Sức trẻ trên nghị trường của những đại biểu Quốc hội 8X
Có lẽ nổi bật nhất trong 18 đại biểu 8x trong phiên họp thứ 4 vừa qua là đại biểu Vũ Thị Hương Sen của tỉnh Hải Dương
Quốc hội khóa 13 này có 18 đại biểu thuộc thế hệ 8x, trong đó có tới 15 đại biểu là nữ và có 9 đại biểu làm việc trong ngành y tế. Đó là những số liệu thống kê thú vị về những người trẻ đang gánh trên vai trọng trách mà cử tri giao phó.
Có 7 Đại biểu Quốc hội thế hệ 8x đã tham gia góp ý kiến, chất vấn trên hội trường. Tuy chưa phải là những ý kiến sâu sắc nhưng có vấn đề mà chỉ “người trẻ” mới dám đề cập đến như việc làm rõ trách nhiệm của ngân hàng khi để nhân viên tín dụng định giá tài sản bảo đảm cao hơn giá trị thực, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cơ quan Đảng...
Quan tâm “thước đo” lãnh đạo
Tại phiên họp thứ 4 của Quốc hội khóa 13 vừa qua, Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đặc biệt được các đại biểu trẻ quan tâm. Theo như cách nói của các đại biểu thế hệ 8x, đây sẽ là tiền đề căn bản cho một Nhà nước vững mạnh, có năng lực thực sự trong tương lai.
Có lẽ nổi bật nhất trong 18 đại biểu 8x trong phiên họp thứ 4 vừa qua là đại biểu Vũ Thị Hương Sen của tỉnh Hải Dương. Điều làm nên sự nổi bật của nữ đại biểu mang cái tên rất chân quê này không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp của mình mà ở những câu hỏi chất vấn, những góp ý mạnh mẽ tại kỳ họp.
Sinh tuổi Bính Dần (1986), nữ bác sĩ bệnh viện Nhi Hải Dương được nhiều đại biểu cùng đoàn ví như “nữ hổ tướng” của đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Dương. Luôn có cái nhìn thẳng, nói thẳng nhưng vẫn giữ e lệ vốn có của người con gái. Góp ý cho Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu, phê chuẩn nữ Đại biểu Vũ Thị Hương Sen đã góp ý chi tiết tới từng điều, từng khoản, từng từ trong dự thảo.
Theo đại biểu Sen, cần nên thu gọn đối tượng lấy phiếu tín nhiệm để tránh dàn trải, hình thức mà hiệu quả không cao. Ngoài ra đại biểu Sen còn tỏ ra băn khoăn về lượng hóa để xác định các mức độ tín nhiệm và quy định “phải có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội” tương đương với 100 đại biểu thì mới đưa ra lấy phiếu tín nhiệm. Quy định này là rất khó khả thi trong khi đó Nghị quyết lại không làm rõ cơ chế cách thức để lấy đủ 20% kiến nghị của đại biểu Quốc hội.
Một đề nghị khá mạnh bạo của Vũ Thị Hương Sen mà đến các đại biểu lớn tuổi cũng chưa đề cập đến, đó là việc “có nên đặt vấn đề Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với toàn bộ Chính phủ, toàn bộ ủy ban nhân dân hay không, vì ở nhiều nước đã từng xảy ra trường hợp toàn bộ nội các từ chức vì không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội”.
Cùng bàn về vấn đề lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, nữ giảng viên dược Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang Trương Thị Thu Trang, Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang đồng tình khi cho rằng không nên mở rộng quá phạm vi người được lấy phiếu tín nhiệm.
Còn về quy định mức độ tín nhiệm cần loại bỏ quy định “ý kiến khác” vì quy định như vậy có thể dẫn đến trường hợp không thể đánh giá một cách chính xác và khách quan đối với người được lấy phiếu tín nhiệm khi số phiếu tín nhiệm đánh giá ý kiến khác đạt quá cao.
Nữ đại biểu sinh năm 1984 này còn đề nghị xem xét bổ sung cụ thể mức tỷ lệ phần trăm trên tổng số phiếu để đánh giá từng mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm. Nếu quy định định tính về các mức độ tín nhiệm cao, trung bình, thấp là quá chung chung, khó thực thi và sẽ dẫn đến tình trạng mỗi địa phương thực hiện với tỷ lệ đánh giá mức độ tín nhiệm khác nhau, không đảm bảo tính thống nhất.
