Tầm nhìn mới cho công nghiệp phần mềm Việt Nam
Việt Nam đang được các công ty Nhật Bản đánh giá là đối tác chiến lược thứ 3 sau Ấn Độ và Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất phần mềm
Thời gian qua, Việt Nam thu hút sự chú ý bằng việc phát triển nguồn nhân lực phần mềm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là “điểm đến” cho các đơn đặt hàng từ Nhật Bản.
Với lợi thế về sự tương đồng văn hóa, hiện chúng ta đang được các công ty Nhật Bản đánh giá là đối tác chiến lược thứ 3 sau Ấn Độ và Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất phần mềm.
Trong bối cảnh đó, ngày 15/5/2008, Đại học FPT phối hợp cùng Trường Quản trị kinh doanh HSB đã tổ chức hội thảo “Nguồn nhân lực phần mềm cho thị trường Nhật Bản”, qua đó, trao đổi, đánh giá phát triển nguồn nhân lực cho thị trường giàu tiềm năng này đồng thời, tư vấn, giúp đỡ các sinh viên những hướng đi để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Tăng “chất” và “lượng” kỹ sư công nghệ thông tin
Hiện nay, ngành công nghiệp phần mềm ở Việt Nam đang có mức tăng trưởng khá tốt, đạt từ 30 - 40% năm, tỷ trọng trên GDP chiếm 0,4%, với hơn 720 doanh nghiệp và gần 9.000 kỹ sư, cử nhân công nghệ thông tin đang được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng hàng năm. So với nhu cầu hơn 1,5 triệu nhân lực thiếu hụt hiện nay trên thế giới, Việt Nam đang có lợi thế lớn bởi có nguồn nhân lực trẻ.
Theo ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT, hiện “đầu ra” cho thị trường nhân lực phần mềm rất sẵn. Tại các nước công nghiệp, giới trẻ không thích làm kỹ sư phần mềm, vì thế đang xảy ra tình trạng không có khả năng tăng nhân lực trong lĩnh vực này. Ở Việt Nam, chúng ta có lợi thế hơn hẳn là nguồn nhân lực trẻ và mức chi phí rẻ.
Theo ước tính, mức lương của một lao động phầm mềm khoảng 800 USD/tháng, trong khi đó quốc tế là khoảng 2.000 – 5.000 USD/ tháng. Tuy nhiên, vấn đề là chúng ta phải nâng cao hơn nữa về “chất” và “lượng” trong lĩnh vực này. Đặc biệt là thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của doanh nghiệp. Phải trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sinh viên có thể sẵn sàng cho công việc trong tương lai.
Theo ông Yokomizo, Giám đốc Công ty USOL Việt Nam, kỹ sư Việt Nam phải xây dựng tác phong nghiêm túc, đúng giờ, chính xác; phải ghi chép những chỉ thị trong công việc. Cho dù có ghi chép, vẫn có cái không hiểu rõ, khi đó nhất định phải xác nhận lại. Hình ảnh một nhân viên được các doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng là những người biết tuân thủ quy tắc, biết làm việc theo nhóm, thấu hiểu về ngành dịch vụ và duy trì một công việc tối thiểu trong 3 năm để có chuyên môn vững vàng, đáp ứng được nhu cầu công việc.
Doanh nghiệp “bắt tay” đào tạo công nghệ thông tin
Theo định hướng mục tiêu và tầm nhìn quốc gia về phát triển công nghệ thông tin Việt Nam, lấy công nghiệp phần mềm làm trọng tâm, lấy đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng quốc tế là biện pháp đột phá. Để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực phần mềm của thế giới, đồng thời là điểm đến hấp dẫn trong hợp tác quốc tế về phần mềm dịch vụ, thì việc xây dựng những chiến lược trong quản lý đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin theo chuẩn quốc tế là điều tối cần thiết.
Bên cạnh đó, cần thúc đẩy xã hội hóa và quốc tế hóa đào tạo, khuyến khích phát triển các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành công nghệ thông tin đạt chất lượng quốc tế; đảm bảo cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư vào đào tạo công nghệ thông tin một cách rõ ràng, minh bạch.
Ông Lê Trường Tùng cho rằng chúng ta cần đầu tư sử dụng giáo trình, giảng viên quốc tế và tăng cường giảng dạy ngoại ngữ; hình thành hệ thống các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành công nghệ thông tin theo chuẩn quốc tế; đặc biệt nên liên kết thu hút các doanh nghiệp phần mềm tham gia vào quá trình đào tạo.
Hiện nay, Trường Đại học FPT đang tiến hành triển khai hợp tác với Công ty Hitachi Software (Nhật Bản), bước đầu đã có tín hiệu khả quan. Các sinh viên sẽ được học cả hai ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật, được đào tạo thông qua công việc thực tế ngay từ năm thứ 2. Đó sẽ là những bước đi giúp cho học sinh có những nền tảng tốt sau khi ra trường.
Ông Ogawa Takeo, nguyên Chủ tịch Hitachi Software nhận định, Việt Nam sẽ là thị trường chính của Công ty thời gian tới. Cụ thể như hiện nay, trong tổng số các đơn đặt hàng thì Việt Nam đã chiếm đến 23%.
Trong đó, năm 2003, khi bắt đầu quyết định đặt hàng các doanh nghiệp Việt Nam, thì Ấn Độ chiếm khoảng 20%, tuy nhiên đến nay con số này đã giảm xuống 1%. Ông cho rằng ở Việt Nam, doanh nghiệp cũng như nhân viên rất coi trọng mối quan hệ lâu dài. Ngoài ra, văn hoá Việt Nam cũng giống với Nhật Bản nên rất dễ làm việc.
