“Sở Giao dịch Chứng khoán được tự chủ hoàn toàn”
Phỏng vấn ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSTC)
Thời điểm khai sinh Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đang đến gần. Guồng máy của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSTC), từ cơ sở vật chất đến con người, đang chuyển động, chuẩn bị cho ngày đó.
Trả lời phỏng vấn của báo giới, ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc HoSTC, cho biết sở sẽ có vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng và sẽ cổ phần hóa.
Nói ngắn gọn thì sở sẽ khác gì so với HoSTC hiện nay?
Sở là pháp nhân, thuộc sở hữu nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty TNHH một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp, với vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng. Điều hành sở gồm hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc và các bộ phận giúp việc.
Sở khác trung tâm ở chỗ nó là cơ quan điều hành thị trường trực tiếp, nhưng lại hoạt động giống như doanh nghiệp. Đây là doanh nghiệp có quyền ban hành luật lệ ở cấp của nó để điều hành, giám sát thị trường, đề ra “luật chơi” cho công ty niêm yết, các thành viên. Anh (doanh nghiệp, thành viên) tham gia thị trường, thì phải chấp nhận “luật chơi” của tôi. Anh vi phạm là tôi phạt.
Điểm khác thứ hai là sở được tự chủ hoàn toàn về tài chính, con người. Từ trước đến nay HoSTC làm gì cũng phải xin, phải đợi duyệt, kể cả tuyển dụng một nhân viên.
Ông có thể nói rõ hơn: trước nay ngân sách hoạt động của HoSTC do đâu? Từ ngân sách nhà nước hay thu từ các thành viên?
Đến nay ngân sách nhà nước vẫn “nuôi” HoSTC. Sắp tới sở sẽ tự nuôi bằng cách thu phí. Nói chính xác, hiện nay HoSTC có thu phí các thành viên, nhưng nộp hết cho Nhà nước, còn cần gì thì lại xin Nhà nước.
Cụ thể HoSTC thu phí doanh nghiệp niêm yết, phí thành viên (20 triệu đồng/năm), phí giao dịch hàng ngày (trung tâm thu lại 20% giá trị phí môi giới của các công ty niêm yết mỗi ngày. Thí dụ công ty chứng khoán A thu được 10 triệu đồng phí môi giới/ngày, thì HoSTC thu 2 triệu đồng), tiền bán Bản tin Thị trường chứng khoán, phí dịch vụ tin học, tổ chức hội thảo, hội nghị.
Ở các nước chỗ ngồi giao dịch tại sàn phải đấu giá mua, số tiền lên đến cả triệu đô la Mỹ. Liệu tới đây sở có đấu giá chỗ ngồi tại sàn, hay vẫn cung cấp miễn phí?
Chúng tôi biết điều đó. Ở Thái Lan, Sở Giao dịch chứng khoán thu được 80 triệu đô la Mỹ/năm từ bán chỗ ngồi ở sàn. Ở Singapore còn lớn hơn, họ thu 1 tỉ đô la Mỹ/năm. Năm nay dự kiến tổng phí thu được của HoSTC khoảng 150 tỉ đồng, gấp đôi năm 2006.
Trong tương lai sở sẽ không tăng phí mà còn giảm do thị trường ngày càng lớn, công ty niêm yết, thành viên tăng, số phí thu được sẽ ngày càng cao (tính đến ngày 18/5/2007 sàn Tp.HCM có 86 bàn môi giới của các công ty thành viên).
Vừa qua có ý kiến cho rằng trung tâm chưa áp dụng khớp lệnh liên tục vì e ngại thị trường biến động quá nhiều. Khi chuyển thành sở, phương thức giao dịch có thay đổi không, thưa ông?
Mọi chuẩn bị cho phương thức khớp lệnh mới (khớp lệnh liên tục xen kẽ khớp lệnh định kỳ) đã hoàn tất, chúng tôi đã sẵn sàng, chỉ còn chờ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chuẩn y là sẽ thực hiện, có thể vào đầu tháng 6/2007.
Việc xác định giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ được thực hiện như thế nào?
Tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn (nếu có) phải đưa ra mức giá giao dịch dự kiến để làm giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên. Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là cộng trừ 20% so với giá giao dịch dự kiến. Nếu trong ba ngày giao dịch đầu tiên mà vẫn chưa xác định được giá tham chiếu, thì tổ chức niêm yết phải xác định lại giá dự kiến giao dịch.
Khi chuyển thành sở, liệu việc tạm ngưng giao dịch có còn diễn ra?
Có thể, trong những trường hợp: (1) hệ thống giao dịch của HoSTC (sau này là sở) gặp sự cố; (2) một phần tư trở lên số thành viên của trung tâm bị sự cố về hệ thống chuyển lệnh; (3) khi xảy ra những sự kiện làm ảnh hưởng tới hoạt động của HoSTC như thiên tai, hỏa hoạn...; (4) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu ngừng giao dịch để bảo vệ thị trường.