Nữ đại biểu tỉnh Điện Biên sinh năm 1983 Vi Thị Hương khá thẳng thắn khi cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh là ủy viên kiêm nhiệm của Hội đồng dân tộc và ủy viên kiêm nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội cần được cân nhắc kỹ vì các đại biểu kiêm nhiệm công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau có nhiều vấn đề khó khăn khác nhau.
Đặc biệt đối với đại biểu trẻ, đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu, đại biểu không có chức vụ trong cơ quan, trong chính quyền... “Những người trẻ như chúng tôi mặc dù rất tâm huyết với công việc, rất muốn đóng góp cho hoạt động của ủy ban nhưng thời gian không cho phép nên việc đánh giá tín nhiệm chưa thể chính xác được”.
Nữ thư ký Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên còn chỉ thẳng một vấn đề mà nhiều đại biểu “tránh” nói đến là việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh của cơ quan Đảng.
Đại biểu Hương thắc mắc; “Nếu như trong kỳ họp này (kỳ họp thứ 4) đại biểu có thể được tiếp cận với các văn bản về quy trình lấy phiếu tín nhiệm của các cơ quan Đảng thì đại biểu sẽ có nhiều căn cứ hơn để xem xét, quyết định, cử tri cũng hiểu và không thắc mắc tại sao chỉ bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh trong chính quyền mà không bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh của cơ quan Đảng, với các chức danh là lãnh đạo các sở, ngành...?”.
Câu hỏi này của Đại biểu trẻ Vi Thị Hương đã tạo hiệu ứng mạnh trên nghị trường ngay sau đó và một số đại biểu đã nhấn mạnh lại vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm trong cơ quan Đảng.
Nữ đại biểu của Quảng Bình sinh năm 1982 Lê Khánh Nhung đưa ra sáng kiến nên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vào thời điểm cuối của kỳ họp đó, tức là sau khi Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về kinh tế, xã hội và sau các phiên chất vấn.
Đây là thời điểm các đại biểu có đầy đủ thông tin và hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện nhiệm vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm. Mặt khác trong quá trình thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội cũng như tại các phiên chất vấn thì những người được lấy phiếu tín nhiệm có cơ hội làm rõ giải trình thêm nhiệm vụ của mình cũng như các vấn đề đang bức xúc của nhân dân.
Xoáy về trách nhiệm quản lý Nhà nước
Trong phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại Kỳ họp thứ 4 vừa qua, đại biểu Vũ Thị Hương Sen (Hải Dương) đã đi thẳng vào vấn đề “sạn” trong ngành ngân hàng, đó là “đang tồn tại một thực tế nhân viên tín dụng ngân hàng thường định giá tài sản thế chấp cao hơn so với giá trị thực của nó và chắc chắn là vì động cơ tư lợi...”.
Nữ đại biểu xinh đẹp này đặt câu hỏi: “Nếu ngân hàng phải đem những tài sản đó ra cầm cố, bán gán nợ thì sẽ rất khó để thu hồi đủ số nợ ban đầu do giá trị tài sản thực thấp hơn so với giá trị được chính ngân hàng định giá, vậy ngành ngân hàng sẽ xử lý việc này như thế nào?”.
Bên lề hành lang Quốc hội, nữ đại biểu Sen thật thà, tuy tài chính ngân hàng không phải là chuyên môn của tôi nhưng đó là những gì đã đang, xảy ra trong thực tế mà bất kỳ người dân nào cũng có thể nhìn thấy và cử tri cả nước quan tâm là ngành ngân hàng xử lý vấn đề này thế nào? Câu hỏi này đã gây “khó” cho Thống đốc Nguyên Văn Bình khi ông chỉ còn biết trả lời là ngành ngân hàng sẽ kiểm tra, làm rõ và xử lý theo pháp luật(!).
Nam đại biểu sinh năm 1981 của tỉnh Lạng Sơn Chu Đức Quang lại đặt vấn đề xây dựng Luật Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai dường như đang đặt Nhà nước vào vị trí thiếu trách nhiệm khi quy định “Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ”.
Theo vị bác sĩ chuyên khoa cấp 1 này thì “Nhà nước phải chịu trách nhiệm” trong phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai. Nếu quy định “hỗ trợ” như vậy sẽ tạo kẽ hở cho chính quyền các cấp thoái thác trách nhiệm trong công tác phòng, chống thiên tai.
