Singapore gây ấn tượng mạnh về tăng trưởng kinh tế
Nền kinh tế của đảo quốc sư tử đã đạt mức tăng trưởng đứng đầu thế giới là 18,1% trong nửa đầu năm nay
Với diện tích vỏn vẹn khoảng 690 km2, thậm chí còn nhỏ hơn diện tích của thành phố New York, Mỹ, Singapore không phải là một đất nước rộng lớn.
Nhưng thống kê cho thấy, nền kinh tế của đảo quốc sư tử đã đạt mức tăng trưởng đứng đầu thế giới là 18,1% trong nửa đầu năm nay, vượt xa tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil.
Theo tờ Time, nhiều chuyên gia cho biết, họ ấn tượng mạnh với sự tăng trưởng của kinh tế Singapore, giữa lúc phần lớn nền kinh tế thế giới còn đang chật vật phục hồi khỏi suy thoái. Bên cạnh đó, một điều gây ấn tượng không kém nữa là Singapore có thể duy trì tốc độ tăng trưởng nói trên sang cả nửa sau của năm nay. Theo dự báo mới nhất của ngân hàng Goldman Sachs, GDP của Singapore sẽ tăng trưởng 16,5% trong năm nay, từ mức dự báo tăng 12% đưa ra lần trước.
Đâu là nguồn động lực cho tốc độ tăng trưởng đáng nể của Singapore?
Theo Time, những yếu tố này bao gồm việc Chính phủ Singapore nới lỏng quy định đã kéo dài 40 năm đối với hoạt động sòng bạc ở nước này. Hai tổ hợp sòng bạc, khách sạn, nhà hàng và trung tâm mua sắm lớn đã khai trương ở Singapore hồi đầu năm nay. Tính tới tháng 6 vừa qua, lượng khách đặt chân tới 2 sòng bạc của Singapore đã đạt mức 3 triệu lượt.
Ngoài ra, hãng phim Universal nổi tiếng của Hollywood cũng tới mở một xưởng phim ở Singapre. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp dược phẩm của Singapore đang tăng trưởng mạnh, các tập đoàn tài chính quốc tế cũng đua nhau tới đây mở chi nhánh. Chính phủ Singapore dự báo, nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 13-15% trong năm nay.
Sự sa sút nhu cầu trong thời gian gần đây của hai thị trường quan trọng là Mỹ và châu Âu cũng đã không thể tác động gì nhiều tới sức tăng trưởng của kinh tế Singapore.
“Thị trường lao động của Singapore đã gần tiến tới mức tỷ lệ thất nghiệp 0%. Điều này sẽ đem tới sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất cho nền kinh tế nội địa trong bối cảnh triển vọng thị trường bên ngoài giảm sút”, nhà phân tích Enoch Fung của Goldman Sachs nhận xét trong báo cáo mới nhất của ngân hàng này về kinh tế Singapore. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho hay, ông dự kiến nước này sẽ đón thêm ít nhất 100.000 lao động nước ngoài mới tới làm việc trong năm nay.
Theo các nhà phân tích, mặc dù con số về tăng trưởng của Singapore cao nhưng không khiến họ ngạc nhiên. “Tốc độ tăng trưởng này không hoàn toàn bất ngờ vì trong thời gian suy thoái toàn cầu, Singapore là một trong những nền châu Á chịu tác động mạnh nhất. Hiện nay, Singapore đang trong quá trình điều chỉnh từ sự suy giảm mạnh trước đó”, ông Christian Ketels, giáo sư Đại học Havard, nhận xét. Trong năm 2009, kinh tế Singapore đã suy giảm 2,1%.
Trong thời gian tới, kinh tế Singapore có khả năng giảm tốc vào năm 2011 khi mà sự phục hồi chậm chạp của kinh tế thế giới có tác động tới quốc đảo nhỏ bé này. “Kinh tế Singapore vẫn phụ thuộc mạnh vào hoạt động thương mại với Mỹ và châu Âu. Chúng tôi dự báo, nhu cầu tại hai thị trường này sẽ còn ảm đạm trong những năm tới”, nhà phân tích cao cấp Arpitha Bykere thuộc hãng nghiên cứu Roubini Global nhận xét.
