Sẽ sáp nhập một số ngân hàng yếu
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trần Minh Tuấn mới đây cho biết sẽ cho sáp nhập một số ngân hàng yếu
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Trần Minh Tuấn tại cuộc gặp lãnh đạo tập đoàn, tổng công ty Nhà nước mới đây cho biết sẽ cho sáp nhập một số ngân hàng yếu, dù công cụ tái cấp vốn đang được Ngân hàng Nhà nước sử dụng để tăng khả năng hỗ trợ thanh khoản cho một số ngân hàng trong thời gian qua.
Ông Tuấn nói rằng với quan điểm không để cho bất cứ tổ chức tín dụng nào đổ vỡ, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ thanh khoản linh hoạt thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn dưới hình thức cho vay đảm bảo.
“Nhưng từ năm sau, không phải lúc nào cũng sử dụng công cụ này đối với các ngân hàng thương mại nhỏ và yếu. Sẽ phải tính đến khả năng sáp nhập một số ngân hàng loại này để củng cố hệ thống ngân hàng”, ông Tuấn nói.
Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), sáu tháng cuối năm nay sẽ xuất hiện tình hình suy giảm lợi nhuận của các ngân hàng do những ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm kinh tế từ những tháng đầu năm.
Hơn nữa, số lượng nợ xấu sẽ xuất hiện nhiều do các hợp đồng vay vốn đến kỳ đáo hạn nhưng chưa có khả năng chi trả cũng là tác nhân cho việc suy giảm tính thanh khoản ở các ngân hàng nhỏ và yếu.
Trong một cuộc hội thảo cách đây hơn một tuần do Ngân hàng Nhà nước và Công ty Ernst & Young tổ chức tại Hà Nội, việc nâng chuẩn an toàn vốn cho các ngân hàng đã được các nhà quản lý Ngân hàng Nhà nước và tư vấn nước ngoài đặt ra.
Ông Phạm Huyền Anh, Phó vụ trưởng Vụ các ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước , cho rằng đã đến thời điểm xem lại quy định về hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro), gọi tắt là CAR, cho phù hợp với tình hình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn áp dụng quy định hệ số CAR của các ngân hàng (tính đến năm 2008) phải đạt 8% (tiêu chuẩn của Basel I do Ủy ban giám sát các ngân hàng Basel ban hành). Tuy nhiên, hệ số được các ngân hàng trên thế giới áp dụng lại theo tiêu chuẩn Basel II ở mức 12%, cao hơn 4% so với mức hiện hành ở Việt Nam.
(Theo TBKTSG)
Ông Tuấn nói rằng với quan điểm không để cho bất cứ tổ chức tín dụng nào đổ vỡ, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ thanh khoản linh hoạt thông qua nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn dưới hình thức cho vay đảm bảo.
“Nhưng từ năm sau, không phải lúc nào cũng sử dụng công cụ này đối với các ngân hàng thương mại nhỏ và yếu. Sẽ phải tính đến khả năng sáp nhập một số ngân hàng loại này để củng cố hệ thống ngân hàng”, ông Tuấn nói.
Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), sáu tháng cuối năm nay sẽ xuất hiện tình hình suy giảm lợi nhuận của các ngân hàng do những ảnh hưởng của lạm phát và suy giảm kinh tế từ những tháng đầu năm.
Hơn nữa, số lượng nợ xấu sẽ xuất hiện nhiều do các hợp đồng vay vốn đến kỳ đáo hạn nhưng chưa có khả năng chi trả cũng là tác nhân cho việc suy giảm tính thanh khoản ở các ngân hàng nhỏ và yếu.
Trong một cuộc hội thảo cách đây hơn một tuần do Ngân hàng Nhà nước và Công ty Ernst & Young tổ chức tại Hà Nội, việc nâng chuẩn an toàn vốn cho các ngân hàng đã được các nhà quản lý Ngân hàng Nhà nước và tư vấn nước ngoài đặt ra.
Ông Phạm Huyền Anh, Phó vụ trưởng Vụ các ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước , cho rằng đã đến thời điểm xem lại quy định về hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro), gọi tắt là CAR, cho phù hợp với tình hình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước vẫn áp dụng quy định hệ số CAR của các ngân hàng (tính đến năm 2008) phải đạt 8% (tiêu chuẩn của Basel I do Ủy ban giám sát các ngân hàng Basel ban hành). Tuy nhiên, hệ số được các ngân hàng trên thế giới áp dụng lại theo tiêu chuẩn Basel II ở mức 12%, cao hơn 4% so với mức hiện hành ở Việt Nam.
(Theo TBKTSG)