Ít nói, đó là nhận xét của nhiều người dành cho nữ đại biểu người dân tộc Gia Rai Siu Hương (đoàn Gia Lai). Trong phiên họp thứ 4 vừa qua, Siu Hương chỉ gây ấn tượng khi tham gia góp ý cho Luật Luật sư.
Trao đổi ngoài lề Siu Hương cho biết đây là chuyên môn của cô cử nhân luật và đang làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Gia Lai. Cô cũng thật thà nói, các lĩnh vực khác biết không sâu nên còn rụt rè khi tham gia ý kiến.
Với Luật Luật sư cô là một trong số ít đại biểu chỉ ra được điểm bất cập trong dự thảo, đó là quy định “trong thời hạn 3 năm từ ngày gia nhập đoàn luật sư phải thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư, hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân”.
Như vậy, nếu luật sư chỉ làm việc nội bộ hay chuyên viên pháp chế cho một công ty kinh doanh hay một ngân hàng trong vòng 3 năm sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư. Quy định này không phù hợp với tình hình thực tế và sẽ làm hạn chế quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp của luật sư.
Đặc biệt quan tâm đến người dân tộc thiểu số, nữ đại biểu sinh năm 1986 Touneh Drong Minh Thắm (Lâm Đồng) vốn là một trong số ít cô gái dân tộc Cơho được học đại học. Sau khi học xong tấm bằng cử nhân lịch sử Minh Thắm quay về quê hương đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tà Hine, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng.
Hiểu rõ đời sống khó khăn của người dân tộc thiểu số nên khi góp ý cho Luật Đất đai, nữ đại biểu trẻ nhất Quốc hội khóa 13 này đã đề nghị phải “đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng đất, tôn trọng giá trị truyền thống và đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ hội cho các nhóm dân tộc thiểu số thích nghi và hưởng lợi từ cơ chế thị trường... vì có tới 90% lao động người dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông nên đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng.
Đại biểu Touneh Drong Minh Thắm kiến nghị cần khuyến khích giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất sinh hoạt của cộng đồng, đất tôn giáo văn hóa cho cộng đồng dân tộc thiểu số quản lý, sử dụng và miễn giảm tiền sử dụng đất ở, đất sản xuất, tiền thuê đất nông nghiệp cho hộ nghèo và cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện Kinh tế - Xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo. Cấm việc đầu cơ mua bán, bao chiếm đất đai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Có 7 Đại biểu Quốc hội thế hệ 8x đã tham gia góp ý kiến, chất vấn trên hội trường. Tuy chưa phải là những ý kiến sâu sắc nhưng có vấn đề mà chỉ “người trẻ” mới dám đề cập đến như việc làm rõ trách nhiệm của ngân hàng khi để nhân viên tín dụng định giá tài sản bảo đảm cao hơn giá trị thực, việc lấy phiếu tín nhiệm đối với cơ quan Đảng...
Quan tâm “thước đo” lãnh đạo
Tại phiên họp thứ 4 của Quốc hội khóa 13 vừa qua, Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đặc biệt được các đại biểu trẻ quan tâm. Theo như cách nói của các đại biểu thế hệ 8x, đây sẽ là tiền đề căn bản cho một Nhà nước vững mạnh, có năng lực thực sự trong tương lai.
Có lẽ nổi bật nhất trong 18 đại biểu 8x trong phiên họp thứ 4 vừa qua là đại biểu Vũ Thị Hương Sen của tỉnh Hải Dương. Điều làm nên sự nổi bật của nữ đại biểu mang cái tên rất chân quê này không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp của mình mà ở những câu hỏi chất vấn, những góp ý mạnh mẽ tại kỳ họp.
Sinh tuổi Bính Dần (1986), nữ bác sĩ bệnh viện Nhi Hải Dương được nhiều đại biểu cùng đoàn ví như “nữ hổ tướng” của đoàn Đại biểu Quốc hội Hải Dương. Luôn có cái nhìn thẳng, nói thẳng nhưng vẫn giữ e lệ vốn có của người con gái. Góp ý cho Nghị quyết lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu, phê chuẩn nữ Đại biểu Vũ Thị Hương Sen đã góp ý chi tiết tới từng điều, từng khoản, từng từ trong dự thảo.
