Tạm trữ nông sản: Vì sao nên nỗi?
Tuy đã có chính sách tạm trữ nhưng diêm dân, nông dân vẫn lỗ vì giá muối và giá lúa đều dưới giá thành sản xuất
Từ giữa tháng 4 đến tháng 7/2010, Chính phủ có quyết định đồng ý cho mua tạm trữ 200.000 tấn cà phê, 200.000 tấn muối, 1 triệu tấn lúa quy gạo, với mục đích ổn định thị trường, đảm bảo cho người sản xuất có lãi. Song, từ mong muốn đến thực tế còn khoảng cách khá xa.
Sau 3 tháng thực hiện, hiện cà phê đã mua được khoảng gần 20% kế hoạch, muối và gạo đang tiếp tục mua tạm trữ. Nhìn chung, diêm dân, nông dân lỗ nặng vì giá muối và giá lúa đều dưới giá thành sản xuất.
Cụ thể, giá cà phê khi có quyết định mua tạm trữ ở mức 20.000 đồng/kg, thấp nhất trong vòng 4 năm qua; muối 200-300 đồng/kg, lúa 3.000 - 3.200 đồng/kg.
Bị động và lúng túng
Trước hết, khó khăn thuộc về các doanh nghiệp thực thi. Điển hình là mua tạm trữ cà phê, Vinacafe được chỉ định mua nhiều nhất: 90.000 tấn; tiếp đến công ty cổ phần cà phê Thái Hòa 35.000 tấn. Tính ra, cả 2 doanh nghiệp này chiếm 62,5% lượng cà phê mua tạm trữ. Nhưng, rất đáng tiếc, cả 2 doanh nghiệp không thể vay được tiền ngân hàng để mua tạm trữ, vì trước đó đã nợ ngân hàng quá nhiều.
Ông Lê Viết Phú, Phó chủ tịch UBND huyện Di Linh (Lâm Đồng) cho biết: “Hiện Thái Hòa còn nợ ngân hàng 57 tỷ đồng; Vinacafe nợ trên 150 tỷ đồng. Chính vì nợ quá hạn quá lớn nên họ không còn tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng”.
Tổng công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1) vừa mới thu nhận Tổng công ty muối vào thành chi nhánh muối trực thuộc, được giao nhiệm vụ mua tạm trữ 200.000 tấn muối. Do thiếu kinh nghiệm kinh doanh muối, nên khi lên phương án mua muối, Tổng công ty chỉ đạo các đơn vị mua muối đảm bảo diêm dân có lãi 30%, nhưng không xác đinh được giá thành sản xuất là bao nhiêu. Đã qua hơn 1 tháng mua muối tạm trữ, nhưng các tỉnh có sản lượng muối tồn kho lớn dọc duyên hải miền Trung, đặc biệt ở Nam Bộ đang gặp rất nhiều khó khăn...
Đối với mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa quy gạo, Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp mua lúa tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Theo ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch VFA, đến nay 48 doanh nghiệp đã mua được khoảng 216 ngàn tấn gạo, nhưng nông dân không có lãi mà còn bị lỗ. Vì vậy, đề nghị Chính phủ tăng giá mua lúa của nông dân từ 4.000 đồng/kg trở lên.
Theo ước tính của ngành nông nghiệp, vụ hè thu này Long An sản xuất được hơn 800 nghìn tấn lúa, nhưng chỉ tiêu mua tạm trữ chỉ có 45 nghìn tấn gạo (tương đương 90 nghìn tấn lúa), dư thừa hơn 55 nghìn tấn gạo không tiêu thụ được, trong khi đó, các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo của tỉnh đang còn tồn kho hơn 100 nghìn tấn gạo, vụ đông xuân vừa rồi nhà nông vẫn còn tồn trữ khoảng 60 nghìn tấn lúa.
Vì sao nên nỗi?
