu) là lễ tế thần dưới hình thức cột con trâu vào một cây trụ rồi tổ chức cúng kiếng theo nghi thức cổ truyền, sau đó hạ trâu bằng cách phóng lao hoặc chém trâu bằng dao bén. Theo tín ngưỡng của một số dân tộc ở Tây Nguyên, giết trâu cúng thần là phương cách bày tỏ rõ rệt nhất, tích cực nhất về lòng tín ngưỡng của họ đối với các thần linh.
Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn là sản phẩm văn hoá tinh thần độc đáo đã trở thành truyền thống văn hoá của cư dân miền biển Đồ Sơn. Cư dân nông nghiệp vùng Trung du Phú Thọ (xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh) có tục chọi trâu để tưởng nhớ đến Vua Hùng. Tương truyền xưa kia Vua Hùng đi săn qua vùng này, thấy hai con hổ, Vua Hùng dùng tay đánh hai con hổ trừ hoạ cho dân, đem thịt cho mọi người ăn.
Về sau để tưởng nhớ đến Vua Hùng dân làng hàng năm từ 13, 14 tháng 2 âm lịch tổ chức chọi trâu nhằm biểu dương sức mạnh, cầu mong Vua Hùng phù hộ cho dân làng hạnh phúc, bình yên, làm ăn thuận lợi.
Trong các lễ trên, những con vật nuôi được chọn làm vật hiến sinh, giữ vai trò là cầu nối giữa con người với trời đất, thần linh, nó mang tính Thiêng trong sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của cư dân địa phương.
Còn lễ chém lợn, theo giải thích của bộ trưởng thì quy định chỉ được chém vào chân sau, ai chém nhanh hơn và đúng kiểu thì được giải. Đây là tục chém lợn của dân làng Nén Thượng, xã Khắc Niệm, tỉnh Bắc Ninh, diễn ra hàng năm từ chiều ngày mồng 5 đến sáng mồng 6 tháng Giêng âm lịch.
“Chúng tôi cho rằng, hành vi chém lợn hay chặt đầu trâu hiện không còn phù hợp và không nên duy trì tại các lễ hội trên”, báo cáo viết.
Tuy nhiên, bộ trưởng cũng cũng e ngại việc “chặt chém” tại các lễ hội nêu trên sẽ rất khó khả thi nếu chỉ thực hiện bằng các biện pháp hành chính đơn thuần. Vì vậy bên cạnh cơ sở là kết luận khoa học cũng cần kiên trì làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, làm chuyển biến từ trong nhận thức của người dân, để chính những người dân hiểu rõ và quyết định không thực hiện các hành vi tín ngưỡng không còn phù hợp nêu trên.
Bộ trưởng cũng khẳng định “các lễ hội nêu trên không có trong các hoạt động của Năm Du lịch Quốc gia 2010”.
Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã và đang chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành rà soát, phân loại lại các lễ hội để thống nhất quản lý. Đồng thời tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng, cũng như quy chế tổ chức lễ hội đã ban hành, báo cáo viết.