Với lợi thế về sự tương đồng văn hóa, hiện chúng ta đang được các công ty Nhật Bản đánh giá là đối tác chiến lược thứ 3 sau Ấn Độ và Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất phần mềm.
Trong bối cảnh đó, ngày 15/5/2008, Đại học FPT phối hợp cùng Trường Quản trị kinh doanh HSB đã tổ chức hội thảo “Nguồn nhân lực phần mềm cho thị trường Nhật Bản”, qua đó, trao đổi, đánh giá phát triển nguồn nhân lực cho thị trường giàu tiềm năng này đồng thời, tư vấn, giúp đỡ các sinh viên những hướng đi để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Tăng “chất” và “lượng” kỹ sư công nghệ thông tin
Hiện nay, ngành công nghiệp phần mềm ở Việt Nam đang có mức tăng trưởng khá tốt, đạt từ 30 - 40% năm, tỷ trọng trên GDP chiếm 0,4%, với hơn 720 doanh nghiệp và gần 9.000 kỹ sư, cử nhân công nghệ thông tin đang được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng hàng năm. So với nhu cầu hơn 1,5 triệu nhân lực thiếu hụt hiện nay trên thế giới, Việt Nam đang có lợi thế lớn bởi có nguồn nhân lực trẻ.
Theo ông Lê Trường Tùng, Hiệu trưởng Đại học FPT, hiện “đầu ra” cho thị trường nhân lực phần mềm rất sẵn. Tại các nước công nghiệp, giới trẻ không thích làm kỹ sư phần mềm, vì thế đang xảy ra tình trạng không có khả năng tăng nhân lực trong lĩnh vực này. Ở Việt Nam, chúng ta có lợi thế hơn hẳn là nguồn nhân lực trẻ và mức chi phí rẻ.
Theo ước tính, mức lương của một lao động phầm mềm khoảng 800 USD/tháng, trong khi đó quốc tế là khoảng 2.000 – 5.000 USD/ tháng. Tuy nhiên, vấn đề là chúng ta phải nâng cao hơn nữa về “chất” và “lượng” trong lĩnh vực này. Đặc biệt là thu hẹp khoảng cách giữa đào tạo và nhu cầu của doanh nghiệp. Phải trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để sinh viên có thể sẵn sàng cho công việc trong tương lai.
Theo ông Yokomizo, Giám đốc Công ty USOL Việt Nam, kỹ sư Việt Nam phải xây dựng tác phong nghiêm túc, đúng giờ, chính xác; phải ghi chép những chỉ thị trong công việc. Cho dù có ghi chép, vẫn có cái không hiểu rõ, khi đó nhất định phải xác nhận lại. Hình ảnh một nhân viên được các doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng là những người biết tuân thủ quy tắc, biết làm việc theo nhóm, thấu hiểu về ngành dịch vụ và duy trì một công việc tối thiểu trong 3 năm để có chuyên môn vững vàng, đáp ứng được nhu cầu công việc.
Doanh nghiệp “bắt tay” đào tạo công nghệ thông tin
Theo định hướng mục tiêu và tầm nhìn quốc gia về phát triển công nghệ thông tin Việt Nam, lấy công nghiệp phần mềm làm trọng tâm, lấy đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng quốc tế là biện pháp đột phá. Để đưa Việt Nam trở thành trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực phần mềm của thế giới, đồng thời là điểm đến hấp dẫn trong hợp tác quốc tế về phần mềm dịch vụ, thì việc xây dựng những chiến lược trong quản lý đào tạo, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin theo chuẩn quốc tế là điều tối cần thiết.
Bên cạnh đó, cần thúc đẩy xã hội hóa và quốc tế hóa đào tạo, khuyến khích phát triển các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành công nghệ thông tin đạt chất lượng quốc tế; đảm bảo cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư vào đào tạo công nghệ thông tin một cách rõ ràng, minh bạch.
Ông Lê Trường Tùng cho rằng chúng ta cần đầu tư sử dụng giáo trình, giảng viên quốc tế và tăng cường giảng dạy ngoại ngữ; hình thành hệ thống các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành công nghệ thông tin theo chuẩn quốc tế; đặc biệt nên liên kết thu hút các doanh nghiệp phần mềm tham gia vào quá trình đào tạo.
Hiện nay, Trường Đại học FPT đang tiến hành triển khai hợp tác với Công ty Hitachi Software (Nhật Bản), bước đầu đã có tín hiệu khả quan. Các sinh viên sẽ được học cả hai ngoại ngữ là tiếng Anh và tiếng Nhật, được đào tạo thông qua công việc thực tế ngay từ năm thứ 2. Đó sẽ là những bước đi giúp cho học sinh có những nền tảng tốt sau khi ra trường.
Ông Ogawa Takeo, nguyên Chủ tịch Hitachi Software nhận định, Việt Nam sẽ là thị trường chính của Công ty thời gian tới. Cụ thể như hiện nay, trong tổng số các đơn đặt hàng thì Việt Nam đã chiếm đến 23%.
Trong đó, năm 2003, khi bắt đầu quyết định đặt hàng các doanh nghiệp Việt Nam, thì Ấn Độ chiếm khoảng 20%, tuy nhiên đến nay con số này đã giảm xuống 1%. Ông cho rằng ở Việt Nam, doanh nghiệp cũng như nhân viên rất coi trọng mối quan hệ lâu dài. Ngoài ra, văn hoá Việt Nam cũng giống với Nhật Bản nên rất dễ làm việc.