Niên vụ cà phê thường được bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 9 năm sau, nhưng mùa thu hoạch chỉ tập trung từ tháng 11 năm trước tới tháng 2, tháng 3 năm sau. Nông dân ở đâu cũng vậy, họ phải “vay trước trả sau”, thu hoạch xong phải bán để trang trải nợ nần, chi tiêu cho cuộc sống, đầu tư cho vụ sau...
Vậy nhưng chính sách mua tạm trữ cà phê ban hành vào giữa tháng 4, mặc dù giá thấp nhưng nông dân đã phải bán gần hết. Và trong lúc các doanh nghiệp trong nước đang loay hoay với việc vay vốn để mua tạm trữ, thì các doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào mua sạch với giá rẻ. Vì vậy, mục tiêu mua tạm trữ để hỗ trợ giá cà phê trên thị trường không còn nhiều tác dụng.
Câu hỏi được đặt ra là khắc phục bằng cách nào? Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, phải xem lại công tác dự báo thị trường, cung - cầu trong và ngoài nước. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Song chính ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA cũng phải thừa nhận khâu dự báo quá kém.
Cuối năm 2009, VFA dự báo năm 2010 sẽ là “năm vàng” cho xuất khẩu gạo, do ấn Độ và nhiều nước mất mùa nên nhu cầu lương thực tăng cao. Thực tế hoàn toàn ngược lại, nhiều nước được mùa lớn. Đặc biệt, ấn độ vốn được dự báo nhập khẩu gạo, giờ quay lại xuất khẩu gạo, tháng 7 vừa qua đã ký hàng loạt hợp đồng xuất khẩu gạo với Iraq, Bangladesh những thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng của Việt Nam.
Mới đây, Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) dự báo: sản lượng gạo toàn thế giới sẽ đạt khoảng 450 triệu tấn trong năm 2010; đó là chưa kể gạo tồn kho, dự kiến lên tới 123,5 triệu tấn. Như vậy, nhu cầu gạo thế giới từ nay đến cuối năm giảm dần. Xuất khẩu gạo Việt Nam gặp khó, mua tam trữ đã chậm càng chậm. Do đó, cơ quan tham mưu cho Chính phủ cần dự báo tốt thị trường, chính sách mua tạm trữ được ban hành kịp thời, đúng lúc thì sẽ tránh được tình trạng bị động như thời gian vừa qua.
Sau 3 tháng thực hiện, hiện cà phê đã mua được khoảng gần 20% kế hoạch, muối và gạo đang tiếp tục mua tạm trữ. Nhìn chung, diêm dân, nông dân lỗ nặng vì giá muối và giá lúa đều dưới giá thành sản xuất.
Cụ thể, giá cà phê khi có quyết định mua tạm trữ ở mức 20.000 đồng/kg, thấp nhất trong vòng 4 năm qua; muối 200-300 đồng/kg, lúa 3.000 - 3.200 đồng/kg.
Bị động và lúng túng
Trước hết, khó khăn thuộc về các doanh nghiệp thực thi. Điển hình là mua tạm trữ cà phê, Vinacafe được chỉ định mua nhiều nhất: 90.000 tấn; tiếp đến công ty cổ phần cà phê Thái Hòa 35.000 tấn. Tính ra, cả 2 doanh nghiệp này chiếm 62,5% lượng cà phê mua tạm trữ. Nhưng, rất đáng tiếc, cả 2 doanh nghiệp không thể vay được tiền ngân hàng để mua tạm trữ, vì trước đó đã nợ ngân hàng quá nhiều.
Ông Lê Viết Phú, Phó chủ tịch UBND huyện Di Linh (Lâm Đồng) cho biết: “Hiện Thái Hòa còn nợ ngân hàng 57 tỷ đồng; Vinacafe nợ trên 150 tỷ đồng. Chính vì nợ quá hạn quá lớn nên họ không còn tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng”.