Về mối quan hệ thương mại giữa Singapore và Trung Quốc, bà Bykere cho rằng, nhiều hàng hóa xuất khẩu của Singapore sang Trung Quốc được gia công và tái xuất sang thị trường Mỹ và châu Âu. “Bởi thế, nhu cầu thấp ở các nền kinh tế phương Tây sẽ gây nhiều khó khăn cho Singapore trong năm tới”, bà Bykere dự báo.
Tuy nhiên, Singapore có nhiều động lực tăng trưởng có thể giúp nước này bù đắp được sự giảm sút nhu cầu từ thị trường bên ngoài. Thứ nhất, Singapore đang dần thay thế các khu vực Tây Âu ở vị trí trung tâm của lĩnh vực dịch vụ ngân hàng tư nhân. Một cuộc điều tra do McKinsey thực hiện cho thấy, dòng vốn chảy vào lĩnh vực dịch vụ ngân hàng tư nhân ở Luxembourg đã giảm 5% và vào Thụy Sỹ đã giảm 1% trong năm 2009. Trong khi đó, dòng vốn ròng chảy vào lĩnh vực này ở Singapore và Hồng Kông đã tăng 7%.
Cũng trong năm ngoái, Singapore đã được đưa ra khỏi “danh sách đen” của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về các quốc gia không tuân thủ các thỏa thuận quốc tế và trao đổi thông tin. Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số giàu có của Singapore đang tăng mạnh. Một cuộc điều tra của hãng tư vấn Boston Consulting Group, 11,4% số hộ gia đình Singapore hiện là triệu phú - tỷ lệ số hộ triệu phú tại một quốc gia cao nhất trên thế giới.
Năm tới, Goldman Sachs dự báo kinh tế Singapore sẽ tăng trưởng 5,3%. Chuyên gia kinh tế nổi tiếng Nouriel Roubini thì cho rằng, kinh tế Singapore sẽ tăng 4,4% trong năm 2011. Tuy nhiên, sự giảm tốc tăng trưởng này có thể là một điều tốt lành cho Singapore, vì tốc độ lạm phát ở nước này hiện được dự báo sẽ là 2,5-3,5% trong năm 2010, từ mức dự báo 2-3% đưa ra trước đó.
Nhưng thống kê cho thấy, nền kinh tế của đảo quốc sư tử đã đạt mức tăng trưởng đứng đầu thế giới là 18,1% trong nửa đầu năm nay, vượt xa tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil.
Theo tờ Time, nhiều chuyên gia cho biết, họ ấn tượng mạnh với sự tăng trưởng của kinh tế Singapore, giữa lúc phần lớn nền kinh tế thế giới còn đang chật vật phục hồi khỏi suy thoái. Bên cạnh đó, một điều gây ấn tượng không kém nữa là Singapore có thể duy trì tốc độ tăng trưởng nói trên sang cả nửa sau của năm nay. Theo dự báo mới nhất của ngân hàng Goldman Sachs, GDP của Singapore sẽ tăng trưởng 16,5% trong năm nay, từ mức dự báo tăng 12% đưa ra lần trước.
Đâu là nguồn động lực cho tốc độ tăng trưởng đáng nể của Singapore?
Theo Time, những yếu tố này bao gồm việc Chính phủ Singapore nới lỏng quy định đã kéo dài 40 năm đối với hoạt động sòng bạc ở nước này. Hai tổ hợp sòng bạc, khách sạn, nhà hàng và trung tâm mua sắm lớn đã khai trương ở Singapore hồi đầu năm nay. Tính tới tháng 6 vừa qua, lượng khách đặt chân tới 2 sòng bạc của Singapore đã đạt mức 3 triệu lượt.
Ngoài ra, hãng phim Universal nổi tiếng của Hollywood cũng tới mở một xưởng phim ở Singapre. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp dược phẩm của Singapore đang tăng trưởng mạnh, các tập đoàn tài chính quốc tế cũng đua nhau tới đây mở chi nhánh. Chính phủ Singapore dự báo, nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng 13-15% trong năm nay.
