“Sẽ nâng cao hiệu quả việc lấy phiếu tín nhiệm”
Văn phòng Quốc hội trả lời cử tri về việc lấy phiếu tín nhiệm tại các năm tiếp theo
Vào đúng dịp Nghị quyết 35 của Quốc hội về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.đang được tính toán sửa đổi, cử tri cũng nhận được “lời hứa” sẽ nâng cao hiệu quả của công việc này.
Ở một công văn trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ sáu vừa được gửi đến đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa, Văn phòng Quốc hội cho biết đã nhận được ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh này liên quan đến lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và hội đồng nhân dân.
Cụ thể, “cử tri cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm vừa qua được tiến hành nghiêm túc, thể hiện được tinh thần trách nhiệm cao của Quốc hội và của các đại biểu Quốc hội, kết quả ban đầu là khách quan, dân chủ”. Song một số cử tri đề nghị việc lấy phiếu tín nhiệm tại các năm tiếp theo nên “nghiên cứu điều chỉnh các mức tín nhiệm cho phù hợp”.
Theo trả lời của Văn phòng Quốc hội, việc lấy phiếu tín nhiệm là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong việc tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân đối với bộ máy nhà nước, gắn hoạt động này với công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng trong bối cảnh đẩy mạnh việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 13 đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên đối với 47 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Việc lấy phiếu tín nhiệm đã được tiến hành dân chủ, khách quan, công tâm, nghiêm túc. Kết quả phiếu tín nhiệm phản ánh khá sát thực mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, tình hình kinh tế - xã hội chung của đất nước và của từng lĩnh vực phụ trách. Những hạn chế, khó khăn khách quan chung của tình hình thế giới và trong nước cũng đã tác động tới kết quả thực hiện nhiệm vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm.
“Công tác lấy phiếu tín nhiệm nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân và cử tri cả nước đối với sự lãnh đạo của Đảng, vai trò giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước”, văn bản nêu rõ.
Vẫn theo Văn phòng Quốc hội, đây là lần đầu tiên Quốc hội thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nên cũng không tránh khỏi những vướng mắc, cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, cả về cơ sở pháp lý và tổ chức thực hiện, cụ thể là các vấn đề: đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức tín nhiệm, việc xử lý người có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp, quy trình tiến hành và việc công bố công khai thông tin liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm…
Cho hay các vấn đề nêu trên sẽ được Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến, Văn phòng Quốc hội cũng hứa với cử tri là “sẽ tham mưu giúp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu, hoàn thiện góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc lấy phiếu tín nhiệm trong thời gian tới”.
Liên quan tới việc sửa đổi nghị quyết việc lấy phiếu tín nhiệm, mới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã gửi văn bản “kính mong các vị đại biểu Quốc hội chấp thuận” giao cho Ủy ban nghiên cứu các ý kiến đóng góp về việc lấy phiếu tín nhiệm, sơ kết việc tổ chức thực hiện để sửa đổi bổ sung hoàn thiện nghị quyết 35 trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 7.
Và cho dù không có bất cứ chữ “tạm dừng” nào tại văn bản nói trên, song nội dung lấy phiếu tín nhiệm đã được rút khỏi chương trình của kỳ họp Quốc hội thứ 7, theo thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 11/3.
Ở một công văn trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp Quốc hội thứ sáu vừa được gửi đến đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa, Văn phòng Quốc hội cho biết đã nhận được ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh này liên quan đến lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và hội đồng nhân dân.
Cụ thể, “cử tri cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm vừa qua được tiến hành nghiêm túc, thể hiện được tinh thần trách nhiệm cao của Quốc hội và của các đại biểu Quốc hội, kết quả ban đầu là khách quan, dân chủ”. Song một số cử tri đề nghị việc lấy phiếu tín nhiệm tại các năm tiếp theo nên “nghiên cứu điều chỉnh các mức tín nhiệm cho phù hợp”.
Theo trả lời của Văn phòng Quốc hội, việc lấy phiếu tín nhiệm là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong việc tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân đối với bộ máy nhà nước, gắn hoạt động này với công tác cán bộ, công tác xây dựng Đảng trong bối cảnh đẩy mạnh việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 13 đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm lần đầu tiên đối với 47 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Việc lấy phiếu tín nhiệm đã được tiến hành dân chủ, khách quan, công tâm, nghiêm túc. Kết quả phiếu tín nhiệm phản ánh khá sát thực mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm, tình hình kinh tế - xã hội chung của đất nước và của từng lĩnh vực phụ trách. Những hạn chế, khó khăn khách quan chung của tình hình thế giới và trong nước cũng đã tác động tới kết quả thực hiện nhiệm vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm.
“Công tác lấy phiếu tín nhiệm nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo nhân dân, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân và cử tri cả nước đối với sự lãnh đạo của Đảng, vai trò giám sát của Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước”, văn bản nêu rõ.
Vẫn theo Văn phòng Quốc hội, đây là lần đầu tiên Quốc hội thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nên cũng không tránh khỏi những vướng mắc, cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, cả về cơ sở pháp lý và tổ chức thực hiện, cụ thể là các vấn đề: đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm, các mức tín nhiệm, việc xử lý người có tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp, quy trình tiến hành và việc công bố công khai thông tin liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm…
Cho hay các vấn đề nêu trên sẽ được Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến, Văn phòng Quốc hội cũng hứa với cử tri là “sẽ tham mưu giúp Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghiên cứu, hoàn thiện góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc lấy phiếu tín nhiệm trong thời gian tới”.
Liên quan tới việc sửa đổi nghị quyết việc lấy phiếu tín nhiệm, mới đây Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã gửi văn bản “kính mong các vị đại biểu Quốc hội chấp thuận” giao cho Ủy ban nghiên cứu các ý kiến đóng góp về việc lấy phiếu tín nhiệm, sơ kết việc tổ chức thực hiện để sửa đổi bổ sung hoàn thiện nghị quyết 35 trình Quốc hội vào kỳ họp thứ 7.
Và cho dù không có bất cứ chữ “tạm dừng” nào tại văn bản nói trên, song nội dung lấy phiếu tín nhiệm đã được rút khỏi chương trình của kỳ họp Quốc hội thứ 7, theo thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 11/3.