Tổng công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1) vừa mới thu nhận Tổng công ty muối vào thành chi nhánh muối trực thuộc, được giao nhiệm vụ mua tạm trữ 200.000 tấn muối. Do thiếu kinh nghiệm kinh doanh muối, nên khi lên phương án mua muối, Tổng công ty chỉ đạo các đơn vị mua muối đảm bảo diêm dân có lãi 30%, nhưng không xác đinh được giá thành sản xuất là bao nhiêu. Đã qua hơn 1 tháng mua muối tạm trữ, nhưng các tỉnh có sản lượng muối tồn kho lớn dọc duyên hải miền Trung, đặc biệt ở Nam Bộ đang gặp rất nhiều khó khăn...
Đối với mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa quy gạo, Chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp mua lúa tạm trữ theo cơ chế thị trường, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh. Theo ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch VFA, đến nay 48 doanh nghiệp đã mua được khoảng 216 ngàn tấn gạo, nhưng nông dân không có lãi mà còn bị lỗ. Vì vậy, đề nghị Chính phủ tăng giá mua lúa của nông dân từ 4.000 đồng/kg trở lên.
Theo ước tính của ngành nông nghiệp, vụ hè thu này Long An sản xuất được hơn 800 nghìn tấn lúa, nhưng chỉ tiêu mua tạm trữ chỉ có 45 nghìn tấn gạo (tương đương 90 nghìn tấn lúa), dư thừa hơn 55 nghìn tấn gạo không tiêu thụ được, trong khi đó, các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo của tỉnh đang còn tồn kho hơn 100 nghìn tấn gạo, vụ đông xuân vừa rồi nhà nông vẫn còn tồn trữ khoảng 60 nghìn tấn lúa.
Vì sao nên nỗi?
Niên vụ cà phê thường được bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 9 năm sau, nhưng mùa thu hoạch chỉ tập trung từ tháng 11 năm trước tới tháng 2, tháng 3 năm sau. Nông dân ở đâu cũng vậy, họ phải “vay trước trả sau”, thu hoạch xong phải bán để trang trải nợ nần, chi tiêu cho cuộc sống, đầu tư cho vụ sau...
Vậy nhưng chính sách mua tạm trữ cà phê ban hành vào giữa tháng 4, mặc dù giá thấp nhưng nông dân đã phải bán gần hết. Và trong lúc các doanh nghiệp trong nước đang loay hoay với việc vay vốn để mua tạm trữ, thì các doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào mua sạch với giá rẻ. Vì vậy, mục tiêu mua tạm trữ để hỗ trợ giá cà phê trên thị trường không còn nhiều tác dụng.
Câu hỏi được đặt ra là khắc phục bằng cách nào? Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, phải xem lại công tác dự báo thị trường, cung - cầu trong và ngoài nước. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới. Song chính ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA cũng phải thừa nhận khâu dự báo quá kém.
Cuối năm 2009, VFA dự báo năm 2010 sẽ là “năm vàng” cho xuất khẩu gạo, do ấn Độ và nhiều nước mất mùa nên nhu cầu lương thực tăng cao. Thực tế hoàn toàn ngược lại, nhiều nước được mùa lớn. Đặc biệt, ấn độ vốn được dự báo nhập khẩu gạo, giờ quay lại xuất khẩu gạo, tháng 7 vừa qua đã ký hàng loạt hợp đồng xuất khẩu gạo với Iraq, Bangladesh những thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng của Việt Nam.
Mới đây, Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) dự báo: sản lượng gạo toàn thế giới sẽ đạt khoảng 450 triệu tấn trong năm 2010; đó là chưa kể gạo tồn kho, dự kiến lên tới 123,5 triệu tấn. Như vậy, nhu cầu gạo thế giới từ nay đến cuối năm giảm dần. Xuất khẩu gạo Việt Nam gặp khó, mua tam trữ đã chậm càng chậm. Do đó, cơ quan tham mưu cho Chính phủ cần dự báo tốt thị trường, chính sách mua tạm trữ được ban hành kịp thời, đúng lúc thì sẽ tránh được tình trạng bị động như thời gian vừa qua.