Sửa luật đầu tư, kinh doanh: Chưa thấy nội dung nào cần gấp
Dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh được đề nghị chuẩn bị lại
Sáng 18/10, Chính phủ đã trình dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư, kinh doanh.
Chỉ cách phiên khai mạc của kỳ họp Quốc hội thứ hai có hai ngày mà Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vẫn xem xét lần đầu, có thể coi đó là một ngoại lệ. Với tinh thần mà như Chủ tịch Quốc hội nhiều lần khẳng định, là luôn ủng hộ Chính phủ tháo gỡ các rào cản cho doanh nghiệp.
Giảm 49 ngành, nghề có điều kiện
Từ dự kiến sửa 12 luật với 89 điều, dự thảo luật mới nhất đã được rút xuống 18 điều của 3 luật đều mới có hiệu lực chưa bao lâu, là các luật Đầu tư, Doanh nghiệp và Xây dựng.
Chính phủ cũng đề nghị thông qua dự án luật này theo quy trình rút gọn, tức là trong một kỳ họp Quốc hội.
Liên quan đến sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Chính phủ đề xuất bãi bỏ 36 ngành, nghề không cần thiết phải quy định là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, hợp nhất 25 ngành, nghề vào 7 ngành, nghề, chuẩn hóa tên gọi của 36 ngành, nghề và bổ sung 12 ngành, nghề.
Như vậy, tổng số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện còn 218 ngành, nghề, giảm 49 ngành, nghề so với danh mục hiện hành, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết.
5 điều của Luật Doanh nghiệp được sửa đổi, bổ sung nhằm tháo gỡ một số vướng mắc trong việc mở và sử dụng tài khoản vốn của nhà đầu tư nước ngoài; đơn giản hóa tiêu chuẩn của kiểm soát viên công ty cổ phần niêm yết và công ty do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; xác định rõ giá trị pháp lý của nghị quyết, biên bản họp đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị.
Chính phủ cũng đề xuất bổ sung 7 điều của Luật Xây dựng nhằm đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục và rút ngắn thời hạn cấp giấy phép xây dựng; phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với một số loại công trình; cắt giảm điều kiện hoạt động kinh doanh và hoạt động xây dựng, đồng thời bảo đảm tính thống nhất của Luật Xây dựng và Luật Quảng cáo liên quan đến hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét, chưa thấy có nội dung nào cấp thiết đến mức “cháy nhà chết người” cần phải sửa gấp.
Đi vào từng nội dung, bà cho rằng có những quy định như biên bản họp đại hội đồng cổ đông, họp hội đồng quản trị sẽ có giá trị về mặt pháp lý, cho dù chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký tên... nếu trình ra thì Quốc hội “cười” cho.
Nhiều ý kiến khác tại phiên thảo luận cũng cho rằng những nội dung được đề xuất sửa đổi chưa cấp thiết, chưa nặng ký và chưa đáp ứng được mục tiêu tạo ra động lực cho doanh nghiệp.
“Sửa được thì rất tốt”
Cũng đồng ý là chưa sửa thì không đến mức “cháy nhà cháy cửa gì cả”, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phân trần, nếu sửa được thì rất tốt.
“Nếu sửa thì cũng chưa tạo thành động lực mạnh mẽ hay tháo gỡ căn cơ khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng sửa được thì rất tốt, Chính phủ đã trình, chúng tôi bảo lưu ý kiến và mong muốn Quốc hội thông qua”, ông Dũng nói.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định thì đề nghị Chính phủ rút để kỳ sau trình. “Chính phủ xin rút, đỡ mang tiếng cho Thường vụ”, ông Định nói.
Theo Chủ tịch Kim Ngân thì Quốc hội không sợ mang tiếng, nhưng dự án luật này thiếu nhiều điều kiện để trình ra Quốc hội khi chậm về thời gian, chưa có đánh giá tác động, chưa có các dự thảo nghị định kèm theo các điều giao Chính phủ hướng dẫn...
“Quốc hội luôn trong tư thế sẵn sàng, nếu Chính phủ chuẩn bị đầy đủ và những điều sửa đổi là thực sự cần thiết”, bà nhấn mạnh.
Kết luận phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ chuẩn bị lại, vì hồ sơ chưa đủ điều kiện trình ra kỳ họp Quốc hội thứ hai.
Chấp hành kết luận của Thường vụ, nhưng Bộ trưởng Dũng đề nghị được xem xét luôn việc sửa đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì các bộ đã làm kỹ.
Ủng hộ đề xuất này, song Chủ tịch Kim Ngân lưu ý là nội dung này phải trình Quốc hội theo thủ tục rút gọn. Nếu Uỷ ban Kinh tế thẩm tra chính thức thấy đủ điều kiện thì sẽ trình Quốc hội ngay kỳ họp gần nhất.
