Số phận của Cyprus có thể được định đoạt trong 3 ngày tới
Châu Âu ra "tối hậu thư" yêu cầu Cyprus phải ký thỏa thuận giải cứu tài chính trước ngày thứ Hai tới
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) gia tăng áp lực buộc Cộng hòa Cyprus phải ký kết một thỏa thuận giải cứu với Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong thời gian từ nay tới thứ Hai tuần tới. Nguy cơ sụp đổ hệ thống ngân hàng của Cyprus đang đến rất gần.
Theo tin từ báo Wall Street Journal, ECB tuyên bố sẽ chỉ cho phép quỹ khẩn cấp dành cho Cyprus có hiệu lực tới ngày thứ Hai tuần tới. Đây chính là quỹ đã cấp vốn cho các ngân hàng của Cyprus duy trì hoạt động trong quá trình kế hoạch giải cứu tài chính dành cho đảo quốc này được đàm phán trong mấy tháng qua.
“Sau đó, quỹ Hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp sẽ chỉ được xem xét nếu một chương trình của EU và IMF được Cyprus chấp nhận để đảm bảo khả năng tồn tại của những ngân hàng có vấn đề của nước này”, ECB tuyên bố.
Đây là lần đầu tiên ECB tuyên bố công khai việc định chế này sẽ xem xét loại bỏ một quốc gia thành viên khỏi chương trình hỗ trợ vốn khẩn cấp thuộc hệ thống Eurosystem. Đây là hệ thống bao gồm ECB và các ngân hàng trung ương 17 quốc gia thành viên khối sử dụng đồng tiền chung Euro.
Với động thái này, “trái bóng” được đá lại cho các chính trị gia của Cyprus sau khi Quốc hội nước này cách đây ít hôm bỏ phiếu chống lại thỏa thuận giải cứu không được lòng dân do yêu cầu đánh thuế vào người gửi tiền tại các nhà băng.
Các ngân hàng của Cyprus đã đóng cửa từ cuối tuần trước và dự kiến sẽ mở cửa vào ngày thứ Ba tuần tới. Khi đó, theo giới phân tích, nếu không được ECB bơm vốn khẩn cấp, hệ thống nhà băng của Cyprus khó lòng mà hoạt động bình thường.
“Cyprus không thể đóng cửa mãi các ngân hàng. Tuyên bố của ECB càng gây thêm áp lực đối với nước này”, chuyên gia kinh tế Carsten Brzeski thuộc ngân hàng ING Bank ở Brussels, nhận định.
Hai ngân hàng thương mại lớn nhất của Cyprus hiện nay là Bank of Cyprus PCL và Laiki Bank PCL hiện gần như đã mất thanh khoản và phụ thuộc vào nguồn vốn khẩn cấp của ECB. Nếu không có nguồn vốn từ ECB, hệ thống tài chính của Cyprus rất có thể sẽ sụp đổ, đe dọa địa vị thành viên Eurozone của quốc gia này.
Chính phủ Cyprus hiện vẫn đang xem xét các giải pháp thay thế cho thỏa thuận giải cứu bao gồm đề xuất đánh thuế tiền gửi bị Quốc hội bác bỏ cách đây ít hôm. Trong số các giải pháp được đem ra cân nhắc có khả năng xin cứu trợ từ Nga, hoặc đưa các quỹ lương hưu của Cyprus vào kế hoạch huy động vốn. Trong khi đó, các quan chức Eurozone nhấn mạnh rằng, bất kỳ giải pháp nào cũng cần bao gồm việc giảm quy mô hệ thống ngân hàng Cyprus.
Ông Jeroen Dijsselbloem, Chủ tịch nhóm các Bộ trưởng Bộ Tài chính Eurozone, thường gọi là nhóm Eurogroup, hôm qua cảnh báo rằng, Cyprus đặt ra rủi ro cho khu vực đồng tiền chung, và hệ thống ngân hàng của nước này cần cải tổ toàn diện. “Trong tình thế hiện nay, tôi cho là có rủi ro hệ thống và chỉ 1-2 ngày tới là rủi ro này có thể trở thành hiện thực”, ông Dijsselbloem nói.
Cho tới thời điểm này, phía Nga còn tỏ ra khá lãnh đạm với một thỏa thuận mua khí đốt với Cyprus, khiến Cyprus càng không có nhiều lựa chọn. Bộ trưởng Bộ Tài chính Cyprus, ông Michalis Sarris, người đang tới Nga để tìm kiếm sự giúp đỡ, phát biểu từ Moscow cho biết Chính phủ Nga sẽ không cho Cyprus vay tiền mà chỉ cân nhắc đầu tư vào ngành năng lượng.
