Tân Tổng thống Nga ưu tiên phát triển kinh tế
Vấn đề được dư luận quan tâm nhiều nhất hiện nay là khi trở thành Tổng thống, liệu ông Medvedev có bước ra khỏi cái bóng của ông Putin?
Tính đến trưa 3/3 (giờ Hà Nội), ông Dmitry Medvedev đã giành 70,2% trong số hơn 97% số phiếu đã kiểm, chắc chắn trở thành Tổng thống Nga, thay ông Putin vào ngày 7/5 tới.
Vấn đề được dư luận quan tâm nhiều nhất hiện nay là khi trở thành Tổng thống, liệu ông Medvedev có bước ra khỏi cái bóng của ông Putin? Một số người cho rằng, trong nhiệm kỳ tới, có thể ông Putin vẫn là “trung tâm quyền lực” của nước Nga.
Không thay đổi chính sách của Putin
Tờ Asia Times trích dẫn nhận định của các nhà phân tích cho rằng, nếu nghiên cứu kỹ 2.000 tuyên bố công khai của ông Medvedev có thể thấy ông sẽ đi theo con đường tự do hoá, hài hoà đời sống chính trị ở Nga. Đó không phải là chủ trương thay đổi những chính sách của ông Putin, mà là sự kế tiếp và phát triển.
“Không có hai, ba hoặc năm trung tâm quyền lực.Tổng thống là người lãnh đạo và có thể là người lãnh đạo duy nhất, theo Hiến pháp”, ông Medvedev gần đây đã phát biểu như vậy. Tuy nhiên, ông Medvedev sẽ cần phải dựa vào bộ máy hiện nay ở Kremlin để giữ chiếc ghế quyền lực sau khi chính thức trở thành Tổng thống Nga.
Ông Medvedev sinh năm 1965, tại St.Peterburg, xuất thân là một luật sư, theo ông Putin tới Moscow vào năm 1999. Mặc dù tương đối trẻ, song ông đã nhanh chóng gia tăng ảnh hưởng và sự nổi bật, giữ chức tham mưu phó của Kremlin. Năm 2000, ông Medvedev trở thành Chủ tịch tập đoàn năng lượng Gazprom. Trong những năm tiếp theo, ông Medvedev đã cải tổ công ty khí đốt này và ông Putin đã biến Gazprom thành một trong những vũ khí mạnh nhất của chính sách đối ngoại mới, quyết đoán.
Ông Medvedev đã sa thải giới lãnh đạo cũ và thắt chặt các biện pháp quản lý tài chính lỏng lẻo của công ty này. Lợi nhuận của Gazprom tăng từ 670 triệu USD trong năm 1998 lên 25 tỷ USD trong năm 2007. Với sức mạnh mới cả ở trong nước lẫn nước ngoài, Gazprom mau chóng trở thành một công cụ để ông Putin thúc đẩy một trong những ưu tiên của ông - kiểm soát truyền thông Nga.
Là một giáo sư luật, ông Medvedev được giao nhiệm vụ cải cách tư pháp và chỉ trong 4 năm, ông đã xoá bỏ hầu hết các quy định của địa phương mâu thuẫn với Hiến pháp Nga; thúc đẩy ra đời bộ luật hình sự mới và hệ thống thi hành án mới trên toàn quốc.
Ủng hộ giới doanh nhân, mềm mỏng về đối ngoại
Ông Medvedev phụ trách chiến dịch vận động tái tranh cử của ông Putin năm 2004 và làm tham mưu trưởng của tổng thống cho tới năm 2005, khi ông Putin cất nhắc ông làm Phó thủ tướng thứ nhất dưới quyền ông Fradkov. Ông Putin cũng giao cho ông Medvedev giám sát việc chi tiêu nguồn thu từ dầu khí cho các dự án cải thiện y tế, nhà ở và nông nghiệp...
Các doanh nghiệp lớn hy vọng ông Medvedev sẽ tự do hơn, thân phương Tây hơn, chấm dứt tình trạng tham nhũng và trao cho các doanh nghiệp nhiều quyền tự do hơn. Trong khi đó, giới quan sát cho rằng, ông Medvedev đã giữ lập trường tự do và ủng hộ giới doanh nhân trong suốt chiến dịch vận động tranh cử. Và khi trở thành Tổng thống, lập trường này sẽ không thay đổi.
Trong thời gian làm Phó thủ tướng thứ nhất, ông đã ưu tiên giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội trên cơ sở thị trường; kiến nghị cải tổ doanh nghiệp nhà nước để tăng tính cạnh tranh toàn cầu và thu hút đầu tư tư nhân... Ông đang đề xuất đổi mới doanh nghiệp nhà nước nhằm thu hút thêm 1.000 tỷ USD vốn đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém của Nga. Ông cũng muốn giới doanh nhân tham gia nhiều hơn vào việc hoạch định chính sách, bằng việc lập ra Hội đồng chuyên gia để hình thành các ý tưởng mới phục vụ các dự án ưu tiên quốc gia.
