"Sốt" gạo: Nhìn lại nguyên nhân thông tin
Cơn "sốt" gạo vừa qua đã cho thấy thông tin và tiếp cận thông tin quan trọng như thế nào
Cơn "sốt" gạo vừa qua đã cho thấy thông tin và tiếp cận thông tin quan trọng như thế nào.
Xung quanh vấn đề này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Về nguyên nhân của cơn sốt gạo, đến thời điểm này Bộ Công Thương đã có kết luận chính thức chưa?
Chúng tôi đã có kết luận bước đầu, nguyên nhân của cơn sốt gạo trong tuần qua chủ yếu là do tâm lý. Tâm lý thì lại xuất phát từ việc giá gạo thế giới tăng và lương thực thế giới có vấn đề. Điều này thì có thực và đã được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải và các nhà lãnh đạo thế giới cũng đã đăng đàn để bàn về vấn đề này.
Tuy nhiên, trong thông tin báo chí đưa lại thiếu một vấn đề quan trọng, đó là chưa làm rõ thông tin trong nước. Báo chí chỉ đưa thông tin thế giới một cách đơn thuần dẫn đến việc người dân trong nước hiểu sai về tình hình lương thực của Việt Nam. Từ đó dẫn đến việc ai cũng muốn có lợi nên xảy ra những hành động tuy nhỏ nhưng xâu chuỗi lại thì sẽ có tác động đến nguồn cung gạo trên thị trường.
Bên cạnh đó, cộng với tâm lý tích trữ phòng thân nên nhiều người dân đổ xô đi mua gạo, trong khi đó chúng ta lại xử lý không khéo. Ngay cả một số báo cũng đưa thông tin không chính xác, đầy đủ nên vô tình đã tạo nên một cơn sốt ảo. Vì vậy, để xảy ra cơn sốt vừa qua cũng khó có thể buộc tội một cá nhân hay một tổ chức cụ thể nào mà là do diễn biến của xã hội, mỗi người có lỗi một ít.
Nhưng theo Chính phủ và Hiệp hội Lương thực thì cơn sốt gạo vừa qua là có yếu tố của đầu cơ, thưa Thứ trưởng?
Chúng tôi xác định đến thời điểm này là có dấu hiệu đầu cơ, nhưng yếu tố đầu cơ để có thể xử lý thì chưa có. Chúng tôi đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường kiểm tra các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp không có chức năng mua bán gạo, các vựa lúa lớn nhưng chưa phát hiện được dấu hiệu sai trái, đầu cơ.
Với các hộ buôn bán nhỏ lẻ thì có tình trạng găm hàng chờ giá cao để bán. Tuy nhiên, hiện gạo không phải là mặt hàng trong danh mục nhà nước định giá nên chưa có chế tài xử phạt. Bên cạnh đó, những dạng đầu cơ nhỏ lẻ này cũng chưa đến mức để xử lý hành chính nên chỉ có thể giáo dục, tuyên truyền để cho họ hiểu được tác hại của việc tích trữ mà thôi.
Cơn sốt gạo thì dần đi qua, nhưng người dân lo ngại là giá gạo khó quay lại mức trước khi xảy ra sốt?
Tôi tin rằng, trong một vài ngày tới, thị trường gạo sẽ quay trở lại bình thường. Ngay trong ngày hôm nay (29/4), Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các doanh nghiệp bán ra gạo 25% tấm, là loại chất lượng cao với giá 11.300 đồng/kg tại Tp.HCM và 11.000 đồng/kg tai Hà Nội.
Tuy nhiên, giá gạo trong thời gian tới có trở lại mức cũ hay không thì do cung cầu quyết định. Chúng ta đang thực hiện cơ chế thị trường nên không thể nói trước được điều gì.
Thứ trưởng có cho rằng, cơn sốt gạo vừa qua là có sự can thiệp của những đối tượng phản động, quấy phá nền kinh tế của chúng ta?