Trước đó, Nga đã chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch giải cứu mà Eurozone dành cho Cyprus đi kèm yêu cầu đánh thuế tiền gửi. Nguyên nhân là do các cá nhân và doanh nghiệp của Nga chiếm tới khoảng 30% tiền gửi trong các ngân hàng ở Cyprus.
Theo tin từ báo Wall Street Journal, ECB tuyên bố sẽ chỉ cho phép quỹ khẩn cấp dành cho Cyprus có hiệu lực tới ngày thứ Hai tuần tới. Đây chính là quỹ đã cấp vốn cho các ngân hàng của Cyprus duy trì hoạt động trong quá trình kế hoạch giải cứu tài chính dành cho đảo quốc này được đàm phán trong mấy tháng qua.
“Sau đó, quỹ Hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp sẽ chỉ được xem xét nếu một chương trình của EU và IMF được Cyprus chấp nhận để đảm bảo khả năng tồn tại của những ngân hàng có vấn đề của nước này”, ECB tuyên bố.
Đây là lần đầu tiên ECB tuyên bố công khai việc định chế này sẽ xem xét loại bỏ một quốc gia thành viên khỏi chương trình hỗ trợ vốn khẩn cấp thuộc hệ thống Eurosystem. Đây là hệ thống bao gồm ECB và các ngân hàng trung ương 17 quốc gia thành viên khối sử dụng đồng tiền chung Euro.
Với động thái này, “trái bóng” được đá lại cho các chính trị gia của Cyprus sau khi Quốc hội nước này cách đây ít hôm bỏ phiếu chống lại thỏa thuận giải cứu không được lòng dân do yêu cầu đánh thuế vào người gửi tiền tại các nhà băng.
Các ngân hàng của Cyprus đã đóng cửa từ cuối tuần trước và dự kiến sẽ mở cửa vào ngày thứ Ba tuần tới. Khi đó, theo giới phân tích, nếu không được ECB bơm vốn khẩn cấp, hệ thống nhà băng của Cyprus khó lòng mà hoạt động bình thường.
“Cyprus không thể đóng cửa mãi các ngân hàng. Tuyên bố của ECB càng gây thêm áp lực đối với nước này”, chuyên gia kinh tế Carsten Brzeski thuộc ngân hàng ING Bank ở Brussels, nhận định.
Hai ngân hàng thương mại lớn nhất của Cyprus hiện nay là Bank of Cyprus PCL và Laiki Bank PCL hiện gần như đã mất thanh khoản và phụ thuộc vào nguồn vốn khẩn cấp của ECB. Nếu không có nguồn vốn từ ECB, hệ thống tài chính của Cyprus rất có thể sẽ sụp đổ, đe dọa địa vị thành viên Eurozone của quốc gia này.
Chính phủ Cyprus hiện vẫn đang xem xét các giải pháp thay thế cho thỏa thuận giải cứu bao gồm đề xuất đánh thuế tiền gửi bị Quốc hội bác bỏ cách đây ít hôm. Trong số các giải pháp được đem ra cân nhắc có khả năng xin cứu trợ từ Nga, hoặc đưa các quỹ lương hưu của Cyprus vào kế hoạch huy động vốn. Trong khi đó, các quan chức Eurozone nhấn mạnh rằng, bất kỳ giải pháp nào cũng cần bao gồm việc giảm quy mô hệ thống ngân hàng Cyprus.
Ông Jeroen Dijsselbloem, Chủ tịch nhóm các Bộ trưởng Bộ Tài chính Eurozone, thường gọi là nhóm Eurogroup, hôm qua cảnh báo rằng, Cyprus đặt ra rủi ro cho khu vực đồng tiền chung, và hệ thống ngân hàng của nước này cần cải tổ toàn diện. “Trong tình thế hiện nay, tôi cho là có rủi ro hệ thống và chỉ 1-2 ngày tới là rủi ro này có thể trở thành hiện thực”, ông Dijsselbloem nói.
Cho tới thời điểm này, phía Nga còn tỏ ra khá lãnh đạm với một thỏa thuận mua khí đốt với Cyprus, khiến Cyprus càng không có nhiều lựa chọn. Bộ trưởng Bộ Tài chính Cyprus, ông Michalis Sarris, người đang tới Nga để tìm kiếm sự giúp đỡ, phát biểu từ Moscow cho biết Chính phủ Nga sẽ không cho Cyprus vay tiền mà chỉ cân nhắc đầu tư vào ngành năng lượng.
Trước đó, Nga đã chỉ trích mạnh mẽ kế hoạch giải cứu mà Eurozone dành cho Cyprus đi kèm yêu cầu đánh thuế tiền gửi. Nguyên nhân là do các cá nhân và doanh nghiệp của Nga chiếm tới khoảng 30% tiền gửi trong các ngân hàng ở Cyprus.