Tân Sơn Nhất “thiếu đường lăn, sân đỗ, nhà ga”
Với hai đường băng hiện hữu, Tân Sơn Nhất vẫn hoàn toàn có thể đáp ứng công suất 50 triệu hành khách
Với hai đường băng hiện hữu, sân bay Tân Sơn
Nhất vẫn hoàn toàn có thể đáp ứng công suất 50 triệu hành khách. Vấn đề hiện tại là thiếu
đường lăn, sân đỗ, nhà ga.
Quan điểm này được lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh chiều 10/7, trong buổi làm việc với UBND Tp.HCM nhằm giải quyết các kiến nghị của thành phố về hạ tầng giao thông trên địa bàn.
Cần đường vành đai, cao tốc, đường sắt, sân bay
Tại đây, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM Bùi Xuân Cường cho biết, hiện quỹ đất dành cho giao thông trên địa bàn thành phố còn thấp, tính đến hết 2016, tổng chiều dài các tuyến đường khoảng 4.155 km, đạt mật độ 1,98 km/km2; diện tích đất dành cho giao thông khoảng 7.841 ha, trong khi theo quy hoạch là 22.305 ha.
Về tình hình đầu tư hạ tầng giao thông, đối với lĩnh vực đường bộ, hiện đã đầu tư 3 tuyến là Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Tp.HCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành (qua huyện Cần Giờ); 3 tuyến còn lại gồm Biên Hòa - Vũng Tàu (nối tuyến Bến Lức - Long Thành), Tp.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và Tp.HCM - Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) chưa có chủ trương đầu tư.
Đối với các tuyến đường vành đai, theo quy hoạch, Tp.HCM có 3 tuyến là vành đai 2, 3 và 4, với tổng chiều dài khoảng 351 km; nhưng hiện nay tuyến đường vành đai 2 với chiều dài khoảng 64 km, quy mô 6 - 10 làn xe chưa khép kín; còn các đường vành đai 3 và 4 đang được Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu đầu tư.
Về đường sắt đô thị, theo quy hoạch, thành phố có 8 tuyến với tổng chiều dài là 172,6 km. Hiện nay, tuyến đường sắt đô thị số 1 và 2 đã có nhà tài trợ và đang triển khai thi công. Dự án tuyến đường sắt đô thị số 5, giai đoạn 1 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn) đang trong giai đoạn trình chủ trương đầu tư.
Các tuyến còn lại (tuyến metro số 5 giai đoạn 2, tuyến 3a, 3b, 4, 6, 2 tuyến monorail) đã bàn giao dự án cho địa phương quản lý quy hoạch và làm cơ sở xúc tiến kêu gọi đầu tư hoặc đăng ký danh mục vay vốn ODA của Chính phủ.
Trước tình hình này, Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Phong bày tỏ mong muốn Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường vành đai số 3 và 4, các tuyến đường cao tốc kết nối thành phố với các tỉnh, thành trong vùng.
Đồng thời, nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt Tp.HCM - Cần Thơ, giải quyết tình trạng quá tải cho sân bay Tân Sơn Nhất, ủng hộ thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tuyến đường sắt đô thị.
Xây đường trên cao nối với Tân Sơn Nhất?
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, vấn đề nan giải nhất đối với giao thông Tp.HCM vẫn là đường bộ và hàng không.
Đối với hàng không, trước mắt và lâu dài là phải xử lý tình trạng quá tải cho sân bay Tân Sơn Nhất; trong đó vừa kết hợp việc mở rộng và nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất hiện hữu, đồng thời triển khai xây dựng sân bay quốc tế Long Thành.
Cũng tại buổi làm việc, đề cập đến sân bay Tân Sơn Nhất, ông Phong nhấn mạnh, nhiều ý kiến từ các nhà khoa học cho rằng thực trạng hiện nay là thiếu sân đỗ, nhà ga, chứ mở rộng thêm đường băng số 3 chưa chắc giải quyết được vấn đề.
Dự kiến đến cuối năm 2017, sản lượng hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 36 triệu lượt.
Theo Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, đã đến lúc phải “giải cứu” sân bay Tân Sơn Nhất, trong bối cảnh tới cuối năm 2017, lượng hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất sẽ vào khoảng 36 triệu lượt. Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang tính toán giải pháp nâng công suất của sân bay lên 43 - 45 triệu lượt khách/năm.
Ông nói, với hai đường băng hiện hữu, Tân Sơn Nhất vẫn hoàn toàn có thể đáp ứng công suất 50 triệu hành khách. Vấn đề là thiếu đường lăn, sân đỗ, nhà ga.
Theo Bộ trưởng, cùng với việc tập trung đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành để đến năm 2025 đưa vào khai thác một phần với công suất 25 triệu lượt hành khách, nhằm chia tải cho sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ cũng đang nghiên cứu để cùng Tp.HCM xây dựng hệ thống đường trên cao kết nối với sân bay này, giảm áp lực giao thông.