Về chính sách đối ngoại, ông Medvedev được đánh là người thực dụng. Ông luôn nhấn mạnh những lĩnh vực mà Nga và phương Tây nên hợp tác. Đồng thời tránh những ngôn từ chống phương Tây gay gắt của ông Putin. Thông điệp chính trước bầu cử của ông Medvedev chú trọng tới việc thúc đẩy nền kinh tế Nga, chứ không phải sử dụng sự trỗi dậy của Nga để gây sức ép với các nước khác.
Vấn đề được dư luận quan tâm nhiều nhất hiện nay là khi trở thành Tổng thống, liệu ông Medvedev có bước ra khỏi cái bóng của ông Putin? Một số người cho rằng, trong nhiệm kỳ tới, có thể ông Putin vẫn là “trung tâm quyền lực” của nước Nga.
Không thay đổi chính sách của Putin
Tờ Asia Times trích dẫn nhận định của các nhà phân tích cho rằng, nếu nghiên cứu kỹ 2.000 tuyên bố công khai của ông Medvedev có thể thấy ông sẽ đi theo con đường tự do hoá, hài hoà đời sống chính trị ở Nga. Đó không phải là chủ trương thay đổi những chính sách của ông Putin, mà là sự kế tiếp và phát triển.
“Không có hai, ba hoặc năm trung tâm quyền lực.Tổng thống là người lãnh đạo và có thể là người lãnh đạo duy nhất, theo Hiến pháp”, ông Medvedev gần đây đã phát biểu như vậy. Tuy nhiên, ông Medvedev sẽ cần phải dựa vào bộ máy hiện nay ở Kremlin để giữ chiếc ghế quyền lực sau khi chính thức trở thành Tổng thống Nga.
Ông Medvedev sinh năm 1965, tại St.Peterburg, xuất thân là một luật sư, theo ông Putin tới Moscow vào năm 1999. Mặc dù tương đối trẻ, song ông đã nhanh chóng gia tăng ảnh hưởng và sự nổi bật, giữ chức tham mưu phó của Kremlin. Năm 2000, ông Medvedev trở thành Chủ tịch tập đoàn năng lượng Gazprom. Trong những năm tiếp theo, ông Medvedev đã cải tổ công ty khí đốt này và ông Putin đã biến Gazprom thành một trong những vũ khí mạnh nhất của chính sách đối ngoại mới, quyết đoán.
Ông Medvedev đã sa thải giới lãnh đạo cũ và thắt chặt các biện pháp quản lý tài chính lỏng lẻo của công ty này. Lợi nhuận của Gazprom tăng từ 670 triệu USD trong năm 1998 lên 25 tỷ USD trong năm 2007. Với sức mạnh mới cả ở trong nước lẫn nước ngoài, Gazprom mau chóng trở thành một công cụ để ông Putin thúc đẩy một trong những ưu tiên của ông - kiểm soát truyền thông Nga.
Là một giáo sư luật, ông Medvedev được giao nhiệm vụ cải cách tư pháp và chỉ trong 4 năm, ông đã xoá bỏ hầu hết các quy định của địa phương mâu thuẫn với Hiến pháp Nga; thúc đẩy ra đời bộ luật hình sự mới và hệ thống thi hành án mới trên toàn quốc.
Ủng hộ giới doanh nhân, mềm mỏng về đối ngoại
Ông Medvedev phụ trách chiến dịch vận động tái tranh cử của ông Putin năm 2004 và làm tham mưu trưởng của tổng thống cho tới năm 2005, khi ông Putin cất nhắc ông làm Phó thủ tướng thứ nhất dưới quyền ông Fradkov. Ông Putin cũng giao cho ông Medvedev giám sát việc chi tiêu nguồn thu từ dầu khí cho các dự án cải thiện y tế, nhà ở và nông nghiệp...
Các doanh nghiệp lớn hy vọng ông Medvedev sẽ tự do hơn, thân phương Tây hơn, chấm dứt tình trạng tham nhũng và trao cho các doanh nghiệp nhiều quyền tự do hơn. Trong khi đó, giới quan sát cho rằng, ông Medvedev đã giữ lập trường tự do và ủng hộ giới doanh nhân trong suốt chiến dịch vận động tranh cử. Và khi trở thành Tổng thống, lập trường này sẽ không thay đổi.
Trong thời gian làm Phó thủ tướng thứ nhất, ông đã ưu tiên giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội trên cơ sở thị trường; kiến nghị cải tổ doanh nghiệp nhà nước để tăng tính cạnh tranh toàn cầu và thu hút đầu tư tư nhân... Ông đang đề xuất đổi mới doanh nghiệp nhà nước nhằm thu hút thêm 1.000 tỷ USD vốn đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém của Nga. Ông cũng muốn giới doanh nhân tham gia nhiều hơn vào việc hoạch định chính sách, bằng việc lập ra Hội đồng chuyên gia để hình thành các ý tưởng mới phục vụ các dự án ưu tiên quốc gia.
Về chính sách đối ngoại, ông Medvedev được đánh là người thực dụng. Ông luôn nhấn mạnh những lĩnh vực mà Nga và phương Tây nên hợp tác. Đồng thời tránh những ngôn từ chống phương Tây gay gắt của ông Putin. Thông điệp chính trước bầu cử của ông Medvedev chú trọng tới việc thúc đẩy nền kinh tế Nga, chứ không phải sử dụng sự trỗi dậy của Nga để gây sức ép với các nước khác.