Theo đại biểu Sen, cần nên thu gọn đối tượng lấy phiếu tín nhiệm để tránh dàn trải, hình thức mà hiệu quả không cao. Ngoài ra đại biểu Sen còn tỏ ra băn khoăn về lượng hóa để xác định các mức độ tín nhiệm và quy định “phải có kiến nghị của ít nhất 20% tổng số đại biểu Quốc hội” tương đương với 100 đại biểu thì mới đưa ra lấy phiếu tín nhiệm. Quy định này là rất khó khả thi trong khi đó Nghị quyết lại không làm rõ cơ chế cách thức để lấy đủ 20% kiến nghị của đại biểu Quốc hội.
Một đề nghị khá mạnh bạo của Vũ Thị Hương Sen mà đến các đại biểu lớn tuổi cũng chưa đề cập đến, đó là việc “có nên đặt vấn đề Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với toàn bộ Chính phủ, toàn bộ ủy ban nhân dân hay không, vì ở nhiều nước đã từng xảy ra trường hợp toàn bộ nội các từ chức vì không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội”.
Cùng bàn về vấn đề lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, nữ giảng viên dược Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang Trương Thị Thu Trang, Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang đồng tình khi cho rằng không nên mở rộng quá phạm vi người được lấy phiếu tín nhiệm.
Còn về quy định mức độ tín nhiệm cần loại bỏ quy định “ý kiến khác” vì quy định như vậy có thể dẫn đến trường hợp không thể đánh giá một cách chính xác và khách quan đối với người được lấy phiếu tín nhiệm khi số phiếu tín nhiệm đánh giá ý kiến khác đạt quá cao.
Nữ đại biểu sinh năm 1984 này còn đề nghị xem xét bổ sung cụ thể mức tỷ lệ phần trăm trên tổng số phiếu để đánh giá từng mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm. Nếu quy định định tính về các mức độ tín nhiệm cao, trung bình, thấp là quá chung chung, khó thực thi và sẽ dẫn đến tình trạng mỗi địa phương thực hiện với tỷ lệ đánh giá mức độ tín nhiệm khác nhau, không đảm bảo tính thống nhất.
Nữ đại biểu tỉnh Điện Biên sinh năm 1983 Vi Thị Hương khá thẳng thắn khi cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh là ủy viên kiêm nhiệm của Hội đồng dân tộc và ủy viên kiêm nhiệm các Uỷ ban của Quốc hội cần được cân nhắc kỹ vì các đại biểu kiêm nhiệm công tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau có nhiều vấn đề khó khăn khác nhau.
Đặc biệt đối với đại biểu trẻ, đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu, đại biểu không có chức vụ trong cơ quan, trong chính quyền... “Những người trẻ như chúng tôi mặc dù rất tâm huyết với công việc, rất muốn đóng góp cho hoạt động của ủy ban nhưng thời gian không cho phép nên việc đánh giá tín nhiệm chưa thể chính xác được”.
Nữ thư ký Tòa án Nhân dân tỉnh Điện Biên còn chỉ thẳng một vấn đề mà nhiều đại biểu “tránh” nói đến là việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh của cơ quan Đảng.
Đại biểu Hương thắc mắc; “Nếu như trong kỳ họp này (kỳ họp thứ 4) đại biểu có thể được tiếp cận với các văn bản về quy trình lấy phiếu tín nhiệm của các cơ quan Đảng thì đại biểu sẽ có nhiều căn cứ hơn để xem xét, quyết định, cử tri cũng hiểu và không thắc mắc tại sao chỉ bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh trong chính quyền mà không bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh của cơ quan Đảng, với các chức danh là lãnh đạo các sở, ngành...?”.
Câu hỏi này của Đại biểu trẻ Vi Thị Hương đã tạo hiệu ứng mạnh trên nghị trường ngay sau đó và một số đại biểu đã nhấn mạnh lại vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm trong cơ quan Đảng.
Nữ đại biểu của Quảng Bình sinh năm 1982 Lê Khánh Nhung đưa ra sáng kiến nên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vào thời điểm cuối của kỳ họp đó, tức là sau khi Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về kinh tế, xã hội và sau các phiên chất vấn.
Đây là thời điểm các đại biểu có đầy đủ thông tin và hiểu rõ hơn về tình hình thực hiện nhiệm vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm. Mặt khác trong quá trình thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội cũng như tại các phiên chất vấn thì những người được lấy phiếu tín nhiệm có cơ hội làm rõ giải trình thêm nhiệm vụ của mình cũng như các vấn đề đang bức xúc của nhân dân.