Quan điểm này được lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh chiều 10/7, trong buổi làm việc với UBND Tp.HCM nhằm giải quyết các kiến nghị của thành phố về hạ tầng giao thông trên địa bàn.
Cần đường vành đai, cao tốc, đường sắt, sân bay
Tại đây, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM Bùi Xuân Cường cho biết, hiện quỹ đất dành cho giao thông trên địa bàn thành phố còn thấp, tính đến hết 2016, tổng chiều dài các tuyến đường khoảng 4.155 km, đạt mật độ 1,98 km/km2; diện tích đất dành cho giao thông khoảng 7.841 ha, trong khi theo quy hoạch là 22.305 ha.
Về tình hình đầu tư hạ tầng giao thông, đối với lĩnh vực đường bộ, hiện đã đầu tư 3 tuyến là Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Tp.HCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành (qua huyện Cần Giờ); 3 tuyến còn lại gồm Biên Hòa - Vũng Tàu (nối tuyến Bến Lức - Long Thành), Tp.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành và Tp.HCM - Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) chưa có chủ trương đầu tư.
Đối với các tuyến đường vành đai, theo quy hoạch, Tp.HCM có 3 tuyến là vành đai 2, 3 và 4, với tổng chiều dài khoảng 351 km; nhưng hiện nay tuyến đường vành đai 2 với chiều dài khoảng 64 km, quy mô 6 - 10 làn xe chưa khép kín; còn các đường vành đai 3 và 4 đang được Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu đầu tư.
Về đường sắt đô thị, theo quy hoạch, thành phố có 8 tuyến với tổng chiều dài là 172,6 km. Hiện nay, tuyến đường sắt đô thị số 1 và 2 đã có nhà tài trợ và đang triển khai thi công. Dự án tuyến đường sắt đô thị số 5, giai đoạn 1 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn) đang trong giai đoạn trình chủ trương đầu tư.
Các tuyến còn lại (tuyến metro số 5 giai đoạn 2, tuyến 3a, 3b, 4, 6, 2 tuyến monorail) đã bàn giao dự án cho địa phương quản lý quy hoạch và làm cơ sở xúc tiến kêu gọi đầu tư hoặc đăng ký danh mục vay vốn ODA của Chính phủ.
Trước tình hình này, Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Phong bày tỏ mong muốn Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh tiến độ xây dựng các tuyến đường vành đai số 3 và 4, các tuyến đường cao tốc kết nối thành phố với các tỉnh, thành trong vùng.
Đồng thời, nghiên cứu triển khai tuyến đường sắt Tp.HCM - Cần Thơ, giải quyết tình trạng quá tải cho sân bay Tân Sơn Nhất, ủng hộ thành phố đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tuyến đường sắt đô thị.
Xây đường trên cao nối với Tân Sơn Nhất?
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho rằng, vấn đề nan giải nhất đối với giao thông Tp.HCM vẫn là đường bộ và hàng không.
Đối với hàng không, trước mắt và lâu dài là phải xử lý tình trạng quá tải cho sân bay Tân Sơn Nhất; trong đó vừa kết hợp việc mở rộng và nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất hiện hữu, đồng thời triển khai xây dựng sân bay quốc tế Long Thành.
Cũng tại buổi làm việc, đề cập đến sân bay Tân Sơn Nhất, ông Phong nhấn mạnh, nhiều ý kiến từ các nhà khoa học cho rằng thực trạng hiện nay là thiếu sân đỗ, nhà ga, chứ mở rộng thêm đường băng số 3 chưa chắc giải quyết được vấn đề.
Dự kiến đến cuối năm 2017, sản lượng hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 36 triệu lượt.
Theo Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa, đã đến lúc phải “giải cứu” sân bay Tân Sơn Nhất, trong bối cảnh tới cuối năm 2017, lượng hành khách qua sân bay Tân Sơn Nhất sẽ vào khoảng 36 triệu lượt. Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang tính toán giải pháp nâng công suất của sân bay lên 43 - 45 triệu lượt khách/năm.
Ông nói, với hai đường băng hiện hữu, Tân Sơn Nhất vẫn hoàn toàn có thể đáp ứng công suất 50 triệu hành khách. Vấn đề là thiếu đường lăn, sân đỗ, nhà ga.
Theo Bộ trưởng, cùng với việc tập trung đầu tư xây dựng sân bay quốc tế Long Thành để đến năm 2025 đưa vào khai thác một phần với công suất 25 triệu lượt hành khách, nhằm chia tải cho sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ cũng đang nghiên cứu để cùng Tp.HCM xây dựng hệ thống đường trên cao kết nối với sân bay này, giảm áp lực giao thông.