Tân Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nói về biển Đông
Ngay sau khi được Quốc hội phê chuẩn, tân Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã có cuộc trao đổi với báo chí
“Chủ quyền luôn là một vấn đề thiêng liêng của đất nước, là một trong
những mục tiêu của công tác đối ngoại của chúng ta”, tân Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trao đổi với các nhà báo bên hành lang Quốc hội sáng 13/11, ngay sau khi ông được Quốc hội phê chuẩn vào cương vị mới.
Trước đó, sau khi “cảm ơn tất cả các bạn phóng viên báo chí đã có lời chúc mừng tôi khi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó thủ tướng”, ông Phạm Bình Minh cũng bày tỏ: “Đây là trách nhiệm rất mới, vừa là vinh dự được Đảng, Nhà nước, Quốc hội tin cậy giao phó”.
Ông đã có dự định gì trong chương trình hành động trên cương vị mới, thưa Phó thủ tướng?
Tôi được bổ nhiệm để giúp Thủ tướng trong việc theo dõi chỉ đạo công tác đối ngoại cũng như hợp tác quốc tế của Việt Nam. Công việc đối ngoại là triển khai đường lối của Đại hội Đảng lần thứ 11, tích cực phát triển, xây dựng các khuôn khổ quan hệ của Việt Nam với các nước, đưa các mối quan hệ vào chiều sâu, hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển của các nước, duy trì ổn định, hòa bình để phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của chúng ta đến năm 2020 cơ bản thành nước hiện đại.
Công việc trong thời gian tới chắc chắn sẽ rất nhiều, đòi hỏi cao để đưa vị thế của chúng ta tăng lên trên trường quốc tế cũng như đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Công việc ở cương vị một Phó thủ tướng hẳn sẽ khác với cương vị một Bộ trưởng, thưa ông?
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cũng như các bộ trưởng thành viên của Chính phủ là người lãnh đạo một lĩnh vực, bộ ngành. Còn cương vị Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là giúp Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Trong bối cảnh biển Đông vẫn đang có nhiều căng thẳng, ở trọng trách mới, ông sẽ quan tâm đến vấn đề này như thế nào?
Chủ quyền luôn là một vấn đề thiêng liêng của đất nước, là một trong những mục tiêu của công tác đối ngoại của chúng ta. Ngoại giao đóng góp vào vấn đề bảo vệ chủ quyền, đó là duy trì môi trường hòa bình, ổn định trên thế giới, để đảm bảo việc chủ quyền được trọn vẹn.
Trên biển Đông thì chúng ta có chủ quyền và quyền chủ quyền. Quyền chủ quyền với thềm lục địa. Công tác ngoại giao phải làm sao để duy trì được môi trường ổn định ở biển Đông.
Hiện nay, ở khu vực biển Đông, chúng ta đang cùng các nước ASEAN thực hiện các tuyên bố DOC và cùng Trung Quốc xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Điều đó là để duy trì sự ổn định ở biển đông cũng như bảo vệ quyền chủ quyền của chúng ta với thềm lục địa.
Vậy tiến triển của việc này như thế nào, xin ông cho biết?
Nói về biển Đông trong ASEAN phải quay lại lịch sử từ 2002, khi các nước ASEAN và Trung Quốc ký tuyên bố về nguyên tắc ứng xử chung trên biển Đông, liên quan đến chủ quyền trên khu vực duy trì hiện trạng và đảm bảo thực hiện các tuyên bố này. Nhưng các tuyên bố thì không có tính chất ràng buộc. Vì vậy ASEAN và Trung Quốc hiện đang tiếp tục tham vấn đề xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông.
Trên thực tế, khi Việt Nam làm điều phối viên của ASEAN và Trung Quốc từ 2009 - 1012, chúng ta đã cùng các nước ASEAN xây dựng các thành tố của bộ quy tắc ứng xử này và được các nước ASEAN thống nhất. Năm 2013, Trung Quốc đã đồng ý cùng các nước ASEAN tiến hành tham vấn. Tuy nhiên từ tham vấn sang thương lượng và đi đến ký kết còn là cả quá trình.
