Sửa nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến sửa đổi nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm
Theo chương trình dự kiến, tại phiên họp thứ 26 bắt đầu từ sáng 10/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35/2012/QH13 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Đây là nội dung đã được đề cập từ phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tại đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu gửi văn bản xin các đại biểu Quốc hội chấp thuận việc dừng lấy phiếu tín nhiệm ở kỳ họp tới. Đồng thời Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội sửa Nghị quyết 35. Việc lấy tín nhiệm ở các năm sau thế nào do Quốc hội quyết định khi sửa đổi nghị quyết này.
Ngay sau đó, nhiều vị đại biểu đã bày tỏ băn khoăn về thông tin này, bởi cho dù việc tạm dừng lấy phiếu thực sự cần thiết thì cũng cần trình Quốc hội quyết định.
Cho đến ngày 6/3, một số vị đại biểu cho biết vẫn chưa nhận được văn bản xin tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, các vị này cho rằng việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành các bước chuẩn bị để trình Quốc hội sửa Nghị quyết 35 vẫn rất cần thiết.
"Nhiều quy định phải điều chỉnh lại, cả về thời điểm tiến hành và các mức tín nhiệm", Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, đại biểu Đinh Xuân Thảo nhìn nhận.
Lấy một ví dụ ở lần lấy phiếu thứ nhất, một vị vừa được nhiều phiếu tín nhiệm cao, vừa nhận nhiều phiếu tín nhiệm thấp, ông Thảo cho rằng đó là điều vô lý, có nguyên nhân từ việc quy định ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Vì thế, lần sửa đổi này chỉ nên quy định hai mức tín nhiệm và không tín nhiệm.
Vẫn theo đại biểu Đinh Xuân Thảo, nếu mục đích lấy phiếu là có thêm kênh thông tin phục vụ công tác cán bộ thì nên làm hằng năm, chứ nếu chỉ làm một lần vào giữa nhiệm kỳ thì cũng là hình thức.
Cũng băn khoăn về quy trình của quyết định tạm dừng, một vị đại biểu chuyên trách ở Trung ương cho rằng, ngay đầu kỳ họp thứ bảy của Quốc hội sẽ khai mạc vào cuối tháng 5 tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên trình xin ý kiến để Quốc hội cân nhắc. Nếu Quốc hội quyết tạm dừng thì sẽ sửa nghị quyết, còn nếu không chấp nhận dừng thì đến cuối kỳ họp vẫn tiến hành việc lấy phiếu.
“Nhiều đại biểu cho rằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải trình Quốc hội xem xét, chứ không phải thống nhất trình Quốc hội xin tạm dừng”, vị này nhấn mạnh.
Bên cạnh sửa nghị quyết 35, ở phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về chuẩn bị kỳ họp Quốc hội thứ bảy, phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung giai đoạn 2014-2016 cho các dự án dự kiến hoàn thành năm 2014-2015 và thảo luận nhiều dự án luật.
Các dự án luật được bàn thảo lần đầu gồm, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) Luật Căn cước công dân. Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi). Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi).
Một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của các dự án luật Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Hải quan (sửa đổi) cũng nằm trong chương trình phiên họp.
Đây là nội dung đã được đề cập từ phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tại đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã yêu cầu gửi văn bản xin các đại biểu Quốc hội chấp thuận việc dừng lấy phiếu tín nhiệm ở kỳ họp tới. Đồng thời Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội sửa Nghị quyết 35. Việc lấy tín nhiệm ở các năm sau thế nào do Quốc hội quyết định khi sửa đổi nghị quyết này.
Ngay sau đó, nhiều vị đại biểu đã bày tỏ băn khoăn về thông tin này, bởi cho dù việc tạm dừng lấy phiếu thực sự cần thiết thì cũng cần trình Quốc hội quyết định.
Cho đến ngày 6/3, một số vị đại biểu cho biết vẫn chưa nhận được văn bản xin tạm dừng việc lấy phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, các vị này cho rằng việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành các bước chuẩn bị để trình Quốc hội sửa Nghị quyết 35 vẫn rất cần thiết.
"Nhiều quy định phải điều chỉnh lại, cả về thời điểm tiến hành và các mức tín nhiệm", Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, đại biểu Đinh Xuân Thảo nhìn nhận.
Lấy một ví dụ ở lần lấy phiếu thứ nhất, một vị vừa được nhiều phiếu tín nhiệm cao, vừa nhận nhiều phiếu tín nhiệm thấp, ông Thảo cho rằng đó là điều vô lý, có nguyên nhân từ việc quy định ba mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Vì thế, lần sửa đổi này chỉ nên quy định hai mức tín nhiệm và không tín nhiệm.
Vẫn theo đại biểu Đinh Xuân Thảo, nếu mục đích lấy phiếu là có thêm kênh thông tin phục vụ công tác cán bộ thì nên làm hằng năm, chứ nếu chỉ làm một lần vào giữa nhiệm kỳ thì cũng là hình thức.
Cũng băn khoăn về quy trình của quyết định tạm dừng, một vị đại biểu chuyên trách ở Trung ương cho rằng, ngay đầu kỳ họp thứ bảy của Quốc hội sẽ khai mạc vào cuối tháng 5 tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên trình xin ý kiến để Quốc hội cân nhắc. Nếu Quốc hội quyết tạm dừng thì sẽ sửa nghị quyết, còn nếu không chấp nhận dừng thì đến cuối kỳ họp vẫn tiến hành việc lấy phiếu.
“Nhiều đại biểu cho rằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải trình Quốc hội xem xét, chứ không phải thống nhất trình Quốc hội xin tạm dừng”, vị này nhấn mạnh.
Bên cạnh sửa nghị quyết 35, ở phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về chuẩn bị kỳ họp Quốc hội thứ bảy, phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung giai đoạn 2014-2016 cho các dự án dự kiến hoàn thành năm 2014-2015 và thảo luận nhiều dự án luật.
Các dự án luật được bàn thảo lần đầu gồm, Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) Luật Căn cước công dân. Luật Tổ chức viện kiểm sát nhân dân (sửa đổi). Luật Tổ chức tòa án nhân dân (sửa đổi).
Một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau của các dự án luật Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Hải quan (sửa đổi) cũng nằm trong chương trình phiên họp.