Chỉ cách phiên khai mạc của kỳ họp Quốc hội thứ hai có hai ngày mà Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vẫn xem xét lần đầu, có thể coi đó là một ngoại lệ. Với tinh thần mà như Chủ tịch Quốc hội nhiều lần khẳng định, là luôn ủng hộ Chính phủ tháo gỡ các rào cản cho doanh nghiệp.
Giảm 49 ngành, nghề có điều kiện
Từ dự kiến sửa 12 luật với 89 điều, dự thảo luật mới nhất đã được rút xuống 18 điều của 3 luật đều mới có hiệu lực chưa bao lâu, là các luật Đầu tư, Doanh nghiệp và Xây dựng.
Chính phủ cũng đề nghị thông qua dự án luật này theo quy trình rút gọn, tức là trong một kỳ họp Quốc hội.
Liên quan đến sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Chính phủ đề xuất bãi bỏ 36 ngành, nghề không cần thiết phải quy định là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, hợp nhất 25 ngành, nghề vào 7 ngành, nghề, chuẩn hóa tên gọi của 36 ngành, nghề và bổ sung 12 ngành, nghề.
Như vậy, tổng số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện còn 218 ngành, nghề, giảm 49 ngành, nghề so với danh mục hiện hành, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết.
5 điều của Luật Doanh nghiệp được sửa đổi, bổ sung nhằm tháo gỡ một số vướng mắc trong việc mở và sử dụng tài khoản vốn của nhà đầu tư nước ngoài; đơn giản hóa tiêu chuẩn của kiểm soát viên công ty cổ phần niêm yết và công ty do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; xác định rõ giá trị pháp lý của nghị quyết, biên bản họp đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị.
Chính phủ cũng đề xuất bổ sung 7 điều của Luật Xây dựng nhằm đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục và rút ngắn thời hạn cấp giấy phép xây dựng; phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với một số loại công trình; cắt giảm điều kiện hoạt động kinh doanh và hoạt động xây dựng, đồng thời bảo đảm tính thống nhất của Luật Xây dựng và Luật Quảng cáo liên quan đến hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.
Tuy nhiên, nhìn tổng thể, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận xét, chưa thấy có nội dung nào cấp thiết đến mức “cháy nhà chết người” cần phải sửa gấp.
Đi vào từng nội dung, bà cho rằng có những quy định như biên bản họp đại hội đồng cổ đông, họp hội đồng quản trị sẽ có giá trị về mặt pháp lý, cho dù chủ tọa, người ghi biên bản từ chối ký tên... nếu trình ra thì Quốc hội “cười” cho.
Nhiều ý kiến khác tại phiên thảo luận cũng cho rằng những nội dung được đề xuất sửa đổi chưa cấp thiết, chưa nặng ký và chưa đáp ứng được mục tiêu tạo ra động lực cho doanh nghiệp.
“Sửa được thì rất tốt”
Cũng đồng ý là chưa sửa thì không đến mức “cháy nhà cháy cửa gì cả”, nhưng Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng phân trần, nếu sửa được thì rất tốt.
“Nếu sửa thì cũng chưa tạo thành động lực mạnh mẽ hay tháo gỡ căn cơ khó khăn cho doanh nghiệp, nhưng sửa được thì rất tốt, Chính phủ đã trình, chúng tôi bảo lưu ý kiến và mong muốn Quốc hội thông qua”, ông Dũng nói.
Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định thì đề nghị Chính phủ rút để kỳ sau trình. “Chính phủ xin rút, đỡ mang tiếng cho Thường vụ”, ông Định nói.
Theo Chủ tịch Kim Ngân thì Quốc hội không sợ mang tiếng, nhưng dự án luật này thiếu nhiều điều kiện để trình ra Quốc hội khi chậm về thời gian, chưa có đánh giá tác động, chưa có các dự thảo nghị định kèm theo các điều giao Chính phủ hướng dẫn...
“Quốc hội luôn trong tư thế sẵn sàng, nếu Chính phủ chuẩn bị đầy đủ và những điều sửa đổi là thực sự cần thiết”, bà nhấn mạnh.
Kết luận phiên họp, Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị Chính phủ chuẩn bị lại, vì hồ sơ chưa đủ điều kiện trình ra kỳ họp Quốc hội thứ hai.
Chấp hành kết luận của Thường vụ, nhưng Bộ trưởng Dũng đề nghị được xem xét luôn việc sửa đổi bổ sung ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì các bộ đã làm kỹ.
Ủng hộ đề xuất này, song Chủ tịch Kim Ngân lưu ý là nội dung này phải trình Quốc hội theo thủ tục rút gọn. Nếu Uỷ ban Kinh tế thẩm tra chính thức thấy đủ điều kiện thì sẽ trình Quốc hội ngay kỳ họp gần nhất.