Trước đó, sau khi “cảm ơn tất cả các bạn phóng viên báo chí đã có lời chúc mừng tôi khi được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Phó thủ tướng”, ông Phạm Bình Minh cũng bày tỏ: “Đây là trách nhiệm rất mới, vừa là vinh dự được Đảng, Nhà nước, Quốc hội tin cậy giao phó”.
Ông đã có dự định gì trong chương trình hành động trên cương vị mới, thưa Phó thủ tướng?
Tôi được bổ nhiệm để giúp Thủ tướng trong việc theo dõi chỉ đạo công tác đối ngoại cũng như hợp tác quốc tế của Việt Nam. Công việc đối ngoại là triển khai đường lối của Đại hội Đảng lần thứ 11, tích cực phát triển, xây dựng các khuôn khổ quan hệ của Việt Nam với các nước, đưa các mối quan hệ vào chiều sâu, hiệu quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển của các nước, duy trì ổn định, hòa bình để phát triển kinh tế, thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của chúng ta đến năm 2020 cơ bản thành nước hiện đại.
Công việc trong thời gian tới chắc chắn sẽ rất nhiều, đòi hỏi cao để đưa vị thế của chúng ta tăng lên trên trường quốc tế cũng như đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Công việc ở cương vị một Phó thủ tướng hẳn sẽ khác với cương vị một Bộ trưởng, thưa ông?
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cũng như các bộ trưởng thành viên của Chính phủ là người lãnh đạo một lĩnh vực, bộ ngành. Còn cương vị Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ Ngoại giao là giúp Thủ tướng theo dõi và chỉ đạo công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.
Trong bối cảnh biển Đông vẫn đang có nhiều căng thẳng, ở trọng trách mới, ông sẽ quan tâm đến vấn đề này như thế nào?
Chủ quyền luôn là một vấn đề thiêng liêng của đất nước, là một trong những mục tiêu của công tác đối ngoại của chúng ta. Ngoại giao đóng góp vào vấn đề bảo vệ chủ quyền, đó là duy trì môi trường hòa bình, ổn định trên thế giới, để đảm bảo việc chủ quyền được trọn vẹn.
Trên biển Đông thì chúng ta có chủ quyền và quyền chủ quyền. Quyền chủ quyền với thềm lục địa. Công tác ngoại giao phải làm sao để duy trì được môi trường ổn định ở biển Đông.
Hiện nay, ở khu vực biển Đông, chúng ta đang cùng các nước ASEAN thực hiện các tuyên bố DOC và cùng Trung Quốc xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Điều đó là để duy trì sự ổn định ở biển đông cũng như bảo vệ quyền chủ quyền của chúng ta với thềm lục địa.
Vậy tiến triển của việc này như thế nào, xin ông cho biết?
Nói về biển Đông trong ASEAN phải quay lại lịch sử từ 2002, khi các nước ASEAN và Trung Quốc ký tuyên bố về nguyên tắc ứng xử chung trên biển Đông, liên quan đến chủ quyền trên khu vực duy trì hiện trạng và đảm bảo thực hiện các tuyên bố này. Nhưng các tuyên bố thì không có tính chất ràng buộc. Vì vậy ASEAN và Trung Quốc hiện đang tiếp tục tham vấn đề xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông.
Trên thực tế, khi Việt Nam làm điều phối viên của ASEAN và Trung Quốc từ 2009 - 1012, chúng ta đã cùng các nước ASEAN xây dựng các thành tố của bộ quy tắc ứng xử này và được các nước ASEAN thống nhất. Năm 2013, Trung Quốc đã đồng ý cùng các nước ASEAN tiến hành tham vấn. Tuy nhiên từ tham vấn sang thương lượng và đi đến ký kết còn là cả quá trình.