Quan điểm của tôi là mọi cái đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, đến thời điểm này thì chưa thể kết luận về điều đó vì chưa đủ thông tin. Theo tôi thì chúng ta vẫn phải luôn cảnh giác nhưng cũng không nên tự hù dọa mình.
Vậy, theo Thứ trưởng thì chúng ta rút ra bài học gì qua cơn sốt gạo vừa qua?
Như tôi đã nói ở trên, cơn sốt vừa qua chủ yếu là do yếu tố tâm lý và nó lại được bắt nguồn từ thông tin. Vì vậy, bài học mà chúng ta rút ra sau cơn sốt vừa qua chính là cách đưa tin của các cơ quan truyền thông cũng như tiếp nhận thông tin của người dân.
Chính phủ chỉ chủ trương là tạm dừng xuất khẩu gạo trong khi một số báo lại đưa tin là “cấm” xuất khẩu gạo, thậm chí còn có thông tin là thiếu gạo nên đã gây hiểu nhầm không chỉ cho người dân trong nước, khi họ lo thiếu gạo, mà cả nước ngoài, khi họ quy Việt Nam thiếu trách nhiệm vì trong khi thế giới đang thiếu gạo thì Việt Nam lại cấm xuất khẩu gạo.
Vì vậy, bài học cho cả người dân, cơ quan chức năng và các doanh nghiệp là phải học cách xử lý thông tin bởi biến động giá hoàn toàn có thể xảy ra ở tất cả các mặt hàng chứ không chỉ riêng gạo.
Bên cạnh đó, cơn sốt vừa qua cũng cho thấy, chúng ta cần phải có những tập đoàn thương mại lớn mạnh thực sự để có thể đủ sức giải quyết những bất trắc xảy ra. May mà cơn sốt gạo vừa qua, chúng ta có hai tổng công ty lương thực lớn nên đã xử lý nhanh chóng trong vòng hai ngày, chứ giả dụ nếu xảy ra sốt thịt lợn, thịt bò thì không biết phải dựa vào đâu.
Xung quanh vấn đề này, VnEconomy đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Cẩm Tú, Thứ trưởng Bộ Công Thương.
Về nguyên nhân của cơn sốt gạo, đến thời điểm này Bộ Công Thương đã có kết luận chính thức chưa?
Chúng tôi đã có kết luận bước đầu, nguyên nhân của cơn sốt gạo trong tuần qua chủ yếu là do tâm lý. Tâm lý thì lại xuất phát từ việc giá gạo thế giới tăng và lương thực thế giới có vấn đề. Điều này thì có thực và đã được các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải và các nhà lãnh đạo thế giới cũng đã đăng đàn để bàn về vấn đề này.
Tuy nhiên, trong thông tin báo chí đưa lại thiếu một vấn đề quan trọng, đó là chưa làm rõ thông tin trong nước. Báo chí chỉ đưa thông tin thế giới một cách đơn thuần dẫn đến việc người dân trong nước hiểu sai về tình hình lương thực của Việt Nam. Từ đó dẫn đến việc ai cũng muốn có lợi nên xảy ra những hành động tuy nhỏ nhưng xâu chuỗi lại thì sẽ có tác động đến nguồn cung gạo trên thị trường.
Bên cạnh đó, cộng với tâm lý tích trữ phòng thân nên nhiều người dân đổ xô đi mua gạo, trong khi đó chúng ta lại xử lý không khéo. Ngay cả một số báo cũng đưa thông tin không chính xác, đầy đủ nên vô tình đã tạo nên một cơn sốt ảo. Vì vậy, để xảy ra cơn sốt vừa qua cũng khó có thể buộc tội một cá nhân hay một tổ chức cụ thể nào mà là do diễn biến của xã hội, mỗi người có lỗi một ít.