Hoạt động của thị trường sẽ được tiếp tục sau khi các sự cố trên được khắc phục. Trường hợp không thể phục hồi, thì phiên giao dịch được coi là kết thúc ở lần khớp lệnh trước đó.
HoSTC và tới đây là sở, đã được trao quyền cấp phép niêm yết. Là doanh nghiệp, liệu có cơ chế nào đảm bảo sở sẽ cấp phép niêm yết cho các công ty đủ điều kiện mà không chạy theo số lượng, lợi nhuận?
Quan điểm của chúng tôi là hàng đúng tiêu chuẩn mới cho niêm yết. Hiện tại một trong những quy định là công ty niêm yết phải có vốn điều lệ tối thiểu 80 tỉ đồng nhưng mai đây có thể tăng lên. Nguyên tắc chung là chúng tôi sẽ duy trì hình ảnh của sở như là nơi niêm yết các doanh nghiệp lớn, làm ăn hiệu quả, tiêu biểu của nền kinh tế.
Tiến tới sở sẽ có chỉ số index của từng ngành nghề, chỉ số của các nhóm blue-chips, chẳng hạn 30 doanh nghiệp có mức vốn hóa thị trường lớn nhất. Sở có thể lập bảng 2 cho nhóm những doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn...
Chúng tôi sẽ cố gắng để các doanh nghiệp hiểu rằng niêm yết ở Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM là đã qua một bước sàng lọc. Anh phải thế nào mới được niêm yết ở sở, chứ không phải cứ xin là vô được.
Có khả năng sở sẽ liên doanh với nước ngoài không, thưa ông?
Có thể. Hiện chúng tôi đã ký kết hợp tác với sở giao dịch chứng khoán nhiều nước, chủ yếu về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, liên kết thông tin. Việc hợp tác sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có ý định niêm yết ở nước ngoài, đồng thời thuận lợi hóa khả năng công ty nước ngoài niêm yết tại sàn Tp.HCM.
Là một doanh nghiệp, sau này cơ cấu vốn của sở có thay đổi không? Nếu thay đổi, sở có thể bán cổ phần cho các thành viên, nhà đầu tư không? Và việc đa dạng hóa cơ cấu vốn, theo ông, có ảnh hưởng đến tính khách quan của sở khi điều hành thị trường?
Theo dự kiến, chậm nhất đến năm 2010 sở sẽ cổ phần hóa, bán cổ phần cho người lao động, các thành viên, một phần cho công chúng. Việc cổ phần hóa sở sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Trả lời phỏng vấn của báo giới, ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc HoSTC, cho biết sở sẽ có vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng và sẽ cổ phần hóa.
Nói ngắn gọn thì sở sẽ khác gì so với HoSTC hiện nay?
Sở là pháp nhân, thuộc sở hữu nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty TNHH một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp, với vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng. Điều hành sở gồm hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc và các bộ phận giúp việc.
Sở khác trung tâm ở chỗ nó là cơ quan điều hành thị trường trực tiếp, nhưng lại hoạt động giống như doanh nghiệp. Đây là doanh nghiệp có quyền ban hành luật lệ ở cấp của nó để điều hành, giám sát thị trường, đề ra “luật chơi” cho công ty niêm yết, các thành viên. Anh (doanh nghiệp, thành viên) tham gia thị trường, thì phải chấp nhận “luật chơi” của tôi. Anh vi phạm là tôi phạt.
Điểm khác thứ hai là sở được tự chủ hoàn toàn về tài chính, con người. Từ trước đến nay HoSTC làm gì cũng phải xin, phải đợi duyệt, kể cả tuyển dụng một nhân viên.
Ông có thể nói rõ hơn: trước nay ngân sách hoạt động của HoSTC do đâu? Từ ngân sách nhà nước hay thu từ các thành viên?
Đến nay ngân sách nhà nước vẫn “nuôi” HoSTC. Sắp tới sở sẽ tự nuôi bằng cách thu phí. Nói chính xác, hiện nay HoSTC có thu phí các thành viên, nhưng nộp hết cho Nhà nước, còn cần gì thì lại xin Nhà nước.
Cụ thể HoSTC thu phí doanh nghiệp niêm yết, phí thành viên (20 triệu đồng/năm), phí giao dịch hàng ngày (trung tâm thu lại 20% giá trị phí môi giới của các công ty niêm yết mỗi ngày. Thí dụ công ty chứng khoán A thu được 10 triệu đồng phí môi giới/ngày, thì HoSTC thu 2 triệu đồng), tiền bán Bản tin Thị trường chứng khoán, phí dịch vụ tin học, tổ chức hội thảo, hội nghị.
Ở các nước chỗ ngồi giao dịch tại sàn phải đấu giá mua, số tiền lên đến cả triệu đô la Mỹ. Liệu tới đây sở có đấu giá chỗ ngồi tại sàn, hay vẫn cung cấp miễn phí?