Sự sa sút nhu cầu trong thời gian gần đây của hai thị trường quan trọng là Mỹ và châu Âu cũng đã không thể tác động gì nhiều tới sức tăng trưởng của kinh tế Singapore.
“Thị trường lao động của Singapore đã gần tiến tới mức tỷ lệ thất nghiệp 0%. Điều này sẽ đem tới sự hỗ trợ mạnh mẽ nhất cho nền kinh tế nội địa trong bối cảnh triển vọng thị trường bên ngoài giảm sút”, nhà phân tích Enoch Fung của Goldman Sachs nhận xét trong báo cáo mới nhất của ngân hàng này về kinh tế Singapore. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho hay, ông dự kiến nước này sẽ đón thêm ít nhất 100.000 lao động nước ngoài mới tới làm việc trong năm nay.
Theo các nhà phân tích, mặc dù con số về tăng trưởng của Singapore cao nhưng không khiến họ ngạc nhiên. “Tốc độ tăng trưởng này không hoàn toàn bất ngờ vì trong thời gian suy thoái toàn cầu, Singapore là một trong những nền châu Á chịu tác động mạnh nhất. Hiện nay, Singapore đang trong quá trình điều chỉnh từ sự suy giảm mạnh trước đó”, ông Christian Ketels, giáo sư Đại học Havard, nhận xét. Trong năm 2009, kinh tế Singapore đã suy giảm 2,1%.
Trong thời gian tới, kinh tế Singapore có khả năng giảm tốc vào năm 2011 khi mà sự phục hồi chậm chạp của kinh tế thế giới có tác động tới quốc đảo nhỏ bé này. “Kinh tế Singapore vẫn phụ thuộc mạnh vào hoạt động thương mại với Mỹ và châu Âu. Chúng tôi dự báo, nhu cầu tại hai thị trường này sẽ còn ảm đạm trong những năm tới”, nhà phân tích cao cấp Arpitha Bykere thuộc hãng nghiên cứu Roubini Global nhận xét.
Về mối quan hệ thương mại giữa Singapore và Trung Quốc, bà Bykere cho rằng, nhiều hàng hóa xuất khẩu của Singapore sang Trung Quốc được gia công và tái xuất sang thị trường Mỹ và châu Âu. “Bởi thế, nhu cầu thấp ở các nền kinh tế phương Tây sẽ gây nhiều khó khăn cho Singapore trong năm tới”, bà Bykere dự báo.
Tuy nhiên, Singapore có nhiều động lực tăng trưởng có thể giúp nước này bù đắp được sự giảm sút nhu cầu từ thị trường bên ngoài. Thứ nhất, Singapore đang dần thay thế các khu vực Tây Âu ở vị trí trung tâm của lĩnh vực dịch vụ ngân hàng tư nhân. Một cuộc điều tra do McKinsey thực hiện cho thấy, dòng vốn chảy vào lĩnh vực dịch vụ ngân hàng tư nhân ở Luxembourg đã giảm 5% và vào Thụy Sỹ đã giảm 1% trong năm 2009. Trong khi đó, dòng vốn ròng chảy vào lĩnh vực này ở Singapore và Hồng Kông đã tăng 7%.
Cũng trong năm ngoái, Singapore đã được đưa ra khỏi “danh sách đen” của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về các quốc gia không tuân thủ các thỏa thuận quốc tế và trao đổi thông tin. Bên cạnh đó, tỷ lệ dân số giàu có của Singapore đang tăng mạnh. Một cuộc điều tra của hãng tư vấn Boston Consulting Group, 11,4% số hộ gia đình Singapore hiện là triệu phú - tỷ lệ số hộ triệu phú tại một quốc gia cao nhất trên thế giới.
Năm tới, Goldman Sachs dự báo kinh tế Singapore sẽ tăng trưởng 5,3%. Chuyên gia kinh tế nổi tiếng Nouriel Roubini thì cho rằng, kinh tế Singapore sẽ tăng 4,4% trong năm 2011. Tuy nhiên, sự giảm tốc tăng trưởng này có thể là một điều tốt lành cho Singapore, vì tốc độ lạm phát ở nước này hiện được dự báo sẽ là 2,5-3,5% trong năm 2010, từ mức dự báo 2-3% đưa ra trước đó.