Nhưng theo Chính phủ và Hiệp hội Lương thực thì cơn sốt gạo vừa qua là có yếu tố của đầu cơ, thưa Thứ trưởng?
Chúng tôi xác định đến thời điểm này là có dấu hiệu đầu cơ, nhưng yếu tố đầu cơ để có thể xử lý thì chưa có. Chúng tôi đã chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường kiểm tra các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp không có chức năng mua bán gạo, các vựa lúa lớn nhưng chưa phát hiện được dấu hiệu sai trái, đầu cơ.
Với các hộ buôn bán nhỏ lẻ thì có tình trạng găm hàng chờ giá cao để bán. Tuy nhiên, hiện gạo không phải là mặt hàng trong danh mục nhà nước định giá nên chưa có chế tài xử phạt. Bên cạnh đó, những dạng đầu cơ nhỏ lẻ này cũng chưa đến mức để xử lý hành chính nên chỉ có thể giáo dục, tuyên truyền để cho họ hiểu được tác hại của việc tích trữ mà thôi.
Cơn sốt gạo thì dần đi qua, nhưng người dân lo ngại là giá gạo khó quay lại mức trước khi xảy ra sốt?
Tôi tin rằng, trong một vài ngày tới, thị trường gạo sẽ quay trở lại bình thường. Ngay trong ngày hôm nay (29/4), Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các doanh nghiệp bán ra gạo 25% tấm, là loại chất lượng cao với giá 11.300 đồng/kg tại Tp.HCM và 11.000 đồng/kg tai Hà Nội.
Tuy nhiên, giá gạo trong thời gian tới có trở lại mức cũ hay không thì do cung cầu quyết định. Chúng ta đang thực hiện cơ chế thị trường nên không thể nói trước được điều gì.
Thứ trưởng có cho rằng, cơn sốt gạo vừa qua là có sự can thiệp của những đối tượng phản động, quấy phá nền kinh tế của chúng ta?
Quan điểm của tôi là mọi cái đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, đến thời điểm này thì chưa thể kết luận về điều đó vì chưa đủ thông tin. Theo tôi thì chúng ta vẫn phải luôn cảnh giác nhưng cũng không nên tự hù dọa mình.
Vậy, theo Thứ trưởng thì chúng ta rút ra bài học gì qua cơn sốt gạo vừa qua?
Như tôi đã nói ở trên, cơn sốt vừa qua chủ yếu là do yếu tố tâm lý và nó lại được bắt nguồn từ thông tin. Vì vậy, bài học mà chúng ta rút ra sau cơn sốt vừa qua chính là cách đưa tin của các cơ quan truyền thông cũng như tiếp nhận thông tin của người dân.
Chính phủ chỉ chủ trương là tạm dừng xuất khẩu gạo trong khi một số báo lại đưa tin là “cấm” xuất khẩu gạo, thậm chí còn có thông tin là thiếu gạo nên đã gây hiểu nhầm không chỉ cho người dân trong nước, khi họ lo thiếu gạo, mà cả nước ngoài, khi họ quy Việt Nam thiếu trách nhiệm vì trong khi thế giới đang thiếu gạo thì Việt Nam lại cấm xuất khẩu gạo.
Vì vậy, bài học cho cả người dân, cơ quan chức năng và các doanh nghiệp là phải học cách xử lý thông tin bởi biến động giá hoàn toàn có thể xảy ra ở tất cả các mặt hàng chứ không chỉ riêng gạo.
Bên cạnh đó, cơn sốt vừa qua cũng cho thấy, chúng ta cần phải có những tập đoàn thương mại lớn mạnh thực sự để có thể đủ sức giải quyết những bất trắc xảy ra. May mà cơn sốt gạo vừa qua, chúng ta có hai tổng công ty lương thực lớn nên đã xử lý nhanh chóng trong vòng hai ngày, chứ giả dụ nếu xảy ra sốt thịt lợn, thịt bò thì không biết phải dựa vào đâu.