Chúng tôi biết điều đó. Ở Thái Lan, Sở Giao dịch chứng khoán thu được 80 triệu đô la Mỹ/năm từ bán chỗ ngồi ở sàn. Ở Singapore còn lớn hơn, họ thu 1 tỉ đô la Mỹ/năm. Năm nay dự kiến tổng phí thu được của HoSTC khoảng 150 tỉ đồng, gấp đôi năm 2006.
Trong tương lai sở sẽ không tăng phí mà còn giảm do thị trường ngày càng lớn, công ty niêm yết, thành viên tăng, số phí thu được sẽ ngày càng cao (tính đến ngày 18/5/2007 sàn Tp.HCM có 86 bàn môi giới của các công ty thành viên).
Vừa qua có ý kiến cho rằng trung tâm chưa áp dụng khớp lệnh liên tục vì e ngại thị trường biến động quá nhiều. Khi chuyển thành sở, phương thức giao dịch có thay đổi không, thưa ông?
Mọi chuẩn bị cho phương thức khớp lệnh mới (khớp lệnh liên tục xen kẽ khớp lệnh định kỳ) đã hoàn tất, chúng tôi đã sẵn sàng, chỉ còn chờ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chuẩn y là sẽ thực hiện, có thể vào đầu tháng 6/2007.
Việc xác định giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ được niêm yết trong ngày giao dịch đầu tiên sẽ được thực hiện như thế nào?
Tổ chức niêm yết và tổ chức tư vấn (nếu có) phải đưa ra mức giá giao dịch dự kiến để làm giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên. Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là cộng trừ 20% so với giá giao dịch dự kiến. Nếu trong ba ngày giao dịch đầu tiên mà vẫn chưa xác định được giá tham chiếu, thì tổ chức niêm yết phải xác định lại giá dự kiến giao dịch.
Khi chuyển thành sở, liệu việc tạm ngưng giao dịch có còn diễn ra?
Có thể, trong những trường hợp: (1) hệ thống giao dịch của HoSTC (sau này là sở) gặp sự cố; (2) một phần tư trở lên số thành viên của trung tâm bị sự cố về hệ thống chuyển lệnh; (3) khi xảy ra những sự kiện làm ảnh hưởng tới hoạt động của HoSTC như thiên tai, hỏa hoạn...; (4) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu ngừng giao dịch để bảo vệ thị trường.
Hoạt động của thị trường sẽ được tiếp tục sau khi các sự cố trên được khắc phục. Trường hợp không thể phục hồi, thì phiên giao dịch được coi là kết thúc ở lần khớp lệnh trước đó.
HoSTC và tới đây là sở, đã được trao quyền cấp phép niêm yết. Là doanh nghiệp, liệu có cơ chế nào đảm bảo sở sẽ cấp phép niêm yết cho các công ty đủ điều kiện mà không chạy theo số lượng, lợi nhuận?
Quan điểm của chúng tôi là hàng đúng tiêu chuẩn mới cho niêm yết. Hiện tại một trong những quy định là công ty niêm yết phải có vốn điều lệ tối thiểu 80 tỉ đồng nhưng mai đây có thể tăng lên. Nguyên tắc chung là chúng tôi sẽ duy trì hình ảnh của sở như là nơi niêm yết các doanh nghiệp lớn, làm ăn hiệu quả, tiêu biểu của nền kinh tế.
Tiến tới sở sẽ có chỉ số index của từng ngành nghề, chỉ số của các nhóm blue-chips, chẳng hạn 30 doanh nghiệp có mức vốn hóa thị trường lớn nhất. Sở có thể lập bảng 2 cho nhóm những doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn...
Chúng tôi sẽ cố gắng để các doanh nghiệp hiểu rằng niêm yết ở Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM là đã qua một bước sàng lọc. Anh phải thế nào mới được niêm yết ở sở, chứ không phải cứ xin là vô được.
Có khả năng sở sẽ liên doanh với nước ngoài không, thưa ông?
Có thể. Hiện chúng tôi đã ký kết hợp tác với sở giao dịch chứng khoán nhiều nước, chủ yếu về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, liên kết thông tin. Việc hợp tác sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có ý định niêm yết ở nước ngoài, đồng thời thuận lợi hóa khả năng công ty nước ngoài niêm yết tại sàn Tp.HCM.
Là một doanh nghiệp, sau này cơ cấu vốn của sở có thay đổi không? Nếu thay đổi, sở có thể bán cổ phần cho các thành viên, nhà đầu tư không? Và việc đa dạng hóa cơ cấu vốn, theo ông, có ảnh hưởng đến tính khách quan của sở khi điều hành thị trường?
Theo dự kiến, chậm nhất đến năm 2010 sở sẽ cổ phần hóa, bán cổ phần cho người lao động, các thành viên, một phần cho công chúng. Việc cổ phần hóa sở sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định.