Xoáy về trách nhiệm quản lý Nhà nước
Trong phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại Kỳ họp thứ 4 vừa qua, đại biểu Vũ Thị Hương Sen (Hải Dương) đã đi thẳng vào vấn đề “sạn” trong ngành ngân hàng, đó là “đang tồn tại một thực tế nhân viên tín dụng ngân hàng thường định giá tài sản thế chấp cao hơn so với giá trị thực của nó và chắc chắn là vì động cơ tư lợi...”.
Nữ đại biểu xinh đẹp này đặt câu hỏi: “Nếu ngân hàng phải đem những tài sản đó ra cầm cố, bán gán nợ thì sẽ rất khó để thu hồi đủ số nợ ban đầu do giá trị tài sản thực thấp hơn so với giá trị được chính ngân hàng định giá, vậy ngành ngân hàng sẽ xử lý việc này như thế nào?”.
Bên lề hành lang Quốc hội, nữ đại biểu Sen thật thà, tuy tài chính ngân hàng không phải là chuyên môn của tôi nhưng đó là những gì đã đang, xảy ra trong thực tế mà bất kỳ người dân nào cũng có thể nhìn thấy và cử tri cả nước quan tâm là ngành ngân hàng xử lý vấn đề này thế nào? Câu hỏi này đã gây “khó” cho Thống đốc Nguyên Văn Bình khi ông chỉ còn biết trả lời là ngành ngân hàng sẽ kiểm tra, làm rõ và xử lý theo pháp luật(!).
Nam đại biểu sinh năm 1981 của tỉnh Lạng Sơn Chu Đức Quang lại đặt vấn đề xây dựng Luật Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai dường như đang đặt Nhà nước vào vị trí thiếu trách nhiệm khi quy định “Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ”.
Theo vị bác sĩ chuyên khoa cấp 1 này thì “Nhà nước phải chịu trách nhiệm” trong phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai. Nếu quy định “hỗ trợ” như vậy sẽ tạo kẽ hở cho chính quyền các cấp thoái thác trách nhiệm trong công tác phòng, chống thiên tai.
Ít nói, đó là nhận xét của nhiều người dành cho nữ đại biểu người dân tộc Gia Rai Siu Hương (đoàn Gia Lai). Trong phiên họp thứ 4 vừa qua, Siu Hương chỉ gây ấn tượng khi tham gia góp ý cho Luật Luật sư.
Trao đổi ngoài lề Siu Hương cho biết đây là chuyên môn của cô cử nhân luật và đang làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Gia Lai. Cô cũng thật thà nói, các lĩnh vực khác biết không sâu nên còn rụt rè khi tham gia ý kiến.
Với Luật Luật sư cô là một trong số ít đại biểu chỉ ra được điểm bất cập trong dự thảo, đó là quy định “trong thời hạn 3 năm từ ngày gia nhập đoàn luật sư phải thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư, hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân”.
Như vậy, nếu luật sư chỉ làm việc nội bộ hay chuyên viên pháp chế cho một công ty kinh doanh hay một ngân hàng trong vòng 3 năm sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư. Quy định này không phù hợp với tình hình thực tế và sẽ làm hạn chế quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp của luật sư.
Đặc biệt quan tâm đến người dân tộc thiểu số, nữ đại biểu sinh năm 1986 Touneh Drong Minh Thắm (Lâm Đồng) vốn là một trong số ít cô gái dân tộc Cơho được học đại học. Sau khi học xong tấm bằng cử nhân lịch sử Minh Thắm quay về quê hương đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Tà Hine, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng.
Hiểu rõ đời sống khó khăn của người dân tộc thiểu số nên khi góp ý cho Luật Đất đai, nữ đại biểu trẻ nhất Quốc hội khóa 13 này đã đề nghị phải “đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng đất, tôn trọng giá trị truyền thống và đặc điểm của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo cơ hội cho các nhóm dân tộc thiểu số thích nghi và hưởng lợi từ cơ chế thị trường... vì có tới 90% lao động người dân tộc thiểu số sống bằng nghề nông nên đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng.
Đại biểu Touneh Drong Minh Thắm kiến nghị cần khuyến khích giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất sinh hoạt của cộng đồng, đất tôn giáo văn hóa cho cộng đồng dân tộc thiểu số quản lý, sử dụng và miễn giảm tiền sử dụng đất ở, đất sản xuất, tiền thuê đất nông nghiệp cho hộ nghèo và cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện Kinh tế - Xã hội đặc biệt khó khăn, vùng biên giới, hải đảo. Cấm việc đầu cơ mua bán, bao chiếm đất đai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)